Đại học RMIT Việt Nam có lãnh đạo mới
Tân Tổng Giám đốc RMIT Việt Nam – GS. Claire Macken là lãnh đạo giàu kinh nghiệm, và nhà giáo từng nhận nhiều giải thưởng quốc gia tại Australia.
GS. Claire Macken – Tổng Giám đốc RMIT Việt Nam
Theo thông cáo của Đại học RMIT, GS. Macken là người có kinh nghiệm làm việc trong cả lĩnh vực học thuật và kinh doanh. Bà từng giữ các chức vụ Giám đốc Giáo dục tại KPMG, lãnh đạo mảng giáo dục đại học và doanh nghiệp tại Apple, cũng như các vị trí giảng dạy cấp cao ở nhiều trường đại học. Bà là giảng viên nhận nhiều giải thưởng quốc gia tại Australia, bao gồm: Giải thưởng Giảng dạy xuất sắc Australia và Bằng khen của Hội đồng Dạy và Học Australia vì những thành tựu trong hoạt động gắn kết sinh viên.
GS. Macken có nhiều bằng cấp khác nhau, trong đó có bằng Tiến sĩ Khoa học, Chứng chỉ Sau đại học về giảng dạy đại học và trí thông minh nhân tạo trong kinh doanh, Cử nhân Nghệ thuật và Cử nhân Luật (danh dự). Bà còn có bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh và là tác giả của mười quyển sách và nhiều chương sách cũng như các bài báo chuyên ngành trong cả hai lĩnh vực luật và giáo dục đại học.
Tại Đại học RMIT, GS. Macken từng giữ các vị trí: quyền Giám đốc cấp cao phụ trách Học thuật và Sinh viên tại RMIT Việt Nam và Phó phân viện trưởng phụ trách Dạy và Học tại Phân viện Kinh doanh và Luật, RMIT Australia.
GS. Alec Cameron – Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Giám đốc Đại học RMIT cho biết, kể từ khi tham gia ban lãnh đạo RMIT Việt Nam, GS. Macken đã đóng góp đáng kể cho trường và tạo dựng được các mối liên kết vững chắc.
“Với nhiệt huyết trong việc nâng cao trải nghiệm sinh viên và xây dựng kết nối vững chắc với đội ngũ cán bộ giảng viên, cũng như hiểu biết và đánh giá cao hành trình phát triển và tiềm năng của Việt Nam, GS. Macken là ứng viên hết sức thích hợp để dẫn dắt trường trong giai đoạn phát triển tới đây”, GS. Cameron chia sẻ.
GS. Macken cũng thể hiện quan điểm đặc biệt quan tâm đến cách phát huy sức mạnh từ giáo dục để thay đổi mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội vì với bà giáo dục tác động đến bản thân từng người và xã hội quanh họ.
“Giáo dục đóng vai trò cực kỳ to lớn và thay đổi cuộc đời tôi rất nhiều. Giáo dục dạy cho tôi kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề cũng như kiến thức chuyên ngành”, Tân lãnh đạo Đại học RMIT Việt Nam cho hay.
“Tại Việt Nam, tôi nhận thấy Chính phủ và phụ huynh xem giáo dục là yếu tố quyết định đối với tương lai của con em họ. Và tôi nhận thấy sinh viên RMIT Việt Nam xem trọng việc học và giáo dục, còn phụ huynh thì quan tâm và đầu tư cho việc học của con. Môi trường dành cho sinh viên ở đây cũng rất tuyệt, với các câu lạc bộ và hoạt động khác nhau mà sinh viên dẫn dắt và tích cực tham gia”, bà Macken chia sẻ.
Video đang HOT
Đại học RMIT Việt Nam có bề dày lịch sử 22 năm, luôn đặt mục tiêu trở thành trường đại học hàng đầu trong kiến tạo thay đổi ở khu vực Đông Nam Á. Trên cương vị mới, GS. Macken bày tỏ kỳ vọng sẽ thúc đẩy các mục tiêu hàng đầu của RMIT Việt Nam và Đại học RMIT Australia bằng việc phát triển quan hệ đối tác và đồng minh chiến lược với chính phủ, doanh nghiệp, các ngành nghề cũng như các tổ chức giáo dục khác.
“Với vị thế trung tâm của hệ thống các cơ sở thuộc Đại học RMIT trong khu vực, RMIT Việt Nam sẽ hợp tác với các ngành nghề và chính phủ để xây dựng mạng lưới hợp tác trên khắp Đông Nam Á về trao đổi thương mại bao hàm, nền kinh tế trao quyền cho phụ nữ, các thành phố thông minh và bền vững, cũng như ổn định và hợp tác khu vực”, lãnh đạo RMIT Việt Nam khẳng định.
