Đại sứ nghề làm “bác sĩ” cho máy móc: “Có nghề là có tất cả”
Nguyễn Đức Lợi từng đủ điểm vào Đại học Bách Khoa TPHCM, nhưng lại chọn học nghề vì niềm tin “có nghề là có tất cả”.
Đại sứ nghề tốt nghiệp, cầm tấm Huy chương Vàng kỳ thi Kỹ năng nghề ASEAN 2018, vào doanh nghiệp làm “bác sĩ” cho máy móc, nhận mức lương cao.
Đại sứ nghề Nguyễn Đức Lợi.
“Có nghề là có tất cả”
Đại sứ nghề Nguyễn Đức Lợi sinh năm 1997 tại quận 11, TPHCM. Chàng trai Sài thành tốt nghiệp ngành Bảo trì cơ khí, Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương, cầm tấm bằng loại Giỏi.
Ngược thời gian trở về 6 năm trước, Đức Lợi tốt nghiệp Kỳ thi THPT Quốc gia 2015 với số điểm cao. Lợi thừa sức để chọn học một ngành của Trường Đại học Bách khoa TPHCM, như ước ao của bao học sinh cùng lứa.
Nhưng sau nhiều đêm suy nghĩ, cậu quyết định chọn học nghề với niềm tin “có nghề là có tất cả”. Điểm đến của Lợi là Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương – ngôi trường nổi tiếng về đào tạo nghề tại TPHCM. Cậu chọn học nghề Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí – Bảo trì máy CNC – Khoa Bảo trì cơ khí.
“Sau khi tìm hiểu thông tin trên mạng, hỏi anh chị, bạn bè, mình thấy đây là nghề mới, trường Trung cấp nghề Hùng Vương là ngôi trường đầu tiên đào tạo nghề này, cũng là nghề trọng điểm cấp quốc tế.
Lúc đó mình chọn học nghề vì mình nghĩ đây là con đường ngắn nhất để thành công. Có nghề thì vừa làm nghề mình yêu thích, vừa có thể học tiếp bậc cao hơn. Đến bây giờ, mình thấy lựa chọn này là đúng đắn. Đại học không phải con đường duy nhất”, Lợi cho biết.
Lợi đã làm cho nhiều bạn bè bất ngờ vì không chọn học Bách khoa. Ngày Lợi nhận giấy báo nhập học trường nghề, cậu cũng mở tiệc ăn mừng như bạn bè đỗ đại học. Bố mẹ Lợi làm nghề buôn bán, nên suy nghĩ cũng thoáng, luôn ủng hộ mọi quyết định của con trai.
“Học nghề nào, trường nào thì cũng là học mà. Học và làm nghề mình thích thì còn gì so sánh được”, Lợi chia sẻ.
Lợi nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ nhờ những thành tích xuất sắc trong các cuộc thi tay nghề (Ảnh: NVCC).
Video đang HOT
Lợi vốn là người đam mê kỹ thuật. Lợi thích làm “bác sĩ” phòng và chữa bệnh cho máy móc. Cậu bé Lợi ngày xưa là chuyên gia tháo ra, lắp vào, sửa chữa những đồ chơi, vật dụng kỹ thuật trong nhà.
Nên khi vào trường nghề, như cá gặp nước, Lợi nhanh chóng bắt nhịp với môi trường học tập, cậu đặt mục tiêu đến các kỳ thi tay nghề. Chưa bao giờ Lợi chểnh mảng học tập.
Lợi cho biết, phương pháp học và hành của cậu là “trăm hay không bằng tay quen”. Lợi tập trung tối đa trong các giờ học. Cố gắng để được thực hành nhiều nhất có thể, vì cơ sở vật chất của trường đáp ứng tốt, giống ngoài thực tế. Tiết thực hành là cơ hội tốt để nâng cao kỹ năng và kiểm tra sự tiến bộ. Lợi vận dụng những kinh nghiệm mà giảng viên truyền đạt vào thực hành.
Vừa học nghề, Lợi vừa tham gia vào đội tuyển thi tay nghề.
Lợi giành giải Nhất kỳ thi tay nghề TPHCM 2018, giải Nhất – HCV kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia 2018 với số điểm 100/100. Cũng trong năm đó, tại Thái Lan, Lợi nhận tấm HCV kỳ thi Kỹ năng nghề ASEAN 2018 với số điểm tuyệt đối (Ảnh: NVCC).
