Đại tướng Triều Tiên Kim Kyok-sik qua đời ở tuổi 77
Truyền thông Mỹ và Hàn Quốc dẫn nguồn tin của tờ Rodong Sinmun/Triều Tiên cho biết, Đại tướng Triều Tiên Kim Kyok-sik đã qua đời ngày 10-5-2015, hưởng thọ 77 tuổi.
Cố Đại tướng Kim Kyok-sik và cáo buộc liên quan đến 2 vụ tấn công Hàn Quốc
Tờ The New York Times của Mỹ ngày 11-5 dẫn lại nguồn tin của Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap cho biết, Đại tướng Triều Tiên Kim Kyok-sik – người được coi là chỉ huy hai vụ tấn công vào lực lượng vũ trang Hàn Quốc năm 2010, đã qua đời ngày 10-5-2015, hưởng thọ 77 tuổi.
Ông Kim là người bị Hàn Quốc cáo buộc chịu trách nhiệm chính trong vụ tấn công bằng ngư lôi vào tàu hộ tống Cheonan, khiến 46 thủy thủ Hàn Quốc thiệt mạng và vụ pháo kích vào hòn đảo tiền tiêu trên biên giới 2 nước là Yeonpyeong, giết chết 2 lính thủy đánh bộ và 2 thường dân Hàn Quốc.
Tuy nhiên, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã phủ nhận trách nhiệm về vụ chìm tàu Cheonan, đồng thời khẳng định, vụ pháo kích đảo Yeonpyeong chỉ nhằm đáp trả lại các cuộc tấn công khiêu khích trước của quân đội Hàn Quốc. Trong cáo phó của ông Kim cũng không đề cập đến hai sự kiện này.
Đại tướng Triều Tiên Kim Kyok-sik
Quan chức khác cũng bị Seoul cáo buộc có liên quan trong các vụ tấn công này là anh trai lãnh tụ Kim Yong-un – ông Kim Yong-chul, khi đó đang nắm giữ chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục Trinh sát của Triều Tiên, hiện được báo chí Hàn Quốc coi là đạo diễn giúp em trai các vụ thanh trừng nội bộ.
Sơ lược tiểu sử Đại tướng Kim Kyok-sik
Video đang HOT
Đại tướng Kim Kyok-sik là một trong những vị “nguyên lão công thần” hiếm hoi của Triều Tiên tiếp tục phục vụ trong quân đội nước này sau khi Đại tướng trẻ nhất trong lịch sử Kim Jong-Un lên nắm quyền thay cha vào năm 2012, sau khi đã phục vụ ông và cha của ông Kim Jong-Un là các vị lãnh đạo Kim Il Sung và Kim Jong Il.
Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong quân đội Triều Tiên, như Tư lệnh của Quân đoàn 4 của Triều Tiên, đứng đầu Bộ Tư lệnh Lực lượng vũ trang nhân dân và Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Triều Tiên, dưới thời 3 vị lãnh tụ Triều Tiên của gia tộc họ Kim.
Ông Kim được sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo và gia nhập quân đội năm 1957, khi mới 19 tuổi. Đến thập niên 80 của thế kỷ trước, ông đã được coi là một nhà lãnh đạo quân sự quan trọng và nhiều lần nhận huy chương từ 2 nhà lãnh đạo Kim Il Sung (Kim Nhật Thành) và Kim Jong Il (Kim Chính Nhật).
Yonhap dẫn nguồn tin của tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên cho biết, ông Kim qua đời vì suy hô hấp cấp tính. Hãng thông tấn Hàn Quốc cũng tiết lộ thêm là ông Kim chết sau một cuộc chiến kéo dài với bệnh ung thư phổi.
Bản đồ mô tả vụ pháo kích đảo Yeonpyeong (Màu đỏ do phía Triều Tiên bắn, màu xanh do phía Hàn Quốc đáp trả)
Trong khi đó nguồn tin của UPI cáo buộc rằng, Kim Dae Sik – người em trai ông Kim là người chịu trách nhiệm tổ chức tiến hành vụ đánh bom Rangoon (nguyên thủ đô của Myanmar) ngày 9-10-1983, nhằm ám sát Tổng thống Hàn Quốc lúc đó là ông Chun Doo-hwan, khi ông sang thăm nước này.
Vụ đánh bom đã giết chết 21 người và làm 46 người bị thương, trong đó có 14 quan chức Hàn Quốc. Rất may là Tổng thống Hàn Quốc Chun Doo-hwan đã bình yên vô sự, nếu không thì không thể biết trước được tình hình bán đảo Triều Tiên hiện nay đã ra sao. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Hàn Quốc Seo Seok-jun, Bộ trưởng Ngoại giao Lee Beom-seok, Bộ trưởng Bộ Thương mại Kim Dong-Hwi, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Suh Sang-Chul, Tổng tham Mưu Trưởng Ham Byeong-chun, Đại sứ Hàn Quốc tại Myanmar Lee Gye-cheol và 8 quan chức khác đã thiệt mạng.
