Đại kiện tướng Lê Quang Liêm làm HLV trưởng đội cờ vua đại học Webster – Mỹ
Kể từ ngày 1/6 tới đây, đại kiện tướng cờ vua số 1 Việt Nam Lê Quang Liêm sẽ trở thành huấn luyện viên trưởng đội cờ vua tại Trường ĐH Webster – đội mạnh nhất trong số các trường ĐH Mỹ.
Trang web của ĐH Webster thông báo mới đây đưa thông báo, rằng huấn luyện viên trưởng Susuan Polgar – cựu vô địch cờ vua nữ thế giới cùng chồng là huấn luyện viên Paul Truong sẽ thôi công việc tại đội cờ vua nhà trường từ ngày 31/5. Họ sẽ chuyển từ bang Missouri tới Floria để gần gia đình, vì lý do sức khỏe.
Bà Susan Polgar cùng chồng Việt kiều Mỹ, ông Paul Truong (tên đầy đủ là Trương Minh Hoài Nhân) – cũng là một tài năng cờ vua của Việt Nam – trở thành huấn luyện viên cho đội cờ vua của Trường ĐH Webster và đã giúp ngôi trường này vô địch 8/9 giải cờ vua liên trường đại học Mỹ.
Như vậy kể từ ngày 1/6, đại kiện tướng Lê Quang Liêm sẽ thay thế vị trí của bà Susan Polgar khi bà giải nghệ – trở thành huấn luyện viên tiếp theo của đội cờ vua trường ĐH Webster – đội mạnh nhất trong số các trường đại học của nước Mỹ.
“Tôi nhận được lời đề nghị cho vị trí này vào một vài tháng trước. Tôi rất bất ngờ khi biết tin cô Susan Polgar sẽ giải nghệ. Cờ vua vẫn luôn là tiếng gọi của cuộc đời tôi và đây là một cơ hội tôi cần đón nhận.
Tôi nghĩ rằng vị trí này sẽ giúp tôi truyền lửa cho những thế hệ đại kiện tướng tiếp theo. Ưu tiên hàng đầu của tôi là giữ gìn và phát huy danh tiếng xuất sắc mà cô Susan Polgar đã xây dựng cho đội cờ vua của Trường ĐH Webster”, Lê Quang Liêm cho biết vị trí mới là một thách thức nhưng cũng đầy hấp dẫn với anh.
Kể từ ngày 1/6 tới, Lê Quang Liêm sẽ trở thành huấn luyện viên trưởng đội cờ vua tại Trường ĐH Webster – ngôi trường anh từng theo học.
Từng có kinh nghiệm là thành viên của đội cờ vua Trường ĐH Webster giai đoạn 2013 – 2017 và là đội trưởng từ năm 2015 – 2017, Lê Quang Liêm nhờ đó đã hiểu sâu hơn về cờ vua, trở thành một kỳ thủ có thể thích ứng với nhiều lối chơi và đối thủ khác nhau.
Video đang HOT
“Hệ số của tôi cũng tăng lên đáng kể, đạt mức cao nhất ở thời điểm gần lúc tốt nghiệp”.
Vào năm 2013, Lê Quang Liêm đã được Đại học Webster trao học bổng, nhờ đạt những kết quả ấn tượng khi thi đấu Giải cờ vua quốc tế Spice Cup do Đại học Webster tổ chức thường niên. Kỳ thủ người TP.HCM trở thành số ít VĐV Việt Nam được học bổng toàn phần từ một trường đại học của Mỹ nhờ thành tích thi đấu thể thao xuất sắc.
Năm 2017, Đại kiện tướng Cờ vua số 1 Việt Nam Lê Quang Liêm đã tốt nghiệp loại xuất sắc và nhận tấm bằng đỏ của Đại học Webster (Mỹ).
Lê Quang Liêm cầm cờ Tổ quốc trong buổi tốt nghiệp ĐH tại Mỹ.
Lê Quang Liêm bắt đầu học chơi cờ vua khi chỉ mới 6 tuổi. Anh được nhiều người đánh giá là một “ thiên tài cờ vua”. Khi lên 10 tuổi, Lê Quang Liêm bắt đầu đi thi đấu ở các giải cờ vua quốc tế.
Ở tuổi 14, Lê Quang Liêm trở thành kiện tướng quốc tế với 1 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc trong Giải vô địch cờ vua trẻ thế giới. 15 tuổi, anh đạt danh hiệu Đại kiện tướng.
Trong thời gian bà Susuan Polgar huấn luyện đội cờ vua trường Webster, Lê Quang Liêm là đội trưởng và giành thứ hạng cao trong các giải vô địch cờ các trường đại học tại Mỹ cùng một số giải quốc tế.