“Ngoài giờ học chính khóa, mình dành toàn bộ thời gian còn lại để luyện thi, cả ngày cuối tuần. Cảm giác được tranh tài ở cấp quốc gia, khu vực luôn mang lại cho mình niềm vui. Mình vừa hồi hợp, căng thẳng rồi vỡ òa trong hạnh phúc tự hào khi mang huy chương về cho Tổ quốc”, Lợi bày tỏ.
Đam mê “chữa bệnh” cho máy móc
Năm 2018, bước ra kỳ thi Kỹ năng nghề ASEAN 2018 với tấm HCV nghề Bảo trì máy CNC, Lợi được nhận ngay vào công ty TNHH máy công cụ ATC.
Công việc chính của Lợi là khảo sát, chẩn đoán, bảo trì, sửa chữa máy móc, thiết bị tự động, tiêu biểu là máy gia công tự động điều khiển số CNC. Bên cạnh đó, Lợi còn hỗ trợ, hướng dẫn các đồng nghiệp khác trong các hoạt động tại nơi làm việc.
Lợi ví von công việc này cũng như làm “bác sĩ” chữa bệnh và phòng bệnh cho máy móc. Lợi cho biết, anh nhận được mức lương không nhỏ, trong tương lai sẽ rất cao vì Bảo trì máy CNC là ngành nghề hot. Lợi là một trong số ít người có được vị trí công việc tốt như vậy dù mới ra trường vài năm.
Lợi tại kỳ thi Kỹ năng nghề ASEAN 2018 (Ảnh: NVCC).
“Mình cảm thấy mình may mắn khi có được một vị trí công việc, mức lương tốt so với mặt bằng chung, nhờ vốn kiến thức, kỹ năng, tác phong làm việc được tôi luyện từ giảng đường đến các cuộc thi”, Lợi nói.
Lợi luôn hoàn thành mọi công việc mà công ty giao phó. Mọi kiến thức, kỹ năng mà cậu được học tại trường nghề, những kinh nghiệm thu được từ các hội thi tay nghề đều được tận dụng, cùng bản tính siêng năng, ham học hỏi, dám nghĩ dám làm.
Dù có kỹ năng nghề tốt, nhưng cũng có những lần máy móc hư hỏng khiến Lợi phải mất nhiều công sức, vừa suy nghĩ giải pháp tối ưu để sửa chữa, vừa phối hợp tốt các với đồng nghiệp, các “sư phụ”.
Công việc bảo trì máy CNC hấp dẫn Lợi ở chỗ, cũng giống như con người chúng ta cần tới đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp để chăm sóc, chữa bệnh, thì máy móc, thiết bị cũng vậy. Trong quá trình hoạt động, Lợi được làm công việc của một “bác sĩ” bảo trì, chăm sóc máy móc để đảm bảo năng suất, chất lượng, kéo dài tuổi thọ.
“Trăm hay không bằng tay quen” là phương pháp học và hành nghề của Lợi (Ảnh: NVCC).
“Máy móc, thiết bị tự động CNC được xem là máy móc thiết bị hiện đại, đặc biệt trong nền công nghiệp 4.0. Vì vậy vai trò bảo trì, bảo dưỡng ngày càng được các công ty, doanh nghiệp quan tâm hơn. Đây là một trong những ngành nghề đang thiếu nhiều nhân lực, có nhu cầu rất lớn trong thời điểm hiện tại và tương lai. Đồng thời thuộc một trong bốn nhóm nghề công nghiệp trọng yếu của thành phố”, Lợi cho biết.
Bên cạnh đó, Lợi còn tham gia đào tạo cho các thí sinh tham dự các hội thi Kỹ năng nghề. Đây là cơ hội để Lợi thể hiện vai trò của một Đại sứ nghề, một người thành công đi trước.
Mỗi lần Lợi về lại trường, các em sinh viên lớp dưới vui mừng chào đón. Nhìn tấm gương anh Lợi, nhiều học sinh cấp 3 tự tin chọn học nghề. Sinh viên hỏi Lợi những phương pháp học tập, kinh nghiệm thực hành. Người đàn anh kể cho các em nghe về những tình huống thực tế khi đi làm.
Trong những lời khuyên đó, ngoài việc phải giỏi nghề bằng cách tìm mọi cơ hội để được thực hành nhiều, Lợi còn nhấn mạnh với sinh viên những kỹ năng mềm như: Kỹ năng tiếp cận, phân tích, giải quyết vấn đề; kỹ năng thay đổi và thích ứng; ứng dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ; bảo vệ và sử dụng nguồn tài nguyên; tư duy, sáng tạo; kỹ năng lập kế hoạch.
“Đó là những kỹ năng không chỉ sinh viên đại học mà sinh viên trường nghề cũng phải có, nếu muốn thành công trong mọi nghề. Ra trường với tấm bằng loại Giỏi là tốt, nhưng đó không phải yếu tố quyết định khi mình hành nghề”, Đại sứ kỹ nghề Nguyễn Đức Lợi nói.
Cuộc thi Tin học MOSWC - Viettel: 12 năm nỗ lực nâng tầm nhân lực Việt
12 năm qua, dù đối mặt nhiều thách thức, nhưng cuộc thi "Vô địch Tin học văn phòng thế giới - Viettel" (MOSWC - Viettel) vẫn được đón chờ mỗi năm, là một trong những sân chơi về Tin học lớn nhất cho học sinh, sinh viên Việt Nam.
Vòng chung kết quốc gia cuộc thi "Vô địch Tin học văn phòng thế giới - Viettel 2021" (MOSWC - Viettel 2021) với màn tranh tài của 120 thí sinh xuất sắc trên toàn quốc vừa qua đã khép lại mùa giải thứ 12 tại Việt Nam.
Khát vọng lớn đằng sau cuộc thi MOSWC - Viettel
Vô địch Tin học văn phòng thế giới (Microsoft Office Specialist World Championship - MOSWC) là cuộc thi Tin học văn phòng lớn nhất trên thế giới với sự tham gia của gần 100 quốc gia mỗi năm. Cuộc thi có lịch sử 20 năm, là "sân chơi" Tin học uy tín tại: Mỹ, Anh, Nhật, Ấn Độ...
Ở Việt Nam, MOSWC - Viettel 2021 được đồng tổ chức bởi Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tổ chức giáo dục IIG Việt Nam cùng sự tài trợ đồng hành của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Là người tiên phong đưa cuộc thi MOSWC về Việt Nam từ năm 2010, ông Đoàn Hồng Nam - Chủ tịch Tổ chức giáo dục IIG Việt Nam chia sẻ: "Khát khao của Ban tổ chức là đưa chuẩn Tin học quốc tế MOS tới nhiều các em học sinh, sinh viên - lực lượng lao động tương lai của đất nước. Qua cuộc thi, chúng tôi mong muốn góp phần tăng sức cạnh tranh của nhân lực Việt, sánh vai với các quốc gia phát triển trong khu vực".
Hơn một thập kỷ qua, cuộc thi MOSWC - Viettel đã mang đến nhiều sự thay đổi tích cực cho các thế hệ trẻ tài năng Việt Nam. Ở 2 mùa giải đầu tiên tham dự vòng chung kết MOSWC thế giới ở Hoa Kỳ, Việt Nam chưa ghi được thành tích nổi bật. Thế nhưng, "cú lội ngược dòng" của đội tuyển Việt Nam với chiếc huy chương Vàng ở vòng chung kết thế giới năm 2012 (tổ chức ở Las Vegas, Mỹ) đã thay đổi vị thế của Việt Nam tại đấu trường Tin học quốc tế này. Từ đó đến nay, đội tuyển Việt Nam liên tục giành huy chương mỗi năm, giữ vững vị trí Top 10 đội tuyển có thành tích tốt nhất.
Trần Đình Vỹ đã giành tấm huy chương vàng đầu tiên (nội dung Microsoft Word) cho đội Việt Nam tại vòng chung kết thế giới MOSWC 2012
Ông Đoàn Hồng Nam đánh giá: "Với cuộc thi quy mô quốc tế, thu hút sự tham gia của nhiều "cường quốc" CNTT trên thế giới, thì vị trí Top 10 và bộ sưu tập 11 huy chương của đội tuyển Việt Nam tại MOSWC là một thành tích đáng tự hào. Cuộc thi này ngày càng khẳng định sức hút với người trẻ Việt Nam, đồng thời có tác động tích cực tới xu hướng đào tạo Tin học trong nhà trường. Điều này đã được thể hiện rõ nhất qua những con số rất ấn tượng của mùa thi MOSWC - Viettel thứ 12 ở Việt Nam".