Nam sinh TP.HCM tiết lộ bí kíp giành suất bổng cấp 3 danh giá bậc nhất thế giới
Là người từng "apply" học bổng UWC, Nguyên Khoa đã đưa ra 10 lưu ý hữu ích dành cho các bạn học sinh.
Trần Nguyên Khoa, 21 tuổi, sinh sống tại TP. HCM, hiện đang là sinh viên trường Đại học RMIT. Em từng nhận được học bổng UWC trị giá 55.000 USD (khoảng 1,3 tỷ đồng) khi học lớp 10. Sau khi tốt nghiệp THPT, nam sinh có 2 năm học Đại học bên nước Mỹ.
Từ kinh nghiệm thực chiến, Nguyên Khoa sẽ đưa ra lời khuyên hữu ích cho các bạn học sinh về việc chinh phục học bổng UWC, mở ra cơ hội được học tập tại những ngôi trường danh tiếng bậc nhất thế giới.
UWC là gì? Tầm quan trọng của UWC đối với việc đi du học
UWC (United World Colleges) nghĩa là Trường Liên kết thế giới. Đây là hệ thống gồm 15 trường trên khắp thế giới. Học bổng UWC được đánh giá là học bổng cấp 3 toàn phần danh giá nhất thế giới với cơ hội nhận học bổng 100% tại 18 trường hàng đầu ở 4 châu lục. Với nhiều bạn trẻ năng động và có năng lực, thay vì chờ đến đại học mới xin học bổng thì ngay từ khi lên cấp 3 đã có thể chuẩn bị "apply" học bổng UWC.
Có 2 cách để trúng tuyển học bổng UWC. Cách đầu tiên, bạn có thể nộp qua NC (Natinal Committee), nghĩa là Hội đồng tuyển sinh của từng nước. Người được chọn gọi là cholars. Có khoảng 140 quốc gia có NC, một vài nước lớn như Canada thì sẽ có NC của từng bang. Cách thứ hai là nộp trực tiếp cho trường, gọi là day-student.
Chân dung nam sinh Trần Nguyên Khoa.
Tuy nhiên, điều kiện để bạn "apply" theo cách này là bạn phải trở thành công dân của quốc gia đó. Như vậy, đa số học sinh Việt Nam chỉ có thể chọn cách nộp qua NC. Đối với UWC, không có trường nào là trụ sở chính, tất cả đều như nhau. Các trường đều sử dụng ngôn ngữ chung là tiếng Anh. Mục tiêu chung của UWC là đào tạo học sinh trở thành những con người có tâm hồn rộng mở, có cái nhìn sâu sắc và đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của thế giới.
Mỗi trường sẽ có những đặc điểm riêng biệt. Bạn có thể tham khảo một số trường nằm trong hệ thống UWC như: UWC Atlantic (Wales), Pearson College UWC (Canada), UWC South East Asia (Singapore), UWC Adriatic (Ý), Red Cross Nordic UWC (Nauy), Robert Bosch UWC (Đức), UWC Changshu China (Trung Quốc),...
10 lưu ý "APPLY" học bổng UWC sát thời hạn
1. Có nhiều bạn đang phân vân không biết còn 1 tuần đóng đơn thì có nên "apply" UWC không. Các bạn có nhiều lý do khiến bản thân lo lắng như: Sợ năng lực mình không đủ tốt, sợ không chuẩn bị đủ profile (hồ sơ). Hay thậm chí, các bạn đã thực hiện hồ sơ nhưng giữa chừng bận rộn với những dự định khác nên nản chí.
Trả lời cho việc nên "apply" hay không là "rất nên nhưng cũng tuỳ lựa chọn của các bạn". Lý do là nếu các bạn đặt mục tiêu cao, hướng đến "apply" những ngôi trường Đại học top đầu thế giới thì mình nghĩ rất cần học bổng UWC. Ngoài GPA, bài luận, phỏng vấn, kỹ năng, hoạt động thể thao, kinh nghiệm thực tế, kỳ thực tập, hoạt động ngoại khoá, thành tích học thuật, tài chính thì danh tiếng của ngôi trường cấp 3 rất hữu ích cho quá trình "apply".
Học bổng UWC cũng gần giống việc bạn có giải trong kỳ thi HSG quốc gia, sẽ là điểm cộng khi "apply". Trúng tuyển UWC giúp bạn giảm bớt áp lực giữa "rừng" hồ sơ đến từ những học sinh ưu tú. Hơn thế, có học bổng UWC còn giúp bạn nâng tầm giá trị, mở ra nhiều cơ hội trúng tuyển Đại học top đầu sau này. Một học sinh UWC có điểm IELTS 7.5 sẽ đứng ngang tầm với học sinh IELTS 8 - 8.5 từ 1 trường khác (nếu những tiêu chí khác ngang nhau). Vì vậy, nếu các bạn quyết tâm vào Đại học danh giá thì "UWC is a must you should at least try" (UWC là điều bạn nên thử ít nhất là một lần).
