Đại học Thái Nguyên tiếp nhận du học sinh Việt Nam do tác động của dịch COVID-19
Trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Đại học Thái Nguyên là cơ sở giáo dục đại học chính thức đồng ý tiếp nhận du học sinh Việt Nam về nước.
Trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu, việc học tập của một số du học sinh Việt Nam ở nước ngoài đã bị ảnh hưởng.
Hiện nay, có nhiều du học sinh đã trở về nước và có nguyện vọng được tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam, Đại học Thái Nguyên là cơ sở giáo dục đại học chính thức đồng ý tiếp nhận du học sinh Việt Nam về nước tiếp tục học tập.
Trước đó, ngày 15/7/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gửi các cơ sở giáo dục đại học Công văn số 2582/BGDĐT-GDĐH về việc tiếp nhận du học sinh Việt Nam và sinh viên quốc tế không tiếp tục học tập ở nước ngoài do dịch COVID-19.
Để hỗ trợ du học sinh có nguyện vọng tiếp tục học tập tại Việt Nam, Đại học Thái Nguyên thông báo tiếp nhận các du học sinh Việt Nam, sinh viên quốc tế có nguyện vọng tiếp tục theo học tại các trường đại học, cao đẳng, khoa trực thuộc.
Theo đó, việc tiếp nhận sẽ dựa trên kết quả học tập, số tín chỉ du học sinh đã tích lũy trong thời gian học ở nước ngoài để xem xét miễn giảm hoặc học bổ sung tín chỉ, học phần cho người học theo các quy định hiện hành.
Đối tượng và điều kiện tiếp nhận: (i) Du học sinh đã học 1-2 năm cơ bản (foundation) hoặc học chuyên ngành tại nước ngoài: tuyển thẳng và công nhận một số tín chỉ đã học; (ii) Du học sinh quốc tế đã học 1-2 năm cơ bản (foundation) hoặc học chuyên ngành tại nước ngoài: tuyển thẳng và công nhận một số tín chỉ đã học.
Bên cạnh đó, việc thu hút thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2020 có dự định du học cũng được các nhà trường quan tâm: (i) Học sinh tốt nghiệp THPT và đã có chứng chỉ tiếng Anh tối thiểu 4.5 IELTS hoặc tương đương: xét tuyển thẳng; (i) Học sinh tốt nghiệp THPT và chưa đạt năng lực tiếng Anh tương đương IELTS 4.5: xét tuyển và học tiếng Anh 01 năm.
Đại học Thái Nguyên hiện nay đang đào tạo trên 1.000 sinh viên quốc tế đến từ 16 quốc gia trên thế giới (Ảnh:N.Q)
Hiện tại, Đại học Thái Nguyên đang thực hiện các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh ở các trình độ của giáo dục đại học như sau:
1. Các chương trình tiên tiến trình độ đại học nhập khẩu từ nước ngoài (Học toàn thời gian tại Việt Nam, thực tập và chuyển tiếp sinh ra nước ngoài):
2. Các chương trình định hướng chất lượng cao trình độ đại học giảng dạy bằng tiếng Anh:
Video đang HOT
3. Các chương trình liên kết đào tạo quốc tế trình độ đại học: Chương trình liên kết đào tạo quốc tế theo hình thức liên kết 2 2, 3 2, 3 1,.. (1- 2 năm học đầu tại trường đại học thành viên của ĐHTN và 1-2 năm học cuối tại trường đối tác và được trường đại học nước ngoài cấp bằng), bao gồm:
4. Các chương trình liên kết quốc tế đào tạo sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ), tổ chức đào tạo tại các trường thành viên Đại học Thái Nguyên, một phần tại nước ngoài và do đối tác nước ngoài cấp bằng, bao gồm:
Theo số liệu mới nhất, hiện có gần 30.000 du học sinh Việt Nam theo học tại Mỹ. Tình trạng lây lan và tỉ lệ tử vong vì COVID-19 tại Mỹ tăng cao khiến nhiều du học sinh Việt Nam và phụ huynh lo ngại, chấp nhận trở về nước để tránh dịch.
