Đại học Xây dựng: Tuyển sinh theo hướng tích hợp chuyên ngành Quản lý Hạ tầng, đất đai đô thị
Từ năm 2021, Trường ĐH Xây dựng chính thức tuyển sinh chuyên ngành Quản lý Hạ tầng, đất đai đô thị với mục tiêu đào tạo theo hướng tích hợp đáp ứng nhu cầu của xã hội trong bối cảnh phát triển đô thị mạnh mẽ…
Thách thức về quản lý hạ tầng và đất đai đô thị trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ
Tiến trình đô thị hóa gắn với phát triển cơ sở hạ tầng, quản lý quỹ đất đô thị được xem như một trụ cột chính trong kế hoạch phát triển các quốc gia trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
Đô thị hóa có vai trò then chốt trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động và xóa đói giảm nghèo. Tính đến cuối năm 2020, nước ta có tổng cộng 862 đô thị với tỷ lệ đô thị hóa ước đạt 40%. Mạng lưới đô thị của Việt Nam phủ rộng khắp cả nước và trở thành động lực, đầu tàu phát triển kinh tế – xã hội đóng góp khoảng 70% GDP cả nước, chiếm tỷ trọng chi phối trong thu ngân sách, xuất khẩu, sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa nhanh (trung bình 2,75%/năm) đã tạo ra nhiều sức ép đến quản lý đô thị và bộc lộ nhiều mặt hạn chế, đặc biệt là về quản lý hạ tầng và đất đai đô thị.
Hiện nay, đô thị chỉ chủ yếu phát triển theo chiều, tính liên kết và đồng bộ trong quản lý đô thị còn yếu, hiệu quả sử dụng đất chưa cao, hạ tầng đô thị chưa theo kịp tốc độ hóa, tình trạng ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường tại các đô thị lớn ngày càng phổ biến…
Bài toán phát triển đô thị với nhiều cơ hội và thách thức trong quản lý hạ tầng, đất đai đô thị.
Đào tạo tích hợp về quản lý hạ tầng, đất đai đô thị: Giải quyết nhu cầu tất yếu của xã hội
Trước thực tiễn đó, nhiều chuyên gia cho rằng một phần khó khăn đến từ cách thức đào tạo đại học thiên về các chuyên ngành hẹp và đơn ngành. Hiện nay, đào tạo ở bậc cử nhân, kỹ sư tại các trường đại học chủ yếu tập trung vào các ngành chuyên môn cao, như quy hoạch hạ tầng, xây dựng hạ tầng giao thông – cấp thoát nước, quản lý đất đai, địa chính,…
Tuy nhiên trên thực tế, xã hội đang cần thêm những cử nhân, kỹ sư được đào tạo theo hướng tích hợp quản lý đất đai – hạ tầng – giao thông đô thị. Đây chính là đội ngũ có thể áp dụng đồng bộ các giải pháp phát triển đô thị theo xu thế chung của thế giới như đô thị thông minh, quản lý đô thị theo hướng chuyển đổi số, dữ liệu lớn (big data), sử dụng trí tuệ nhân tạo AI; đô thị xanh gắn với phát triển giao thông công cộng, giao thông xe đạp, đi bộ; quản lý, khai thác có hiệu quả quỹ đất đô thị; giải quyết có hiệu quả hơn các vấn đề nóng của đô thị như ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, ngập lụt, hạ tầng vừa làm đã phải dỡ bỏ,…
Không chỉ vậy, nền kinh tế phát triển yêu cầu bộ máy cơ quan, doanh nghiệp ngày càng phải tinh gọn, tích hợp và một cá nhân có thể đảm nhiệm nhiều công việc, phải có kiến thức tổng hợp, thuận lợi trong chuyển đổi vị trí việc làm hoặc thay đổi môi trường làm việc.
Là một trong những thế mạnh đào tạo của Trường ĐH Xây dựng
Nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, từ năm 2021, ĐH Xây dựng tổ chức tuyển sinh theo hướng tích hợp, với chuyên ngành Quản lý Hạ tầng, đất đai đô thị. Với bề dày truyền thống trong đào tạo các lĩnh vực hạ tầng, đất đai đô thị; theo suốt vòng đời dự án từ quy hoạch, tư vấn thiết kế – kiến trúc, phân tích kinh tế đầu tư cho đến xây dựng và khai thác công trình, ĐH Xây dựng tự hào bởi đội ngũ giảng viên hàng đầu, trang thiết bị tiên tiến và mạng lưới đối tác rộng khắp, là cái nôi đào tạo cử nhân chất lượng cao phục vụ chuyên ngành Quản lý Hạ tầng, đất đai đô thị.
Trên nền tảng của nhiều ngành có uy tín và chất lượng hàng đầu Việt Nam bao gồm: Cầu đường, Trắc địa – địa chính, Kinh tế và quản lý xây dựng, Cấp thoát nước, Môi trường, Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật,… chuyên ngành Quản lý Hạ tầng, đất đai đô thị của ĐH Xây dựng chính là thành quả của sự chuyển đổi mô hình đào tạo đáp ứng theo xu thế hội nhập và nhu cầu của xã hội hiện nay.
