Đài Loan ra mắt máy bay không người lái quân sự lớn nhất
Đài Loan hôm qua trình làng nguyên mẫu của chiếc máy bay không người lái quân sự lớn nhất từng được hòn đảo này phát triển.
Mẫu máy bay không người lái quân sự lớn nhất của Đài Loan hôm qua được giới thiệu tại một cuộc triển lãm. Ảnh: AFP
Chiếc phi cơ được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo và trinh sát, AFP dẫn thông báo từ Viện Khoa học và Công nghệ Chung Shan (CSIST), thuộc Bộ Quốc phòng Đài Loan, đơn vị chịu trách nhiệm phát triển mẫu máy bay không người lái này, cho biết. Nó có kích thước lớn gấp hai lần các máy bay không người lái Sharp Kite mà quân đội Đài Loan đang sử dụng.
“Khả năng nghiên cứu và phát triển của chúng ta rõ ràng không hề kém cạnh” so với Trung Quốc, ông Ma Wan-june, giám đốc bộ phận nghiên cứu hệ thống hàng không trực thuộc CSIST, nói.
Ma không tiết lộ chi tiết kỹ thuật cũng như thời điểm đưa nguyên mẫu này vào sử dụng trong thực tiễn nhưng nhấn mạnh “nó được trang bị những thiết bị hỗ trợ thao tác cất và hạ cánh tự động, liên lạc, dò tìm quang học cùng nhiều chức năng khác”.
CSIST giới thiệu chiếc máy bay không người lái mới với báo chí trước Triển lãm Công nghệ Hàng không Vũ trụ và Quốc phòng Đài Bắc, diễn ra hai năm một lần, khai mạc và mở cửa cho công chúng tham quan vào hôm nay.
Video đang HOT
Đài Loan hồi tháng 12 năm ngoái cũng ra mắt mẫu chiến hạm hỏa tiễn lớn nhất của hòn đảo này với tên gọi Tou Chiang. Đây là một tàu hộ tống nhỏ, nặng 500 tấn và là chiếc đầu tiên trong loại được sản xuất nội địa. Tàu sở hữu 16 tên lửa, trong đó có 8 tên lửa chống hạm siêu âm Hsiung-feng III.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Công nhân Việt làm gì trong tàu tên lửa Đài Loan?
Tàu tên lửa tàng hình lớn nhất Đài Loan vừa được hạ thủy, để đóng con tàu này, có 2 công nhân VN góp sức. Nhưng họ làm gì trong đó?
Ngày 31/3/2015, Đài Loan đã chính thức đưa vào hoạt động tàu tên lửa tàng hình lớn nhất mang tên Tuo Jiang. Đây là lớp tàu chiến hiện đại 2 thân, đóng tại xưởng đóng tàu Lung Teh ở cảng Suao.
Theo thông tin từ tờ Defense News, có hai công nhân người Việt Nam tham gia vào công việc đóng tàu tên lửa hiện đại này.
Một đại diện quốc phòng của Đài Loan cho biết với phóng viên của Defense News rằng: "Công nhân Việt Nam được thuê để đóng con tàu này trong các khâu nặng nhọc, nhưng không tham gia các khâu lắp đặt thiết bị nhạy cảm và các hệ thống khác của tàu."
Đại diện của hãng đóng tàu Đài Loan cũng nói thẳng họ thuê nhân công Việt vì giá lao động rẻ, và công nhân Đài Loan không muốn tham gia vào các công việc này.
Để tìm hiểu về những cái gọi là công việc nặng nhọc trong đóng tàu, đặc biệt là con tàu hiện đại và phức tạp như vậy, phóng viên đã có cuộc trao đổi với chuyên gia hàng hải Đỗ Thái Bình.
Ông Bình nhận định: "Thực tế thì trong ngành đóng tàu nói chung và đóng một con tàu hiện đại, phức tạp như chiếc tàu tên lửa tàng hình hai thân của Đài Loan nói riêng thì luôn có công việc cho những nhân công giá rẻ. Họ ở đó đơn giản là làm lao động chân tay, bán sức của mình một cách đơn thuần và không có bất kỳ thời điểm nào được tiếp xúc với khoa học công nghệ hiện đại."
