Đại học RMIT lần đầu tổ chức trực tuyến Ngày trải nghiệm cho học sinh trung học
Ngày trải nghiệm trực tuyến của Đại học RMIT sẽ diễn ra từ 9h30 đến 17h trong 4 ngày cuối tuần của tháng 11 (7-8/11 và 14-15/11). Với khung thời gian này, mỗi học sinh trung học phổ thông có thể tham dự tối đa 5 hoạt động trong ngày.
Vốn là sự kiện thường niên được khởi xướng từ năm 2015, Ngày trải nghiệm RMIT thu hút hàng nghìn học sinh trung học và phụ huynh tham dự mỗi năm tại Hà Nội và TP.HCM.
Năm nay, chuỗi Ngày trải nghiệm trực tuyến sẽ diễn ra trong bốn ngày 7- 8/11 và 14-15/11 dành cho học sinh, phụ huynh đang sinh sống ở Việt Nam và nước ngoài. Khách tham dự có thể đăng ký hàng loạt lớp học thử cùng các buổi hội thảo tương tác để hiểu hơn về trải nghiệm học tập tại RMIT. Phụ huynh và học sinh có thể xem lịch trình và đăng ký tham gia miễn phí tại đây.
Những năm trước, Ngày trải nghiệm được tổ chức riêng cho từng nhóm ngành kinh doanh, sáng tạo, công nghệ. Năm nay, Đại học RMIT đã chuyển hoàn toàn sang tổ chức trực tuyến và kết hợp tất cả các ngành học trong cùng một chuỗi sự kiện để đem lại trải nghiệm hoàn toàn mới.
Tham gia Ngày trải nghiệm trực tuyến, các học sinh có thể lựa chọn những lĩnh vực mình quan tâm nhất từ 22 lớp học thử online. Chẳng hạn, tại lớp học trải nghiệm của ngành CNTT mang tên “Xây nhà trên web”, học sinh có thể lam quen vơi cac ngôn ngư thiêt kê web va tư tay tạo website cua riêng mình. Còn tại lớp “Nhiếp ảnh trong tầm tay” của ngành Thiết kế truyền thông số, học sinh sẽ học cách biến điện thoại thông minh thành thiết bị chụp ảnh lợi hại như của nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
Mỗi lớp học đều do những giảng viên giàu kinh nghiệm của trường giảng dạy bằng tiếng Anh, dẫn dắt học sinh tìm hiểu về các môn học trong từng ngành. Học sinh có thể giao lưu và đặt câu hỏi trực tiếp cho giảng viên trong mỗi lớp.
Ngoài các lớp học thử, phụ huynh và học sinh có thể đến với các hội thảo thông tin về 3 nhóm ngành kinh doanh, sáng tạo, công nghệ để tham gia tọa đàm với người trong nghề về triển vọng sự nghiệp của các ngành này.
Chuỗi hội thảo này sẽ có góp mặt của các khách mời nổi tiếng, như đạo diễn phim “Ròm” – Trần Thanh Huy, Nhà sáng lập và Tổng giám đốc Công ty TRG International – Rick Yvanovich; Giám đốc điều hành Công ty ClickMedia Nguyễn Hải Hà; Giám đốc Chiến lược kinh doanh Microsoft Lê Đức Trung, Giám đốc thị trường Việt Nam của Consulus, Helena Phạm Thị Thu Hằng…
Video đang HOT
Các lớp học trải nghiệm giúp học sinh có thêm cơ sở để chọn đúng ngành khi vào đại học.
Cùng với đó, để giúp học sinh có thêm hành trang trước ngưỡng cửa đại học, RMIT cũng tổ chức các buổi giao lưu trực tuyến với sinh viên và cựu sinh viên trường. Tại đây, học sinh sẽ được lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm học tập trong môi trường đa văn hóa, giao lưu kết bạn với các bạn học quốc tế, cũng như cách xây dựng mối quan hệ với chuyên gia trong ngành.
Ngoài ra, những học sinh có nguyện vọng du học có thể gặp gỡ với đại diện RMIT từ cơ sở Melbourne (Úc), để tìm hiểu về cơ hội du học tại đây và cơ hội trao đổi tại hơn 200 đại học đối tác của RMIT trên khắp thế giới.