Nguyên Khoa nhận học bổng UWC trị giá 55.000 USD (khoảng 1,3 tỷ đồng) khi học lớp 10.
Tuy nhiên nếu bạn lựa chọn những ngôi trường quốc tế ở Việt Nam như VinUni, Fulbright, RMIT thì hãy suy nghĩ về những trải nghiệm UWC mang lại. Việc học tập trong một môi trường đa quốc gia, đa bản sắc văn hóa thú vị lắm đấy. Giờ các trường Đại học không kỳ thị việc bạn "gap year" hay học muộn. Vì thế, việc bạn thiếu trải nghiệm ở cấp 3 sẽ được UWC hỗ trợ tối đa về kiến thức và kỹ năng, giúp "lấp đầy lỗ hổng" ấy.
Dù bạn đang ở trong hoàn cảnh nào, mình nghĩ UWC có thể cung cấp những thứ bạn đang thiếu nên đừng chần chữ nữa. Hơn nữa, việc "apply" vào UWC chỉ mất thời gian viết luận và điền thông tin, hoàn toàn không mất chi phí. Nhiều bạn sợ "apply" tốn thời gian, áp lực hay còn bận quá nhiều công việc khác nhưng mình nghĩ cứ làm theo bản thân mách bảo. Thú thật, trước đây hồ sơ "apply" của mình không được chỉn chu. Mình chỉ có 6 tiếng để chuẩn bị mọi thứ và không nghĩ sẽ trúng tuyển. Vì vậy, các bạn hãy dũng cảm bước ra vùng an toàn, hãy thử sức đi, còn chuyện đỗ hay trượt là do NC quyết định. Nếu may mắn được vào vòng trong, bạn sẽ mở rộng mối quan hệ, điều này mang lại nhiều lợi ích sau này.
2. Cứ bình tĩnh "take your time" (dành thời gian) cho việc "apply". Khi đã quyết định làm hồ sơ thì nên cẩn thận kiểm tra lại những ý mà bản thân đã trình bày. Hãy tự hỏi bản thân xem đây đã đúng ý tưởng, nguyện vọng mình muốn diễn đạt chưa. Đôi khi ý tưởng không cần bay bổng nhưng cần đảm bảo đúng nội dung muốn truyền tải. Không phải ai "apply" UWC cũng có năng lực tiếng Anh tuyệt vời nên hãy dùng google dịch để kiểm tra lại. Hãy nhớ dịch cả chiều ngược lại để kiểm tra ý của mình có bị lệch hay không.
3. Các bạn cần điền đầy đủ và chính xác thông tin cơ bản. Nếu bạn điền sai tên của bản thân, bố mẹ, email, số điện thoại thì cần xin NC chỉnh sửa lại. Điều này rất phức tạp, phiền phức.
4. Đừng nản chí vì còn ít thời gian "apply". Nhớ năm mình "apply" UWC, chỉ còn 1 tuần đóng đơn thì mình mới biết đến học bổng tuyệt vời này. Hai ngày sau mình bắt đầu đi xin thư giới thiệu. Vì vậy, nếu bạn nào chưa hoàn thành hồ sơ hay bây giờ mới bắt tay thực thiện thì hãy bình tĩnh, đừng quá lo lắng. Hãy cứ mạnh dạn "apply", làm được chỉn chu thì tốt, còn không cũng không sao, miễn là mình đã tạo cơ hội cho bản thân.
5. Về phần bài luận, mình nghĩ bạn nào bí ý tưởng thì có thể tưởng tượng, nếu người yêu/bạn thân/người mình tin tưởng nhất hỏi mình những câu đó. Và mình muốn trả lời họ thật lòng với mong muốn để họ hiểu tâm tư và ước mơ của mình thì sẽ có bài luận thú vị. Lúc mình "apply" cũng không ai hướng dẫn, mình chỉ tự tưởng tượng và triển khai.
6. Bạn đừng ngại rằng có yếu tố nào của bản thân sợ NC thấy không nổi bật. Mình từng tư vấn cho nhiều học sinh "apply", khi được hỏi về hoạt động ngoại khóa đã thực hiện, bạn ấy mới ngơ ngác hỏi lại: "Ủa, em được kể về những trải nghiệm đó ạ?". Tóm lại, nếu bạn có những trải nghiệm nào, dù chỉ là tham gia CLB bình thường bàn về anime (phim hoạt hình) hay là thành viên nhóm những người cùng thích về hiện tượng "xàm xí" nào về Vật lý cũng được.