Tuy nhiên, việc này lại ảnh hưởng đến kết quả học tập. Theo Cơ quan thực thi Di trú và Hải quan Mỹ, sinh viên quốc tế đang bị xem xét khả năng không được phép ở lại nước này nếu trường học mà họ theo học chỉ tổ chức dạy học trực tuyến (Online-Learning) vào học kỳ mùa Thu năm nay, nhiều du học sinh Việt Nam có thể sẽ buộc phải trở về nước.
Dù thông báo mới nhất cho biết, đề xuất này bị hủy bỏ nhưng tâm lý e ngại dịch bệnh COVID-19 vẫn khiến nhiều du học sinh Việt Nam lên kế hoạch “sơ tán”, trở về Việt Nam.
Đại học Thái Nguyên tiếp nhận du học sinh Việt Nam do dịch Covid-19 (Ảnh:N.Q)
Trước tình hình đó, cùng với diễn biến có chiều hướng phức tạp của dịch bệnh, nhằm tạo thuận lợi cho du học sinh Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn do Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc ký gửi các trường đại học trong cả nước đề nghị tiếp nhận du học sinh Việt Nam và sinh viên quốc tế trong trường hợp không thể tiếp tục học tập ở nước ngoài do dịch COVID-19.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các trường xây dựng kế hoạch và thẩm định điều kiện tiếp tục học tập vào các chương trình đào tạo quốc tế giảng dạy bằng tiếng Anh, các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài.
Quá trình này cần phù hợp với điều kiện tuyển sinh và năng lực đào tạo của trường. Người học được tiếp nhận phải đáp ứng yêu cầu đầu vào không thấp hơn điều kiện trúng tuyển chương trình đào tạo tương ứng của trường xin chuyển đến.
Bên cạnh đó, các trường đại học cần căn cứ vào chuẩn đầu ra, nội dung, yêu cầu của chương trình đào tạo tại trường và số tín chỉ, nội dung học tập, kết quả học tập mà người học đã tích lũy trong thời gian học ở cơ sở giáo dục nước ngoài để xem xét miễn giảm tín chỉ, học phần cho người học theo các quy định hiện hành.
Trước ngày 30 hàng tháng, các trường phải báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo qua Vụ Giáo dục Đại học về kết quả tiếp nhận.
Sẵn sàng đón du học sinh về nước nhưng cần đảm bảo chất lượng
Các trường đại học đều thống nhất nhận du học sinh về nước tiếp tục học tập. Dù vậy, việc đảm bảo chuẩn đầu vào vẫn phải được thực hiện nghiêm túc.
Sau đề nghị tiếp nhận du học sinh về nước của Bộ GD&ĐT, các trường đại học đánh giá đây là cơ hội của họ.
Học sinh phổ thông, du học sinh về nước là đối tượng tuyển sinh tiềm năng cho các chương trình liên kết quốc tế của các trường đại học Việt Nam. Ảnh minh họa: TTXVN.
Thành lập hội đồng khoa học công nhận tín chỉ
Theo PGS.TS Bùi Quốc Triệu, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, các trường đại học đều muốn tiếp nhận đối tượng du học sinh về nước, sinh viên quốc tế. Nhưng quan trọng nhất, đối tượng này phải đạt được tiêu chí tuyển sinh của các chương trình mà các bạn có nguyện vọng theo học.
PGS Triệu cho hay mới đây, ĐH Kinh tế Quốc dân đã thông báo tiếp nhận du học sinh Việt Nam có nhu cầu và đủ điều kiện học tập chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài của trường.
Hiện, trường triển khai 15 chương trình liên kết đào tạo quốc tế ở tất cả bậc đào tạo đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Ở bậc đại học, trường liên kết đào tạo với 7 đối tác nước ngoài (9 chương trình).
ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cũng thông báo tiếp nhận du học sinh có nguyện vọng theo học. Việc tiếp nhận dựa trên kết quả học tập, số tín chỉ du học sinh tích lũy trong thời gian học ở nước ngoài. Kết quả này sẽ là cơ sở để xem xét miễn giảm hoặc học bổ sung tín chỉ, học phần cho người học theo chuẩn đào tạo của trường.
