Đài Loan phát cảnh báo với bão Kompasu
Cục Thời tiết Đài Loan ngày 10/10 phát cảnh báo trên biển đối với con bão nhiệt đới Kompasu khi nó tiếp tục tăng cường độ trong lúc di chuyển.
Đến 20h hôm nay, bão Kompasu nằm cách Eluanbi, cực nam đảo Đài Loan, khoảng 730 km về phía đông – đông nam, di chuyển theo hướng tây – tây bắc với tốc độ 21 km/h.
Cơn bão có sức gió tối đa 83 km/h với gió giật lên tới 108 km/h. Bão Kompasu dự kiến đổ tới Luzon, Philippines, vào ngày mai và đền gần Đài Loan nhất trong khoảng thời gian từ 11 đến 12/10.
Ảnh vệ tinh cho thấy cơn bão Kompasu vào hồi 17h ngày 10/10. Ảnh: NOAA.
Đài Loan nhiều khả năng sẽ không đưa ra cảnh báo trên đất liền dựa trên đường đi của bão. Các dải bên ngoài cơn bão sẽ bắt đầu tạo ra mưa rải rác ở những khu vực phía bắc và phía đông hòn đảo bắt đầu từ đêm nay.
Cơ quan dự báo thời tiết Philippines chiều nay cũng cảnh báo mưa lớn có thể xảy ra do ảnh hưởng của bão Kompasu.
Video đang HOT
Cảnh báo gió giật đã được đưa ra vào 17h chiều nay tại các vùng biển phía đông khu vực Trung Luzon và Nam Luzon cùng bờ biển phía bắc tỉnh Bắc Samar. Bão khiến biển động mạnh, gây ra những con sóng cao từ 2,8 đến 4,5 mét.
Cơ quan Khí tượng, Thời tiết và Thủy văn Philippines (PAGASA) khuyến cáo các tàu đánh cá và tàu nhỏ khác không nên ra khơi, trong khi những tàu lớn phải đề phòng sóng lớn.
Bão Kompasu được cho là sẽ duy trì hướng tây – tây bắc trong rạng sáng mai trước khi chuyển hướng tây về phía Bắc Luzon. Nó sau đó có thể di chuyển qua Eo biển Luzon và đi gần hoặc qua Quần đảo Babuyan. Tuy nhiên, cơ quan dự báo thời tiết chưa loại trừ khả năng bão sẽ đổ bộ vào đất liền Luzon.
Trung Quốc tiếp tục điều 52 máy bay quân sự áp sát Đài Loan
Trung Quốc ngày 4/10 tiếp tục điều thêm 52 máy bay quân sự áp sát Đài Loan, vượt kỷ lục 2 ngày trước đó.
Máy bay chiến đấu J-16 của Trung Quốc (Ảnh: SCMP).
Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết 52 máy bay Trung Quốc, gồm 34 máy bay chiến đấu J-16, 12 máy bay ném bom H-6, 2 máy bay chiến đấu Su-30, đã hoạt động gần hòn đảo trong ngày 4/10. Các máy bay Trung Quốc đã bay qua khu vực quần đảo Đông Sa do Đài Loan kiểm soát, trước khi trở về đại lục.
Đài Loan đã xuất kích các máy bay chiến đấu để cảnh báo các máy bay Trung Quốc, trong khi các hệ thống tên lửa cũng được triển khai để theo dõi các máy bay này.
Đây là đợt áp sát máy bay quân sự kỷ lục của Trung Quốc gần đảo Đài Loan. Trước đó, ngày 2/10, 39 máy bay quân sự Trung Quốc cũng được triển khai tới gần Đài Loan.
Kể từ ngày 1/10, khi Trung Quốc kỷ niệm ngày Quốc khánh, gần 150 máy bay của nước này đã áp sát Đài Loan.