ĐH Xây dựng – Trường Đại học kỹ thuật hàng đầu và lâu đời tại Việt Nam.
Video đang HOT
Chuyên ngành Quản lý Hạ tầng, đất đai đô thị được phát triển theo phương pháp tiếp cận CDIO (không chỉ trang bị kiến thức chuyên môn mà còn cả các kỹ năng mềm bổ trợ để có thể làm việc trong môi trường toàn cầu).
Sinh viên sẽ có cơ hội việc làm và trải nghiệm thực tế tại các cơ quan – doanh nghiệp uy tín từ những năm đầu học tập thông qua các chương trình thực tập và thực hành nghề nghiệp. Các cuộc thi nghiên cứu khoa học; chương trình trao đổi sinh viên; cơ hội học bổng sẽ là cầu nối để sinh viên có cơ hội giao lưu và học tập với cộng đồng sinh viên các chuyên ngành liên quan trong nước và trên thế giới.
Sau khi hoàn thành khóa đào tạo cử nhân, có thể học liên thông lên hệ Kỹ sư của ĐH Xây dựng; có thể học song bằng, bằng 2 chính quy các ngành/chuyên ngành khác tại Trường hoặc các trường có ngành đào tạo tương đương; có thể học sau đại học hầu hết các ngành/chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực quy hoạch, quản lý xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông và đất đai đô thị tại ĐH Xây dựng cũng như các trường đại học trong và ngoài nước; hoặc có thể đi du học theo chương trình hợp tác đào tạo của ĐH Xây dựng nhằm học tập nâng cao trình độ chuyên môn ở bậc sau đại học.
Cử nhân chuyên ngành Quản lý Hạ tầng và Đất đai đô thị: Cơ hội việc làm rộng mở không giới hạn
Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân kỹ thuật chuyên ngành Quản lý Hạ tầng, đất đai đô thị có thể ứng tuyển và đảm nhiệm các vị trí như: Công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước các cấp; các ban quản lý dự án, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước; chuyên viên phát triển, kinh doanh dự án bất động sản; chuyên gia tư vấn, giám sát, thanh tra, kiểm tra; giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục chuyên môn hoặc các lĩnh vực liên quan khác; tự khởi nghiệp trong các lĩnh vực tư vấn, kinh doanh về đất đai, bất động sản, hạ tầng,..
1. Khoa Cầu Đường
Phòng 113 nhà A1 – Trường Đại học Xây dựng
Số 55 Giải Phóng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: (024) 3869 3575
Email: cauduong@nuce.edu.vn
Website: cauduong.edu.vn
2. Chỉ tiêu tuyển sinh, tổ hợp môn xét tuyển, mã tuyển sinh
Chỉ tiêu tuyển sinh: 50
Tổ hợp môn xét tuyển kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021
Tổ hợp 1: A00: Toán, Vật lý, Hóa học
Tổ hợp 2: A02: Toán, Vật lý, Tiếng Anh.
Tổ hợp 3: D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh.
Mã tuyển sinh: XDA29
3. Thời gian đào tạo, cấp bằng
- Cử nhân: 4 năm
- Kỹ sư (tương đương trình độ thạc sĩ): 5 – 5,5 năm
Tổng Cục GDNN: Tuyển sinh cao đẳng phải có bằng cấp 3 hoặc tương đương
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho hay, các trường cao đẳng tuyển sinh trình độ cao đẳng thì phải tuyển thí sinh học hết Cấp 3 hoặc tốt nghiệp trung cấp.
Trong bài Trường Cao đẳng Công thương Hà Nội nói gì về thông báo tuyển sinh song bằng?,ông Nguyễn Công Tân - Phó hiệu trưởng trường Cao đẳng Công thương Hà Nội đã trả lời các câu hỏi của phóng viên liên quan đến thông báo tuyển sinh của trường ghi rõ " Vào lớp 10 hệ song bằng; Học sinh vừa học văn hóa THPT vừa học nghề; Học sinh học 2 chương trình đào tạo (THPT và Cao đẳng); Sau 4 năm học, tốt nghiệp nhận nhận 2 bằng (THPT, Cao đẳng chính quy)".
Để đảm bảo tính khách quan về vấn đề này, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã liên lạc đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) để có thêm thông tin từ cơ quan quản lý lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp liên quan đến việc tuyển sinh đào tạo song bằng (THPT, Cao đẳng chính quy) của Trường Cao đẳng công thương Hà Nội.
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam có gửi kèm link bài viết phản ánh việc năm 2019, Trường Cao đẳng Công thương Hà Nội từng được phản ánh đã tuyển sinh học sinh khối 10, học song song 2 chương trình "giáo dục trung học phổ thông và giáo dục nghề nghiệp" trong 4 năm. Sau khi tốt nghiệp học sinh được cấp 2 văn bằng (Trung học phổ thông và Cao đẳng chính quy).