7. Đối với phần "Technical Skill" (Kĩ năng Công nghệ), các bạn có thể điền những kỹ năng khác như: Hội hoạ, văn học, gấp giấy, giải tranh luận, nấu ăn, âm nhạc, bơi lội,...
8. Đối với phần "Supporting Document (Tài liệu bổ sung), các bạn đừng chỉ gửi đơn thuần giấy chứng nhận tham gia các hoạt động ngoại khóa. Các bạn nên đưa ra những sản phẩm đã làm như: Video đánh đàn, video ca hát và nhảy, các bức tranh, những bài tản văn, thơ, blog,... Mình thấy có khá nhiều blog thú vị như "Góc nhỏ của Hanh", "Chill with me",... Dù nó không quá chỉn chu hay được nhiều người follow (theo dõi) nhưng mình nghĩ NC vẫn "prefer" (thích hơn) vì thấy được nhiều khía cạnh của bản thân bạn hơn là những tờ giấy chứng nhận tẻ nhạt.
9. Về tài chính, các bạn không cần lo lắng nhiều, cứ điền đầy đủ theo form của NC, chủ yếu phần quan trọng nhất là khả năng gia đình hỗ trợ bao nhiêu. Ngoài ra, NC sẽ tự xử lý phần tài chính và trao cho bạn suất học bổng phù hợp với mức tài chính đó. Có nhiều bạn hỏi mình rằng tài chính có ảnh hưởng nhiều việc trúng tuyển không. Câu trả lời sẽ là có. Tuy nhiên, mình xin nhấn mạnh đây là góc nhìn của cá nhân mình. Bởi dù bạn "apply" học bổng nào, tài chính cũng sẽ tác động ít nhiều đến việc đó.
NC cũng từng chia sẻ: "Khi mọi thành phần của bộ hồ sơ đều quan trọng như nhau, ưu tiên sẽ được trao cho các học sinh không có điều kiện tiếp xúc với trải nghiệm tương đương hoặc học sinh có thể nhận được nhiều lợi ích nhất từ cơ hội này. Vì thế, học sinh đến từ các vùng nông thôn và học sinh có hoàn cảnh khó khăn được khuyến khích nộp đơn". Đừng lo lắng quá nhiều về vấn đề tài chính, thậm chí ngay chi phí "apply", các trường cũng không thu.
10. Ngay cả khi tiếng Anh không tốt, mình khuyên các bạn cứ viết tiếng Việt rồi dịch sang tiếng Anh bằng google dịch. Lúc phỏng vấn với ban tuyển sinh, các bạn có thể xin phỏng vấn bằng tiếng Việt. Và cứ thật thà trả lời rằng mình cần sự hỗ trợ của google dịch.
NC cũng đã nói: "Xin lưu ý, chúng tôi không yêu cầu bất kỳ bằng cấp, chứng chỉ tiếng Anh nào. Tuy nhiên, ứng viên nên biết cách giao tiếp và truyền đạt hiệu quả bằng tiếng Anh". Vì vậy, các bạn không biết tiếng Anh cũng được. Nhưng quan trọng bạn cần sẵn sàng học để có thể giao tiếp bằng tiếng Anh.
Tóm lại, tiếng Anh là con đường thuận lợi nhất để giao tiếp. Khi đi du học, nhà trường vẫn sẽ có những chương trình đào tạo tiếng Anh. Năm mình "apply" học bổng UWC, nhiều người vẫn trúng tuyển dù không biết "elephant" là voi hay "spaceship" là tàu vũ trụ. Và lúc mình đi du học, còn gặp một bạn từ châu Phi chỉ biết nói tiếng Pháp. Nhưng sau 1 năm, bạn ấy đã sử dụng tốt tiếng Anh để thuyết trình, học tập trên lớp, phát biểu và viết bài luận.
Nam sinh từng gây thương nhớ trong SV 2020 chỉ mất 2,5 năm để học xong ĐH quốc tế Nguyễn Hoàng Nam, 21 tuổi, tốt nghiệp sớm nhờ phương pháp đặc biệt. Cùng thời gian đó, cậu tổ chức nhiều chương trình gây ảnh hưởng lớn trong cộng đồng và để lại nhiều ấn tượng trong SV 2020. Bí quyết "networking" Hoàng Nam nhập học ngành Kinh tế và Tài chính tại Đại học RMIT tháng 10/2019 và tốt nghiệp đầu năm...