Trung Quốc hiện vẫn chưa bình luận về vụ áp sát mới nhất. Tuy nhiên, Bắc Kinh trước đó tuyên bố các chuyến bay như vậy nhằm bảo vệ chủ quyền đất nước, đồng thời nhằm chống lại "sự thông đồng" giữa Đài Loan và Mỹ, nước ủng hộ hòn đảo mạnh mẽ nhất.
Giới chức Đài Loan đã phản đối các hành động Trung Quốc, cáo buộc Bắc Kinh khiêu khích quân sự và phá hoại hòa bình khu vực.
Một nguồn tin tại Đài Loan nói với Reuters rằng các máy bay quân sự Trung Quốc có thể đang tiến hành các cuộc tấn công mô phỏng nhằm vào biên đội tàu sân bay Mỹ. Bắc Kinh đã nhiều lần thực hiện các cuộc diễn tập như vậy ở khu vực gần Đài Loan trong vài tháng qua.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price ngày 3/10 đã kêu gọi Bắc Kinh "ngừng gây sức ép và áp lực về quân sự, ngoại giao và kinh tế đối với Đài Loan". Ông Price cho biết Washington luôn quan tâm đến hòa bình và ổn định xuyên eo biển Đài Loan và sẽ tiếp tục hỗ trợ Đài Loan duy trì "khả năng phòng vệ đầy đủ".
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là vùng lãnh thổ không thể tách rời và tuyên bố sẵn sàng thống nhất bằng mọi giá, kể cả bằng vũ lực. Bắc Kinh xem đó là "lằn ranh đỏ", yêu cầu các nước, bao gồm Mỹ, tôn trọng nguyên tắc "Một Trung Quốc".
Alexander Huang Chieh-cheng, giáo sư về quan hệ quốc tế và nghiên cứu chiến lược tại Đại học Tamkang ở Đài Bắc, cho biết việc quân đội Trung Quốc đưa máy bay tới gần Đài Loan để huấn luyện và tập trận đã trở thành "chuyện thường lệ" trong năm qua.
Theo ông Huang, quân đội Trung Quốc muốn phô diễn sức mạnh trước cuộc tập trận Bersama Gold với sự tham gia của Australia, Anh và Mỹ ở Biển Đông trong tuần này.
"Quân đội Trung Quốc muốn gửi một tín hiệu mạnh mẽ trước cuộc diễn tập chung này, đặc biệt là sau khi Australia, Anh và Mỹ thành lập một hiệp ước an ninh 3 bên nhắm vào Bắc Kinh", ông Huang nói, đề cập đến liên minh AUKUS mới được công bố.
Chuyên gia Huang nhận định, mặc dù Bắc Kinh gia tăng sức ép quân sự đối với Đài Loan, nhưng Trung Quốc dường như không có kế hoạch giành lại hòn đảo này hoặc triển khai lực lượng tấn công.
Tuy vậy, người đứng đầu cơ quan đối ngoại Đài Loan Joseph Wu vẫn cảnh báo về nguy cơ xung đột với đại lục và kêu gọi Australia tăng cường chia sẻ thông tin tình báo cũng như hợp tác an ninh khi Bắc Kinh tăng cường chiến dịch đe dọa quân sự.
Phát biểu trong chương trình của đài ABC tại Australia, ông Wu nói rằng nếu quân đội Trung Quốc thực hiện một cuộc tấn công thực sự, "Đài Loan sẵn sàng đáp trả".
Cảnh báo khủng hoảng kinh tế toàn cấu nếu giá dầu vượt mốc 100 USD/thùng Căng thẳng cung cầu trên thị trường năng lượng toàn cầu có thể sớm đẩy giá dầu lên mức 100 USD/thùng và kéo theo đó là một cuộc khủng hoảng kinh tế khác, tập đoàn tài chính Bank of America (BoA) cảnh báo. Các bể chứa nhiên liệu tại một cơ sở khai thác dầu ở thành phố Dammam, Saudi Arabia. Ảnh: AFP/TTXVN...