Du học sinh có rất nhiều cơ hội nếu muốn tiếp tục học đại học ở Việt Nam. Các trường đại học cũng chào đón bạn trẻ. Chương trình, ngành các bạn đang học ở nước ngoài phải phù hợp, tương thích mức độ nào đó, các trường mới tiếp nhận được.
PGS.TS Trần Hoàng Hải, Phó hiệu trưởng phụ trách ĐH Luật TP.HCM, cho rằng trường đại học luôn mở rộng vòng tay đón du học sinh.
Nhà trường cần quy định cụ thể để tiếp nhận sinh viên vào ngành, chương trình, tín chỉ. Với ĐH Luật TP.HCM, nhà trường sẽ thành lập hội đồng khoa học để thảo luận và đưa ra quy định.
Với học sinh tốt nghiệp phổ thông ở các nước và muốn quay về Việt Nam, theo PGS Triệu, điều này tùy theo quy chế tuyển sinh của từng trường, chương trình.
Hiện, một số trường đại học ở Việt Nam dành phần nhỏ chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy để ưu tiên xét tuyển học sinh học chương trình phổ thông quốc tế, chứng chỉ Tiếng Anh hoặc căn cứ điểm thi SAT, ACT...
Nếu không muốn theo học đại học chính quy, học sinh phổ thông ở nước ngoài có thể học chương trình liên kết, do các trường đại học nước ngoài cấp bằng.
Nguyên tắc về tiêu chuẩn đầu vào, công nhận tín chỉ phải được các trường đại học chú trọng khi tiếp nhận du học sinh về nước. Ảnh minh họa: ĐH Việt Pháp.
Kiểm soát chất lượng chương trình liên kết
Trưởng phòng Đào tạo ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng đa số trường sẽ tiếp nhận học sinh quốc tế, du học sinh Việt Nam vào chương trình liên kết quốc tế.
"Chương trình này được dạy và học chủ yếu bằng tiếng Anh và theo chương trình nước ngoài. Các trường đại học nước ngoài cấp bằng cơ bản phù hợp mục tiêu của du học sinh", ông Triệu nói.
Ông cũng đánh giá chương trình chính quy của các trường đại học hiện nay, dù giảng dạy bằng tiếng Anh, khó phù hợp đối tượng này.
Có 2 vấn đề, hệ chính quy thường tuyển sinh gắn với kỳ thi tốt nghiệp THPT. Chương trình dù học bằng tiếng Anh, vẫn có một số học phần học bằng tiếng Việt như: Chủ nghĩa Mác - Lênin, giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất.
Dù vậy, PSG Bùi Quốc Triệu đánh giá đây là cơ hội cho các trường đại học trong nước.
"Dịch Covid-19 khiến nhiều người suy nghĩ lại về quan điểm du học. Du học như thế nào cho phù hợp và hiệu quả là cách điều chỉnh trong bối cảnh mới. Nhân cơ hội này, các trường đại học hoàn thiện công tác tuyển sinh, đào tạo, hướng đến đối tượng mới", PGS Triệu nhận định.
Bình luận về việc Bộ GD&ĐT "tuýt còi" hơn 200 chương trình liên kết quốc tế trong bối cảnh khuyến khích các trường tiếp nhận du học sinh về nước, PGS Triệu cho rằng đây là tín hiệu tốt.
"Việc hậu kiểm, đảm bảo chất lượng các chương trình liên kết cần được quan tâm hơn nữa. Thời gian vừa qua, các trường mở nhiều chương trình liên kết nhưng không đạt chuẩn. Động thái này của bộ cần tăng cường hơn trong thời gian tới", Trưởng phòng Đào tạo ĐH Kinh tế Quốc dân bày tỏ.
Kế hoạch du học dang dở vì Covid-19 Chương trình thí điểm đưa sinh viên quốc tế trở lại Australia, niềm hy vọng của du học sinh Việt Nam và các công ty tư vấn di trú, vừa được thông báo tạm hoãn không thời hạn. Chị Vân Nguyễn (Khánh Hòa) thẫn thờ khi nghe công ty tư vấn du học thông báo kế hoạch đưa sinh viên quốc tế trở...