Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ chủ trì phiên họp của Ủy ban ASEAN
Ngày 7/1/2016, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh đã chủ trì phiên họp thường kỳ của Uỷ ban ASEAN tại Washington (ACW).
Đây là phiên họp đầu tiên trong nhiệm kỳ Việt Nam làm chủ tịch ACW (từ tháng 1 – tháng 4/2016). Tham dự phiên họp có Đại sứ, đại diện Đại sứ quán 10 nước ASEAN, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Russel, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Thứ nhất Scot Marciel, Quyền Phó Trợ lý Ngoại trưởng Colin Willett, Giám đốc Cao cấp khu vực châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Dan Kritenbrink, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Amy Searight.
Phiên họp của Uỷ ban ASEAN tại Washington.
Phiên họp nhấn mạnh bối cảnh đặc biệt của năm 2016, ngay sau sự ra đời của cộng đồng ASEAN, sự thiết lập quan hệ đối tác chiến lược ASEAN – Hoa Kỳ và trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh đặc biệt Hoa Kỳ – ASEAN dự kiến sẽ được tổ chức tại vào tháng 2/2016 tại Sunnylands, California, Hoa Kỳ.Tại phiên họp, các nước ASEAN cùng thảo luận về chương trình làm việc của Uỷ ban trong năm 2016, đồng thời chia sẻ với phía Hoa Kỳ về các biện pháp thúc đẩy hình ảnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN tại Hoa Kỳ và dự kiến những vấn đề cần ưu tiên tại Hội nghị Thượng đỉnh Sunnylands sắp tới.
Chia sẻ với ý kiến của Đại sứ Việt Nam, hai bên kiến nghị Hội nghị tập trung làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược ASEAN – Hoa Kỳ, ủng hộ cộng đồng ASEAN và vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực, trao đổi biện pháp tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực ưu tiên đã được xác định trong Tuyên bố Đối tác Chiến lược ASEAN – Hoa Kỳ, bao gồm liên kết kinh tế, an ninh, trong đó có an ninh biển, ứng phó với các thách thức xuyên quốc gia, giáo dục – đào tạo, giao lưu nhân dân.
Phát biểu tại phiên họp, Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Russel và Giám đốc Cao cấp khu vực châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Dan Kritenbrink đánh giá cao thành công của ASEAN trong năm 2015 với việc thành lập Cộng đồng ASEAN và thiết lập quan hệ đối tác chiến lược ASEAN – Hoa Kỳ; tin tưởng Hội nghị Cấp cao Sunnylands sắp tới sẽ là một sự kiện lịch sử, tạo động lực cho quan hệ Đối tác Chiến lược ASEAN – Hoa Kỳ; đồng thời thể hiện rõ tầm quan trọng của mối quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN đối với hai bên nói riêng và khu vực nói chung.
Video đang HOT
Đại diện các nước ASEAN và các quan chức Hoa Kỳ cũng đã trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm./.
PV Theo Bộ Ngoại giao
Theo_VOV
Tin tưởng quan hệ Việt Nam - Nhật Bản ngày càng phát triển sâu rộng
LTS - Tại hội thảo "Mối liên hệ giữa chặng đường 70 năm hậu chiến của Nhật Bản và quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam", do Học viện Ngoại giao phối hợp Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam vừa tổ chức mới đây, các học giả, nhà nghiên cứu hai nước đã đi sâu phân tích và làm rõ mối quan hệ gắn kết lâu đời giữa hai nước, cũng như cơ sở và tiềm năng thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản, qua đó góp phần thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số ý kiến của các học giả Nhật Bản.
GS Y.Hô-xoi-a, Đại học Cây-ô:
Việt Nam và Nhật Bản đều mong muốn đóng góp vào hòa bình, ổn định ở khu vực
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa có chuyến thăm rất thành công tới Nhật Bản hồi tháng 9 vừa qua. Ông đã được cả Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đón tiếp nồng hậu. Người Nhật Bản rất tôn trọng dân tộc Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, như trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do và giữ độc lập tự chủ. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, người dân rất thân thiện. Nhật Bản và Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng. Cả hai nước đều bị tàn phá trong chiến tranh và đều rất nỗ lực để xây dựng lại đất nước, làm cho đất nước thịnh vượng hơn.
Việt Nam hiện là một trong những đối tác quan trọng nhất của Nhật Bản ở khu vực, bên cạnh các đối tác quan trọng khác như Mỹ, Ô-xtrây-li-a và Ấn Độ. Các nhà lãnh đạo Việt Nam và Nhật Bản đã nhất trí thúc đẩy toàn diện và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước, sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác về kinh tế và an ninh phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Với việc Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được hình thành, Nhật Bản và Việt Nam càng có thêm nhiều cơ hội gia tăng hợp tác, đem lại nhiều lợi ích hơn cho mỗi nước. Hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản đều mong muốn đóng góp vào hòa bình, ổn định ở khu vực, vì thế, việc hai nước đẩy mạnh hợp tác cũng là để thúc đẩy giá trị chung này. Việc hai nước tiếp tục làm sâu sắc thêm sự hiểu biết lẫn nhau và tăng cường hợp tác ở các cấp độ là điều cần thiết, không những đóng góp cho công cuộc phát triển ở mỗi nước, mà còn góp phần bảo đảm hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực.