Ông Bình cho biết thêm: "Nếu như phía Đài Loan đã nói như vậy, thì tôi có thể chỉ ngay các công việc mà nhân công Việt Nam làm được bao gồm như dọn vệ sinh trên tàu, cạo gỉ và sơn. Đặc biệt ở trong những hầm tàu, ngóc ngách. Nhiều thiết kế những khu vực đó chỉ vừa chiều cao của một người, hoặc thậm chí họ phải bò, chui vào và nơi đó rất thiếu không khí và cực nóng.
Những khu vực chật hẹp này cũng rất độc hại, thường người ta sẽ phải dùng ống thông gió để thổi vào khu vực này để cung cấp oxy cho lao động và tránh độc hại đến sức khỏe."
Ông Đỗ Thái Bình nhận định thêm: "Nếu công việc cao cấp hơn, có lương cao hơn thì công nhân Việt Nam có thể đảm nhận là vấn đề hàn cắt, cơ khí. Khi đó thì công nhân Việt Nam mới có được địa vị và sự tôn trọng cao trong lực lượng lao động bản xứ.
Nhiều tổ chức, trung tâm đăng kiểm của nước ngoài khi vào Việt Nam kiểm định ở các nhà máy đóng tàu trong nước đã phát hiện ra Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, tay nghề cao về lĩnh vực này. Nhiều nhà máy đóng tàu ở Mỹ, hay châu Âu, Nhật Bản cũng đã "nhập khẩu" thợ hàn của Việt Nam để làm việc trong các xưởng đóng tàu của họ.
Thực tế thì các nước phát triển hầu hết họ dùng robot để thay con người làm những việc nặng nhọc, nguy hiểm. Nhưng có những vị trí không thể dùng robot, hoặc cần tính chính xác cao, thì những người thợ của Việt Nam có thể đảm nhận được. Hoặc những công việc vất vả, rẻ mạt và không có robot phục vụ như đã nói ở trên, họ cũng cần nhân công giá rẻ."
Tàu tên lửa tàng hình Tuo Jiang
Khi được hỏi về việc công nhân người Việt làm việc trong một dự án hiện đại như vậy có cách nào để học hỏi dù chỉ là một phần nhỏ, ông Đỗ Thái Bình nhận định: "Như thông tin mà báo nước ngoài đưa thì các công việc tinh vi, cần tri thức cao như bố trí các hệ thống chức năng, lắp máy, hay bố trí, lắp đặt, thiết kế các hệ thống điện tử, tác chiến, vũ khí... thì đó mới là xương sống của các con tàu. Và chắc chắn sẽ không bao giờ Đài Loan để cho người Việt Nam, hoặc người nước ngoài chạm tay vào việc này.
Ngoài ra, họ còn tổ chức làm việc theo kiểu ca kíp, có sự kiểm soát giám sát chặt chẽ. Thực tế thì người Hoa rất giỏi copy công nghệ, và tất nhiên sẽ khó có thể copy lại công nghệ của họ. Chưa kể đến việc muốn có được công nghệ thì bản thân người đi học hỏi cũng phải là người có trí thức, chuyên nghiệp để biết cách chắt lọc những thứ đáng giá."
Ông Bình nhắc lại vụ Trung Quốc copy công nghệ Mỹ để làm nhái chiếc tàu Aegis. Khi đó, trong xưởng đóng tàu của Mỹ có nhiều công nhân gốc Hoa, làm ở nhiều bộ phận. Nhưng người mang công nghệ Aegis của Mỹ về Trung Quốc là kỹ sư làm việc ở những bộ phận cung ứng, phụ trợ cung cấp thiết bị điện tử cho con tàu.
Chính điều kiện làm việc này đã giúp người Trung Quốc tiếp cận được các bản thiết kế công nghệ, và chuyển về nước để Bắc Kinh nhái lại.
Theo Đất Việt
Công nhân Việt Nam đóng tàu tên lửa lớn nhất của Đài Loan Ngày 31.3.2015, Đài Loan đã chính thức đưa vào hoạt động tàu tên lửa tàng hình lớn nhất mang tên Tuo Jiang. Điều đặc biệt là con tàu chiến hiện đại 2 thân này do công nhân Việt Nam đóng tại xưởng đóng tàu Lung Teh ở cảng Suao. Ngày 31.3.2015, Đài Loan đã chính thức đưa vào hoạt động tàu tên lửa...