Ngày 22/7 vừa qua, Văn phòng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã có câu trả lời gửi Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
Văn bản nêu, qua thanh tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục nghề nghiệp tại Trường Cao đẳng Công thương Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã đưa ra một phần Kết luận thanh tra số 11/KL-TCGDNN ngày 17/1/2020. Trong đó yêu cầu trường Cao đẳng Công thương Hà Nội:
- Khi thông báo tuyển sinh người học các ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng, Nhà trường phải thông báo đối tượng tuyển sinh đầu vào phải là có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 07/2019/TT-BLĐTBXH, thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Giáo dục nghề nghiệp, Quyết định số 1982/QĐ-TTg, điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH, Thông tư số 07/2019/TT-BLĐTBXH và chương trình đào tạo trình độ cao đẳng do Hiệu trưởng nhà trường ban hành.
Văn bản trả lời của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp. (Ảnh: Mạnh Đoàn)
- Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp yêu cầu Nhà trường nghiêm túc chấn chỉnh trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng, ban hành thông báo tuyển sinh trình độ cao đẳng không đúng quy định nêu trên (tuyển sinh học sinh khối 10, học song song 2 chương trình "giáo dục trung học phổ thông và giáo dục nghề nghiệp" trong 4 năm. Sau khi tốt nghiệp học sinh được cấp 2 văn bằng THPT và cao đẳng chính quy - PV) để có hình thức xử lý phù hợp với quy định của pháp luật.
Đồng thời, gỡ bỏ thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ cao đẳng có thời gian đào tạo 4 năm hệ 2 văn bằng trên trang thông tin điện tử của Nhà trường, thu hồi, gỡ bỏ băng rôn, áp phích, tờ rơi... có nội dung thông báo tuyển sinh nêu trên (nếu có).
Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp cũng đã thông tin tới Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về kết quả Trường Cao đẳng Công thương Hà Nội thực hiện kiến nghị theo kết luận thanh tra của Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó: "Ngày 12/3/2021, Trường Cao đẳng Công thương Hà Nội có công văn số102/BC/CĐCT báo cáo thực hiện kết luận thanh tra của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, cụ thể: Nhà trường đã ban hành Quyết định số 558/QĐ-CĐCT ngày 25/12/2020 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công thương Hà Nội thu hồi, hủy bỏ Công văn số 33c/TBTS-CĐCT ngày 6/3/2017 về việc thông báo tuyển sinh vào lớp 10 hệ 2 văn bằng để đảm bảo đúng đối tượng tuyển sinh đầu vào phải có bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương theo quy định số tại Thông tư số 05/017/TT/BLĐ_TBXH và Thông tư số 07/2019/TT-BLĐ-TBXH; ban hành Quyết định số 558a/QĐ-CĐCT ngày 25/12/2020 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công thương Hà Nội về thu hồi, gỡ băng rôn, áp phích... có nội dung thông báo tuyển sinh nêu trên tại trường.
Kết quả thực hiện Kết luận thanh tra Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp. (Ảnh: Mạnh Đoàn)
Trước đề nghị cung cấp thông tin giải thích quy chế và công tác quản lý hoạt động tuyển sinh, đào tạo giáo dục nghề nghiệp, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho hay:
"Hiện nay, pháp luật về giáo dục và pháp luật về giáo dục nghề nghiệp không quy định thuật ngữ đào tạo "song bằng", không quy định việc tuyển sinh, tổ chức đào tạo "song bằng".
Theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các trường cao đẳng được đào tạo trình độ trung cấp kết hợp với đào tạo văn hóa cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở theo chương trình giáo dục thường xuyên, để lấy bằng tốt nghiệp của hệ thống văn bằng giáo dục quốc dân theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 43 Luật Giáo dục.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở có thể vào học trung cấp, sau khi tốt nghiệp trung cấp nếu đủ kiến thức văn hóa Trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được học lên trình độ cao đẳng.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đảm bảo đủ điều kiện và chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo. Người học đáp ứng đủ các quy định về đào tạo nếu không tuân thủ quy chế đào tạo thì không đủ điều kiện tốt nghiệp.
Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 07/2019/TT-BLĐTBXH, khoản 2 Điều 2 Thông tư số 27/2017/TT-BLĐTBXH đã quy định rõ về đối tượng tuyển sinh trình độ cao đẳng và đối tượng tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ cao đẳng" .
Tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BLĐTBXH có quy định về đối tượng tuyển sinh cao đẳng như sau:
- Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương;
- Người có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu các môn văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở nhưng có nguyện vọng học liên thông lên trình độ cao đẳng phải học và thi đạt yêu cầu các môn văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp."
GS Nguyễn Thanh Phương: đại học tự chủ hoàn toàn không nên đặt trần học phí Khi đã tự chủ hoàn toàn, trường nào cũng sẽ tính toán thu ở mức nào để đảm bảo hoạt động nhất là tuyển sinh, chứ không phải lúc nào cũng thu cao. Từ năm 2015 đến nay các cơ sở giáo dục công lập thực hiện thu học phí theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ...