Đại học và trường đại học khác nhau thế nào?
Theo quy định của luật giáo dục sửa đổi 2018, “đại học” là nhóm các “ trường đại học” chứ không phải một trường.
Trong buổi khai giảng tại Trường Đại học Y Dược TP.HCM chiều 16/9, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu: “ Hiện nay nhà trường chỉ có các khoa thì chỉ được gọi là Trường Đại học Y Dược TP.HCM, chưa thể gọi là đại học được.
Việc này Bộ GD-ĐT cũng góp ý rồi. Nhà trường vẫn chưa sửa lại tên gọi. Nhà trường phải sớm đổi tên thành Đại học Khoa học Sức khỏe TP.HCM, trong đó có trường y khoa và các trường khác“.
Theo Bộ trưởng Tiến, trong số 14 trường trực thuộc Bộ Y tế, Đại học Y Dược TP.HCM lớn nhất, có thể phát triển thành Đại học Khoa học Sức khỏe sớm nhất. Do đó, Bộ Y tế rất ủng hộ nhà trường sớm đổi tên. “Nếu chúng ta không đổi mới sớm sẽ tụt hậu so với Lào và Campuchia”, Bộ trưởng Tiến nói.
Sau phát biểu này, nhiều người băn khoăn về sự khác nhau giữa trường đại học và đại học.
Theo tìm hiểu của PV, trong quy định tại Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 (có hiệu lực 01/07/2019), hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam bao gồm: Trường đại học, học viện (gọi chung là trường đại học); đại học (là tổ hợp các trường đại học; trường trực thuộc) và các cơ sở giáo dục khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Cụ thể, cơ cấu tổ chức của trường đại học được quy định tại Khoản 8 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 gồm: hội đồng trường; hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường đại học hoặc giám đốc, phó giám đốc học viện; phòng, ban chức năng; khoa, bộ môn hoặc tổ chức khoa học và công nghệ; tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; phân hiệu (nếu có); hội đồng khoa học và đào tạo, các hội đồng tư vấn.
Video đang HOT
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại Lễ khai giảng năm học mới Trường Đại học Y Dược TP.HCM.
Các trường đại học với cơ cấu tổ chức chuẩn mực theo thông lệ quốc tế. Học viện cũng được là trường đại học do đây chỉ là tên gọi của một số cơ sở giáo dục đại học hình thành và đang tồn tại mà không có sự khác biệt so với trường đại học cả về cơ cấu tổ chức, chức năng, sứ mệnh.
Trong khi đó, Đai hoc là nhóm cac trương đại học, viện nghiên cứu thanh viên; trương va cac đơn vi trưc thuôc khac, cùng hoạt động trong một khuôn khổ pháp lý nhăm gia tăng gia tri, khả năng cạnh tranh và đóng góp cua toan hê thông đối với xã hội.
Cũng theo quy định của Luật giáo dục, các trương đại học co thê tự phát triển và thành lập các trường trực thuộc bên trong (theo điều kiện, tiêu chuẩn do Chính phủ quy định) đê trơ thanh đai hoc.
Hoăc trên cơ sơ tư nguyên hay đươc Nha nươc quy đinh, các trường đại học được sap nhâp vơi nhau đê trơ thanh môt Đai hoc. Cac đai hoc quyêt đinh câu truc va cơ chê quan ly cua minh theo quy đinh phap luât.
Hiệu trưởng Trường Đại học Y dược TP.HCM Trần Diệp Tuấn.
Được biết, hiện ở nước ta có 2 đại học là Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM cùng 3 đại học vùng là Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng.
Như vậy, việc Trường Đại học Y dược TP.HCM tự sử dụng tên gọi Đại học Y Dược như hiện nay là không đúng với quy định của luật giáo dục sửa đổi.
Được biết, hiện Trường Đại học Y dược TP.HCM có nhiều khoa, phòng chức năng như: Phòng Sau đại học, Khoa Y, Khoa Dược, Khoa Răng Hàm Mặt, Khoa Y tế Công cộng, Khoa Y học Cổ truyền, Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học.
Trước đó, từ ngày 11/9 đến 16/9, các khoa và phòng chức năng của nhà trường cũng đã tổ chức lễ khai giảng riêng.
Theo VTC
Bộ trưởng Y tế đề nghị sớm đổi tên ĐH Y dược thành ĐH Sức khỏe
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng đổi tên Trường ĐH Y dược TP.HCM thành ĐH Sức khỏe để không tụt hậu so với Lào, Campuchia.
Ý kiến này được Bộ trưởng Y tế nêu ra tại Lễ khai giảng năm học mới của Trường ĐH Y dược TP.HCM chiều ngày 16/9.
Theo bà Tiến, Trường ĐH Y dược TP.HCM còn nợ một nhiệm vụ từ cách đây 15 năm là thành lập một ĐH Sức khoẻ TP.HCM.
Bộ trưởng Y tế yêu cầu đổi tên Trường ĐH Y dược thành ĐH sức khỏe (Ảnh: LP)
"Trong ĐH Sức khỏe sẽ có nhiều trường như trường y, trường dược, trường nha, trường điều dưỡng...Hiện nay chúng ta chưa nên gọi là đại học mà chỉ là Trường ĐH Y dược TP.HCM, vì dưới trường hiện nay chỉ có khoa chứ chưa có trường" - bà Tiến nêu.
Bà Tiến cho biết, Bộ Y tế rất ủng hộ chủ trương này và đề nghị trường sớm có đề án đổi tên trường thành ĐH Sức khoẻ TP.HCM. Cùng với Trường ĐH Y Hà Nội, Trường ĐH Y dược TP.HCM là một trong 2 cơ sở đào tạo khối ngành sức khoẻ lớn trong cả nước.
"Nếu không làm ngay thì chúng ta sẽ tụt hậu so với cả Lào, Campuchia" - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh và yêu cầu sớm triển khai đề án.
Về phía Trường ĐH Y dược TP.HCM, ông Trần Diệp Tuấn, hiệu trưởng nhà trường cho biết trường đã gửi Bộ Y tế đề án đổi tên trường cách đây một năm.
Hiện tại trường đang xây dựng đề án tự chủ và đã thành lập xong Hội đồng trường, chuẩn bị bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng trường. Ngoài ra, Trường ĐH Y dược TP.HCM cũng đang xây dựng cơ sở ở Đồng Nai.
Trường ĐH Y dược TP.HCM hiện đào tạo 15 ngành học. Học phí năm học 2019-2020 là 1,3 triệu/tháng, tương ứng 13 triệu đồng/năm. Nếu tự chủ mức học phí sẽ ở khoảng khoảng 50 triệu/năm.
Lê Huyền
Theo vietnamnet
Tự chủ đại học tăng sức cạnh tranh giữa các trường Ở nước ta, tự chủ đại học được triển khai trên mọi bình diện. Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều trường ĐH còn ngần ngại theo mô hình tự chủ vì áp lực không còn nhận tiền từ ngân sách, mức học phí tăng lên làm giảm sức cạnh tranh của trường. Ảnh minh họa/ Internet Ở một góc nhìn khác, từ thực tiễn...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hiện trường ngổn ngang sau trận lũ quét làm 4 người tử vong ở Bắc Kạn
Tin nổi bật
16:18:03 18/05/2025
Rò rỉ mật khẩu khiến các cuộc tấn công mạng đang gia tăng nhanh chóng
Thế giới số
16:13:04 18/05/2025
Xiaomi Civi 5 Pro lộ diện: Trang bị chip Snapdragon 8s Gen 4, màn hình OLED 120Hz, camera Leica, pin 6.000mAh
Đồ 2-tek
16:04:24 18/05/2025
Ảnh đế công khai hình bị ép "yêu" đồng giới, đàn em sa sút đi cọ toilet thuê
Sao châu á
16:03:17 18/05/2025
G-Dragon bị "phản bội"
Nhạc quốc tế
16:01:29 18/05/2025
Angelina Jolie làm lóa mắt Cannes
Sao âu mỹ
15:37:35 18/05/2025
Cặp diễn viên Vbiz "tình trong như đã mặt ngoài còn e": Đàng trai bí mật tậu xe mới cho bạn gái?
Sao việt
15:26:29 18/05/2025
Dữ liệu trên điện thoại phơi bày 'quân xanh, quân đỏ' ở gói thầu trăm tỷ
Pháp luật
15:24:07 18/05/2025
Travel Off Path gọi tên Đà Nẵng trong top điểm đến châu Á dành cho dân du mục số
Du lịch
15:09:38 18/05/2025
Ngoại hình của em gái Cường Đô La ở hiện tại gây chú ý
Netizen
15:02:39 18/05/2025