Bà Jan Clohessy, Giám đốc Marketing toàn cầu của RMIT cho biết, nhà trường đã triển khai giảng dạy trực tuyến để bắt nhịp với thời đại 4.0. Đặc biệt, trong thời gian thích ứng với đại dịch Covid-19 vừa qua, RMIT đã tổ chức thành công hàng trăm khóa học online cho sinh viên toàn cầu.
“Chuỗi sự kiện Ngày trải nghiệm trực tuyến thêm một lần nữa thể hiện khả năng nắm bắt xu hướng học tập trực tuyến của tương lai, đồng thời cũng mở rộng cơ hội tiếp cận cho nhiều sinh viên tương lai có mong muốn tìm hiểu thêm về RMIT”, bà Jan Clohessy chia sẻ.
Đại học RMIT ra mắt ngành Công nghệ Thông tin tại cơ sở Hà Nội
Sinh viên tương lai của trường sẽ có cơ hội tìm hiểu và đào sâu về nhiều mảng kiến thức cập nhật, phù hợp với xu thế công nghệ tương lai 4.0 như lập trình, khoa học dữ liệu (Data Science) và dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), app di động (Android, iOS)...
Chương trình sẽ ra mắt và tuyển sinh ngành Công nghệ Thông tin tại Hà Nội từ tháng 9/2020 và bắt đầu chính thức giảng dạy từ tháng 10/2021 sau hơn 10 năm có mặt tại cơ sở TP. HCM.
Nội dung giảng dạy được cập nhật nhằm đáp ứng sát sao nhu cầu của thị trường dựa trên ý kiến phản hồi mỗi 6 tháng một lần từ ban cố vấn gồm nhiều nhân sự làm việc tại công ty lớn trong ngành (VNG, KMS Technology, WizeLine, Bosch, Navigos...). Chất lượng sinh viên tốt nghiệp được Hiệp hội Máy tính Australia (ACS) công nhận.
Giảng viên của ngành đến từ các tổ chức và tập đoàn công nghệ lớn như: Tiến sĩ Đặng Phạm Thiên Duy, Chủ nhiệm cấp cao chương trình Cử nhân Công nghệ thông tin - giải Nghiên cứu xuất sắc của Hiệp hội Máy tính Úc (ACS), Tiến sĩ Jonathan Crellin - Cựu cố vấn cho Phòng Tội phạm công nghệ cao kiêm chuyên gia Điều tra pháp y máy tính (Anh), Tiến sĩ Yossi Nygate với hơn 15 bằng sáng chế công nghệ, Tiến sĩ Đinh Ngọc Minh từ Đại học Monash (Australia), Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thành - Cựu Giám đốc eMED, ...
Bà Julia Gaimster, Trưởng khoa Khoa học & Công nghệ, Đại học RMIT, cho biết chương trình đào tạo cử nhân công nghệ thông tin của trường này thuộc top 150 Đại học đào tạo ngành Kỹ thuật và Công nghệ tốt nhất toàn cầu, và Top 10 tại Úc (theo bảng xếp hạng uy tín QS Rankings của Anh).
Cũng theo bà Julia, sinh viên sẽ được đào tạo trong 3 năm, nhận bằng cử nhân có giá trị toàn cầu. Trong năm đầu, sinh viên sẽ theo học các môn nền tảng của khoa Khoa học - Công nghệ. Từ năm thứ 2, sinh viên được phép chọn học các môn tự chọn chuyên sâu thuộc các lĩnh vực như lập trình, khoa học dữ liệu (Data Science) và dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), app di động (Android, iOS)... - đều là những kiến thức cập nhật, phù hợp với xu thế công nghệ tương lai 4.0, mở ra cho sinh viên CNTT RMIT nhiều cơ hội lựa chọn công việc. Trong năm thứ 3, sinh viên có cơ hội tham gia các dự án làm việc trực tiếp với doanh nghiệp và được khuyến khích đi thực tập để tích lũy thêm kinh nghiệm trước khi ra trường. Tỉ lệ sinh viên thực tập được giữ lại làm việc sau tốt nghiệp của ngành IT tại RMIT hiện là 100%.