Dù cuộc thi lần đầu tiên được tổ chức theo hình thức trực tuyển trong bối cảnh đại dịch Covid-19 phức tạp, nhưng vòng loại quốc gia cuộc thi MOSWC - Viettel 2021 đã thu hút tới gần 1.800 thí sinh, cao gấp đôi so với năm trước. Đại diện ban tổ chức cho biết, sau vòng loại, có tới 83% thí sinh tham gia dự thi đạt trên 700 điểm và được cấp chứng chỉ MOS do chính Tổng giám đốc Microsoft thế giới ký tên. "Điều bất ngờ là trong số 120 thí sinh lọt vào vòng chung kết, có tới 70 thí sinh thuộc cấp học THCS, THPT, chiếm tỉ trọng 58%", đại diện Ban tổ chức thông tin.
Đáng chú ý, 17/36 thí sinh thuộc cấp học phổ thông đạt điểm tuyệt đối 1000 điểm, trong đó có thí sinh chỉ mới 14 tuổi, cho thấy các em học sinh đã ý thức rèn luyện môn Tin học theo chuẩn quốc tế ngay từ sớm. Thành tích đó cũng cho thấy định hướng đào tạo bài bản bộ môn Tin học theo chuẩn quốc tế của các trường phổ thông hiện nay.
Chứng chỉ tin học MOS - "điều kiện cần" trong kỷ nguyên số
Cuộc thi MOSWC - Viettel đã góp phần thay đổi quan điểm đào tạo về Tin học ứng dụng trong nước, đồng tạo ra phong trào học kỹ năng Microsoft Office theo chuẩn quốc tế MOS ở các cấp: Đại học, Cao đẳng, THPT...
Ông Đoàn Hồng Nam cho hay, nhiều trường đại học lớn như: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Bách khoa TP.HCM... đã chọn chứng chỉ MOS là chuẩn đầu ra cho bộ môn Tin học. Bên cạnh đó, một số trường đại học, cao đẳng đã lựa chọn chứng chỉ MOS là điều kiện để tuyển thẳng hoặc ưu tiên xét tuyển đầu vào. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có văn bản công nhận chứng chỉ MOS được phép thay thế chứng chỉ nghề phổ thông.
Trên thế giới, MOS là công cụ đánh giá khả năng sử dụng các ứng dụng Tin học văn phòng, nhờ đó các nhà quản trị nhân sự cũng như các nhà tuyển dụng có thể đánh giá các ứng viên. Ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp lớn cũng đưa ra yêu cầu hoặc ưu tiên ứng viên có chứng chỉ quốc tế MOS, có trường hợp còn sẵn sàng chi trả mức đãi ngộ hấp dẫn với những ứng viên này.
Trong bối cảnh chuyển đổi số, cuộc thi MOSWC - Viettel càng khẳng định tầm quan trọng trong việc góp phần đặt nền móng kiến tạo kỹ năng CNTT cho thế hệ trẻ - nguồn nhân lực tương lai của đất nước.
Ông Bùi Quang Huy - Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chia sẻ: "Cả thế giới, trong đó có Việt Nam, đang đứng trước thách thức lớn, đòi hỏi phải thay đổi toàn diện để thích ứng và phát triển. Chúng ta quyết tâm thúc đẩy sức sáng tạo để thực hiện thành công chuyển đổi số quốc gia. Chính các bạn thanh niên, những thí sinh của cuộc thi sẽ là một phần quan trọng trong sự chuyển đổi có tính tất yếu đó".
Gỡ khó cho dạy và học trực tuyến Do ảnh hưởng dịch Covid-19, hơn 1,7 triệu học sinh (HS) tại TP Hồ Chí Minh phải học trực tuyến hơn một tháng nay. Tuy nhiên, việc dạy và học trực tuyến cũng mang lại nhiều khó khăn cho cả giáo viên, phụ huynh và HS. Giờ học trực tuyến của học sinh tiểu học tại TP Hồ Chí Minh.ảnh: Thế Anh Theo...