TS T.Hô-si-nô, Đại học Ô-xa-ca:
Hai nước nên tận dụng tốt nhất quan hệ đối tác chiến lược song phương
Thành phố Ô-xa-ca nơi tôi đang sinh sống là một thành phố cảng, lớn hàng đầu ở Nhật Bản, cách thủ đô Tô-ki-ô khoảng 500 km về phía tây. Cảng Ô-xa-ca là một trong năm cảng quốc tế chính tại Nhật Bản, một cửa ngõ hàng hải quan trọng.
Chuyến thăm lần đầu của tôi tới thành phố cổ Hội An tháng trước là một chuyến đi có tính khai sáng đối với tôi. Ở Hội An có một cây cầu có mái che, tuy nhỏ nhưng rất đẹp, được gọi là "Cầu Nhật Bản", do cộng đồng người Nhật Bản sống tại thành phố này vào khoảng cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17 xây dựng. Chuyện kể rằng, một thương gia ở TP Xai-ca của tỉnh Ô-xa-ca đã phát hiện một ngôi mộ của tổ tiên ông ở Hội An. Ngôi mộ này được các công dân ở Hội An gìn giữ và bảo vệ trong hơn 400 năm, thể hiện sự tôn trọng và ghi nhớ công lao của người này vì đã có công giúp người dân địa phương đào giếng sâu lấy nước ngọt để sinh hoạt, thay cho nước biển. Vì mối quan hệ này, TP Xai-ca hiện là nơi đặt Văn phòng Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật Bản, là cơ quan đại diện quan trọng của Chính phủ Việt Nam ở phía tây Nhật Bản. Đó là một minh chứng của mối quan hệ lâu dài giữa Ô-xa-ca và Hội An, được kết nối bằng đường biển.
Ngày nay, Nhật Bản và Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á. Hai nước nên tận dụng tốt nhất quan hệ đối tác chiến lược song phương này ứng phó các bối cảnh quốc tế của thế kỷ 21 hiện nay, khi mà đời sống kinh tế - xã hội của chúng ta phụ thuộc lẫn nhau ở mức độ chưa từng có bởi các làn sóng toàn cầu kết nối các dân tộc, vượt ra ngoài biên giới quốc gia của họ.
GS T.Si-nô-đa, Đại học Tổng hợp Quốc tế Nhật Bản:
Nhật Bản thu được nhiều lợi ích khi làm sâu sắc quan hệ với ASEAN
Trong nhiệm kỳ thứ nhất (2006-2007), Thủ tướng Nhật Bản S.A-bê đã nâng quan hệ giữa Nhật Bản với Việt Nam từ đối tác bền vững hướng tới quan hệ đối tác chiến lược. Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong số các quốc gia ASEAN mà Thủ tướng A-bê chọn là điểm đến khi ông bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai, hồi tháng 1-2013. Điều đó thể hiện Thủ tướng A-bê coi trọng quan hệ với Việt Nam và khu vực ASEAN như thế nào. Trong nhiệm kỳ thứ hai này của Thủ tướng A-bê, hai nước đã nâng quan hệ song phương lên tầm cao mới, thành đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á, nhân chuyến thăm Nhật Bản tháng 3-2014 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Khuôn khổ mới này bao gồm nhiều lĩnh vực, từ chính trị, an ninh, kinh tế đến văn hóa, du lịch và phát triển nguồn nhân lực.
Trong bối cảnh môi trường quốc tế thay đổi đáng kể, Chính phủ Nhật Bản dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng A-bê đã tuyên bố Chiến lược an ninh quốc gia lần đầu vào tháng 12-2013. Nhằm tăng cường hợp tác an ninh vì hòa bình và ổn định trên thế giới, Nhật Bản đã coi Hàn Quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông - Nam Á (ASEAN), Ô-xtrây-li-a và Ấn Độ là những đối tác cùng chia sẻ những giá trị toàn cầu và lợi ích chiến lược, bên cạnh Hoa Kỳ. Các nước ASEAN nằm trong khu vực mấu chốt của Tuyến vận tải thương mại trên biển (SLOC) của Nhật Bản.
Hồng Hạnh (Thực hiện)
Theo_Báo Nhân Dân
Nhật Bản-Philippines tăng cường quan hệ đối tác chiến lược Tổng thống Benigno Aquino và Thủ tướng Shinzo Abe đã ký kết Tuyên bố Tokyo tăng cường quan hệ đối tác chiến lược Nhật Bản-Philippines. Ngày 4/6, Tổng thống Benigno Aquino và Thủ tướng Shinzo Abe đã ký kết Tuyên bố Tokyo tăng cường quan hệ đối tác chiến lược Nhật Bản - Philippines. Hai bên nhất trí bắt đầu các cuộc thương...