Đại sứ Anh khuyên du học sinh Việt Nam ‘vững vàng’
Đại sứ Anh Gareth Ward khuyên du học sinh vững vàng với lựa chọn của mình, không để Covid-19 thay đổi kế hoạch và trải nghiệm học tập.
Ngày 1/7, Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward viết bài chia sẻ gửi tới sinh viên, học sinh và phụ huynh ở Việt Nam có con em mong muốn du học ở Anh trong năm tới, nhưng vẫn băn khoăn về quyết định đi học trong bối cảnh Covid-19.
Đại sứ Gareth Ward trong sự kiện “Gặp gỡ Vương quốc Anh” vào cuối năm 2019. Ảnh: Mai Lâm.
Video đang HOT
Ông Gareth Ward cho biết kỳ tuyển sinh niên khóa 2020-2021 ở Anh đã bắt đầu và các trường đại học sẵn sàng đón sinh viên đến từ các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19, 97% đại học ở Vương quốc Anh sẽ cung cấp hình thức giảng dạy trực tiếp vào đầu năm học tới và 87% cung cấp cơ hội giao lưu trực tiếp cho sinh viên, bao gồm hoạt động thể thao, ngoài trời, phù hợp với quy định y tế của Chính phủ.
Chính phủ Anh đang kết hợp chặt chẽ với các trường đại học nhằm tạo sự linh động tối đa cho sinh viên quốc tế theo học từ mùa thu năm nay, áp dụng các biện pháp từ quy định về visa cho đến hình thức học tập, giảng dạy và đảm bảo an toàn cho sinh viên. Các trường cũng áp dụng dịch vụ hỗ trợ theo nhu cầu của sinh viên, gồm cả hỗ trợ về sức khỏe tâm lý.
“Các trường đại học đang thể hiện sự uyển chuyển, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu của từng sinh viên. Trong giai đoạn này khi việc đi lại còn gặp trở ngại, sinh viên có thể học tập từ xa và chỉ cần nộp hồ sơ xin visa khi có thể sang Anh học tập”, Đại sứ chia sẻ.
Cũng theo Đại sứ Gareth Ward, sinh viên quốc tế có mặt ở Anh trước 6/4/2021 sẽ được tham gia chương trình “Graduation Route” (Lộ trình sau tốt nghiệp), kể cả những em bắt đầu khóa học trực tuyến trước khi sang Anh học trực tiếp. Điều này nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội hưởng lợi từ kinh nghiệm làm việc tại Anh trong hai năm sau khi tốt nghiệp.
Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam hiện có khoảng 190.000 du học sinh, nhiều nhất là Mỹ 29.000. Anh là điểm đến du học của đông đảo học sinh Việt Nam với khoảng 12.000 người. Trong đại dịch, rất nhiều du học sinh Việt Nam ở Anh phải trở về nước. Số nhập học vào tháng 9/2020 cũng đang lo lắng bị trường hủy học bổng vì không thể sang Anh.
Giữ ngoại tệ cho đất nước
Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới khiến việc học tập của học sinh, sinh viên ở hầu hết các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề.
Ảnh minh họa/INT
Thống kê cho thấy có tới 190.000 du học sinh phải ngừng học, quay về Việt Nam từ tháng 3 và chưa biết khi nào mới tiếp tục học trở lại. Song song đó, nhiều học sinh tốt nghiệp THPT năm 2020 cũng phải thay đổi kế hoạch du học, thậm chí chọn học trong nước.
Trước xu hướng chuyển dịch từ du học nước ngoài sang học trong nước hậu Covid-19, các trường đại học, nhất các trường/chương trình quốc tế sớm có chiến lược thích ứng, thu hút phân khúc "khách hàng" này. Đại học RMIT Việt Nam là một trong những trường như vậy. Du học sinh trở về nước có thể chuyển đổi tín chỉ từ trường đang học ở nước ngoài để tiếp tục học tại RMIT Việt Nam và tốt nghiệp với tấm bằng do trường này cấp. Với lộ trình học này, sinh viên sẽ tiết kiệm đến 66% học phí và chi phí sinh hoạt mà vẫn nhận được bằng cấp có giá trị toàn cầu.
Tương tự Đại học RMIT, Đại học Broward tại Việt Nam trong thời gian gần đây cũng tiếp nhận hàng chục trường hợp là du học sinh trở về từ Mỹ, Australia, Canada, các nước châu Âu; một số là sinh viên quốc tế từ các nước có mong muốn theo học tại Việt Nam từ 1 - 2 học kỳ, trước khi quay lại và học tập tại Mỹ hoặc các quốc gia khác. Hệ thống tín chỉ, môn học tại Việt Nam của trường này cũng được triển khai tương đồng với chương trình của các trường đại học khác tại Mỹ, giúp sinh viên có thể dễ dàng chuyển tiếp các tín chỉ đã học sang hầu hết trường tại Mỹ.
Cũng đón đầu làn sóng dịch chuyển học tập, không chỉ các đại học quốc tế tại Việt Nam vào cuộc mà các trường ĐH công lập, tư thục quốc tế trong nước hoặc có chương trình du học tại chỗ/liên kết quốc tế/ chương trình dạy bằng tiếng Anh cũng kịp thời điều chỉnh chiến lược 'tiếp thị". Nếu như trước đây, nhiều trường đợi sau khi thí sinh "rớt" nguyện vọng 1 mới bắt đầu truyền thông mạnh các chương trình quốc tế, thì năm nay, việc quảng bá được tiến hành song song với tuyển sinh đại trà. Phương thức tuyển sinh cũng rộng mở với việc xét đầu vào các học sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế hay tốt nghiệp các trường THPT quốc tế.
Học tập theo đúng giáo trình phía trường đối tác cung cấp, đội ngũ giảng viên do chính các đại học liên kết lựa chọn, chương trình học tập được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, so với du học nước ngoài, du học tại chỗ/liên kết quốc tế ở các đại học trong nước giải quyết được nhiều vấn đề về học phí, khoảng cách địa lý, an toàn nhưng sinh viên vẫn có bằng cấp chuẩn quốc tế. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp, các chương trình quốc tế trong nước sẽ là một kênh thu hút đặc biệt đối với gia đình có điều kiện, nhu cầu cho con du học nước ngoài. Đây là cơ hội cho đại học tại Việt Nam thu hút ngược trở lại dòng chảy học sinh, sinh viên du học.
"Trong suy nghĩ của một số phụ huynh có điều kiện, cho con học nước ngoài mới tốt. Quan niệm này có lẽ không sai với hơn 10 năm về trước, nhưng bây giờ thì khác, đại học trong nước đã phát triển, nhiều chương trình đạt chuẩn kiểm định quốc tế. Hậu dịch bệnh Covid-19 mở ra cho phụ huynh học sinh hướng lựa chọn mới, nếu các trường biết nắm bắt cơ hội này, làm tốt khâu tuyển sinh, bảo đảm chất lượng đào tạo sẽ giữ chân được một lượng lớn thí sinh đi du học tự túc, gia tăng năng lực cạnh tranh của đại học trên trường quốc tế, giữ ngoại tệ cho đất nước", hiệu trưởng một đại học cho biết.
Trải nghiệm thi Duolingo English Test: Câu chuyện từ những du học sinh thành công Nếu bạn đang chạy nước rút cho kế hoạch du học, nhưng hơi "tắc" ở bước thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, thì sao không chọn một giải pháp thuận tiện, ít căng thẳng nhất: Duolingo English Test? Duolingo English Test là bài thi tiếng Anh trực tuyến, chỉ dài khoảng 1 giờ, cho phép thí sinh làm bài tại nhà qua...