Tại bảng xếp hạng thế giới của Liên đoàn cờ vua thế giới (FIDE) công bố tháng 4, Lê Quang Liêm xếp hạng 31 với hệ số elo 2709. Năm nay, cờ vua có trong chương trình thi đấu SEA Games 31 – 2021 tại Việt Nam và Lê Quang Liêm dự kiến sẽ trở về khoác áo đội tuyển quốc gia.
Lê Quang Liêm làm đội trưởng đội cờ vua của trường ĐH Webster và giúp đội đạt 4 giải cờ vua liên trường đại học Mỹ.
Đại kiện tướng Lê Quang Liêm mong muốn nâng cờ vua của trường ĐH Webster lên một đỉnh cao mới, phá vỡ kỷ lục mọi thời đại về số lần vô địch mà một tổ chức đạt được trong lịch sử cờ vua của các trường đại học Mỹ.
Chủ tịch Trường ĐH Webster Julian Z. Schuster đánh giá: “Liêm có những kinh nghiệm chuyên môn phong phú. Tôi tin tưởng anh ấy sẽ đảm đương được vị trí này. Liêm hiểu sự khắc nhiệt và tính kỷ luật mà mỗi kỳ thủ cần đối mặt để cạnh tranh trong những giải cờ đỉnh cao nhất.
Liêm có khả năng lãnh đạo, sự kiên nhẫn và sáng suốt cần thiết để dẫn dắt các kỳ thủ của chúng tôi đạt được thành tích tốt nhất trong cả học vấn lẫn cờ vua. Tôi mong chờ những thành quả mà đội sẽ đạt được dưới sự dẫn dắt của Liêm”.
Lần đầu tiên có quy định đào tạo liên kết trực tuyến với trường nước ngoài
Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư Quy định về liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo hình thức trực tuyến và hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Chân dung 3 thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được bổ nhiệm năm 2020
Theo đó, cơ sở đào tạo Việt Nam và cơ sở giáo dục đại học nước ngoài thực hiện chương trình liên kết đào tạo theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến bảo đảm thời lượng giảng dạy theo phương thức trực tuyến không quá 30% tổng thời lượng giảng dạy của chương trình.
Chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài đang thực hiện tại trụ sở chính đã được kiểm định chất lượng giáo dục và căn bằng được cơ quan quản lý có thẩm quyền về giáo dục của nước đó công nhận.
Đối với chương trình liên kết đào tạo trình độ đại học: chương trình đào tạo tại trụ sở chính của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài và chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo Việt Nam đang được triển khai theo hình thức trực tuyến ở cùng ngành hoặc ngành gần dự định liên kết đào tạo và đều có người tốt nghiệp.
Với trình độ thạc sĩ hoặc tiến sĩ, chương trình được triển khai theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với thời lượng giảng dạy theo phương tức trực tuyến đạt từ 20% tổng thời lượng giảng dạy của chương trình trở lên ở cùng ngành hoặc ngành gần, cùng trình độ dự định liên kết đào tạo và đều có người tốt nghiệp.
Chương trình liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ có thời lượng giảng dạy theo phương thức trực tuyến tối đa 30% tổng thời lượng giảng dạy của chương trình liên kết đào tạo.
Cũng theo thông tư này, quy mô đào tạo của chương trình liên kết được xác định căn cứ vào các điều kiện đảm bảo chất lượng gồm cơ sở vật chất, thiết bị, phòng thí nghiệm, thư viện, đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý tham gia thực hiện chương trình liên kết.
Các điều kiện này không được trùng với các điều kiện đã được sử dụng để tính toán tổng chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở giáo dục. Trường hợp có chung các điều kiện đảm bảo chất lượng thì quy mô đào tạo của các chương trình liên kết phải được tính trong tổng quy mô tuyển sinh hằng năm của cơ sở đào tạo Việt Nam.
Một nội dung nữa được quy định trong Thông tư này đó là duy trì các bài kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học trong hệ thống quản lý học tập và có thể trích xuất phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra khi được yêu cầu trong thời gian tối thiểu 5 năm kể từ khi tốt nghiệp.
Lưu vĩnh viễn hồ sơ liên kết đào tạo, thông tin người học tại cơ sở đào tạo Việt Nam và cơ sở giáo dục đại học nước ngoài.
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 20/11/2020.
Rất nhiều nguy cơ đang bủa vây trường cao đẳng sư phạm, đại học địa phương Hiện nay các trường cao đẳng sư phạm địa phương đang gặp phải những khó khăn rất lớn, có nguy cơ bị giải thể. Theo Luật Giáo dục 2019 tại các địa phương (Tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung ương) hiện chỉ có 2 loại hình cơ sở giáo dục đại học địa phương là trường cao đẳng sư phạm địa phương và trường...