Sinh viên CNTT RMIT được đào tạo toàn diện để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nhân sự chất lượng cao
Chương trình học hoàn toàn bằng tiếng Anh giúp sinh viên cải thiện kỹ năng giao tiếp với đối tác nước ngoài, góp phần gia tăng cơ hội việc làm và thăng tiến nhanh sau khi tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, nhà trường còn đào tạo sinh viên kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng quản lý dự án, thuyết trình, cùng khả năng học hỏi nhanh chóng để đáp ứng nhanh chóng với các yêu cầu công việc thay đổi liên tục.
Trong quá trình học, sinh viên có thể tham gia các chương trình du học trao đổi và chuyển tiếp tại RMIT Melbourne (Australia) hoặc hơn 200 đại học đối tác của RMIT tại 40 nước trên thế giới với mức học phí đóng tại Việt Nam.
Sinh viên RMIT được học tập trong môi trường hiện đại, giàu tính thực tế
Sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin tại RMIT có bằng cấp quốc tế và đủ điều kiện làm việc tại nhiều nước thế giới, trong đó có 19 nước có ngành kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Australia, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore...
Theo đại diện của Đại học RMIT, trường ra mắt ngành công nghệ thông tin tại cơ sở Hà Nội trong bối cảnh thị trường tuyển dụng cần nhân sự chất lượng cao. Nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới đặt cơ sở làm việc tại Việt Nam như: Qualcomm mở văn phòng và phòng thí nghiệm đầu tiên tại Hà Nội, Google chọn Bắc Ninh đầu tư sản xuất điện thoại Pixel, Amazon và Home Depot tăng cường nguồn cung ứng tại Việt Nam, Samsung cũng xây trung tâm nghiên cứu mới với quy mô lớn khu vực ở thủ đô...
Sinh viên CNTT RMIT được học những kiến thức và kĩ năng thực tế
Theo khảo sát của website Topcv, trong quý 1 năm 2020, ngành công nghệ thông tin có nhu cầu tuyển dụng tăng cao (50%). Nhân sự mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở thời kỳ mới cần có năng lực chuyên môn vững vàng, có kỹ năng mềm và thành thạo ngoại ngữ để thích ứng trong môi trường đa quốc gia. Để đáp ứng nhu cầu này, RMIT đã mang thế mạnh đào tạo cử nhân công nghệ thông tin từ TP HCM ra Hà Nội.
Tại Đại học RMIT, sinh viên được học tập trên nền tảng công nghệ tiên tiến, cơ sở vật chất và trang thiết bị đẳng cấp quốc tế. Trường áp dụng phương pháp Authentic Assessment (Đánh giá toàn diện) để chấm điểm sinh viên qua các bài kiểm tra mở, dự án làm việc theo nhóm, bài thuyết trình...
Theo thống kê của trường, có đến 95% sinh viên có việc làm sau 3 tháng ra trường và 5% học lên cao. Với 3 yếu tố: chuyên môn cao, kỹ năng mềm vững, ngoại ngữ tốt, sinh viên mang thương hiệu RMIT có nhiều triển vọng thăng tiến lên lập trình viên cấp cao, quản lý dự án, giám đốc công nghệ...
Nếu quan tâm tới ngành này, bạn có thể đăng ký tham dự tọa đàm trực tuyến "Triển vọng ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam thời hậu COVID" với sự tham gia của chuyên gia trong ngành, giảng viên và cựu sinh viên RMIT. Cùng ngày, trường tổ chức hoạt động Lớp học thử online ngành công nghệ thông tin với Tiến sĩ Jonathan Crellin vào 15 - 16h.
Da điện tử phản ứng với cơn đau như con người Các nhà nghiên cứu Đại học RMIT (Úc) đã phát triển một loại da nhân tạo có thể phản ứng với cơn đau giống như con người, cung cấp phản hồi "gần như tức thì" nếu áp suất và nhiệt độ chạm mức khiến ai đó kêu lên. Da nhân tạo được phát triển giống da người Theo Engadget, nguyên mẫu da điện...