Theo_An ninh thủ đô
Lý do nào khiến Hyon Yong-chol bỏ mạng dưới tay Kim Yong un?
Có 2 khả năng gây ra tình huống dẫn đến việc Đại tướng Hyon Yong-chol bị trừ khử, một là mưu đồ tạo phản lật đổ quyền lực của ông Kim Jong Un.
Đại tướng Hyon Yong-chol
Tờ Đa Chiều - một trong những tờ báo của cộng đồng người Hoa tại Mỹ, vốn nổi tiếng với việc hay cung cấp các thông tin thâm cung bí sử với độ chính xác khá cao về tình hình chính trị Trung Quốc vừa có bài bình luận dài trong đó đưa ra một số nhận định về vụ việc Kim Jong Un xử tử Bộ trưởng quốc phòng Hyon Yong-chol vào hôm 30/4 vừa qua.
Theo nhận định của bài báo, nhiều khả năng Đại tướng Hyon Yong-chol đã bị liệt vào tội phản quốc vafd dây mới là lý do chủ yếu khiến ông bỏ mạng chứ không phải biểu hiện "ngủ gật khi họp với Kim Jong Un" như một số báo nước ngoài, trong đó có tờ Yonhap của Hàn Quốc bình luận.
Có chăng việc ngủ gật cũng chỉ là một trong nhưng biểu hiện của sự phản bội giúp ông Kim Jong Un củng cố thêm cho quyết định trừng phạt của mình.
Theo bản tin tiếng Anh của tờ Đa Chiều được báo chí Đài Loan trích dẫn, nhiều khả năng Đại tướng Đại tướng Hyon Yong-chol bị phát hiện tổ chức cung cấp tình báo cho Trung Quốc hoặc âm mưu tạo phản nếu nhà lãnh đạo Kim Jong Un đi Moscow, Nga tham gia sự kiện diễu binh mừng Ngày chiến thắng.
Tình báo quốc gia Hàn Quốc cho rằng, bề ngoài Hyon Yong-chol tỏ vẻ phục tùng, nhưng bên trong lại làm ngược lại những điều nhà lãnh đạo Kim Jong-un mong muốn.
Đại tướng Hyon Yong-chol
Theo suy đoán của tờ Đa Chiều, có 2 khả năng gây ra tình huống dẫn đến việc Đại tướng Hyon Yong-chol bị trừ khử, một là mưu đồ tạo phản lật đổ quyền lực của ông Kim Jong Un.
Khả năng thứ hai là ông này và Kim Jong Un tối cao có bất đồng sâu sắc về con đường phát triển của đất nước. Theo nhận định của Đa Chiều, khả năng đầu tiên có thể xảy ra nhiều hơn vì Hyon Yong-chol được cho là người thân Bắc Kinh.
Tướng Hyon Yong-chol từng có nhiều năm công tác ở khu vực biên giới Trung Quốc - Triều Tiên đã chứng kiến sự phát triển của kinh tế Trung Quốc và muốn áp dụng nó vào Bắc Hàn. Sau khi về Bộ Quốc phòng, Hyon Yong-chol thường xuyên ca ngợi Bắc Kinh trong các cuộc họp và nói về cải cách kinh tế ở Trung Quốc cũng như xu hướng phát tiển của thế giới xung quanh.
Nói tóm lại, tướng Hyon Yong-chol chủ trương cải cách hoá Triều Tiên theo mô hình Trung Quốc, đi ngược chính sách quân sự làm trung tâm của Kim Jong-un mà cha và ông nội ông đã xây dựng và điều hành cho đến nay.
Đại tướng Hyon Yong-chol bị tử hình và thông tin đại chúng ở Hàn Quốc
Hơn nữa tướng Hyon Yong-chol là nhân vật quyền lực số 2 trong quân đội, chỉ sau mỗi Kim Jong Un. Vì vậy, khi nhận thấy có dấu hiệu tạo phản Kim Jong-un đã nhanh chóng ra tay diệt trừ nguy hiểm.
Trong vòng 4 năm ông Kim Jong-un lên nắm quyền chủ tịch, đã có hơn 70 quan chức cấp cao ở nước này bị xử tử. Giới quan sát cho rằng, thông qua các hoạt động thanh trừng này, Kim Jong Un muốn cảnh báo các quan chức cấp cao khác về lòng trung thành đối với chế độ, đường lối, chính sách và cá nhân lãnh đạo do gia đình ông tạo nên và duy trì cho đến này hôm nay.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
Xem xe thiết giáp Boomerang phi trên đường phố Moscow Theo một số nguồn tin, với động cơ 500 mã lực, xe thiết giáp Boomerang có thể đạt tốc độ tối đa tới 95km/h. Theo một số nguồn tin, với động cơ 500 mã lực, xe thiết giáp Boomerang có thể đạt tốc độ tối đa tới 95km/h. Xe thiết giáp Boomerang là một trong những phương tiện chiến đấu mới được Quân...