Đại học Quốc gia TP HCM công bố cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2020
Bài thi đánh giá năng lực năm 2020 gồm 120 câu với ba phần sử dụng ngôn ngữ, toán học – tư duy logic, phân tích số liệu và giải quyết vấn đề.
Ảnh minh hoạ
Đại học Quốc gia TP HCM vừa công bố cấu trúc và bài thi đánh giá năng lực, được xây dựng theo cách tiếp cận đề thi SAT (Scholastic Assessment Test) của Mỹ và TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh. Thí sinh thực hiện 120 câu trắc nghiệm trong 150 phút.
Phần sử dụng ngôn ngữ với 40 câu, gồm hai phần tiếng Việt và tiếng Anh. Với câu hỏi tiếng Việt, đề đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản, khả năng cảm thụ, phân tích các tác phẩm văn học. Đề thi tích hợp nhiều kiến thức về ngữ văn, đòi hỏi thí sinh nắm vững những kỹ năng thực hành tiếng Việt.
Ở câu hỏi tiếng Anh, đề đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ này ở cấp độ A2-B1 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc với các nội dung: lựa chọn cấu trúc câu, nhận diện lỗi sai, đọc hiểu câu, đọc hiểu đoạn văn.
Phần toán học, tư duy logic và phân tích số liệu với 30 câu hỏi, đánh giá khả năng áp dụng các kiến thức toán học; tư duy logic; diễn giải, so sánh phân tích số liệu.
Nội dung chủ yếu của toán học gồm: ứng dụng của đạo hàm để khảo sát hàm số, số phức, hình học thuần túy, hình học tọa độ, tích phân và ứng dụng của tích phân, tổ hợp và xác suất, hàm số mũ và hàm số logarit, giải toán bằng cách lập hệ phương trình, giải hệ phương trình nghiệm nguyên.
Video đang HOT
Các câu hỏi tư duy logic đánh giá khả năng suy luận thông qua các hình thức logic đơn lẻ và nhóm logic tình huống. Dựa vào các thông tin được cung cấp trong mỗi tình huống logic cùng với kỹ năng suy luận và phân tích, thí sinh tìm phương án khả thi cho các giả định được đưa ra.
Câu hỏi phân tích số liệu đánh giá khả năng đọc và phân tích số liệu thực tế thông qua các sơ đồ và các bảng số liệu. Các sơ đồ và bảng biểu xuất hiện trong đề thi gồm: biểu đồ tròn, biểu đồ Venn, biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ dạng bảng số liệu.
Cuối cùng, phần giải quyết vấn đề với 50 câu, đánh giá khả năng hiểu các kiến thức giáo khoa cơ bản và áp dụng để giải quyết các vấn đề cụ thể thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (hóa học, vật lý, sinh học) và khoa học xã hội (địa lý, lịch sử).
Năm 2020, Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 vào ngày 29-3 tại TP HCM, Bến Tre, An Giang, Khánh Hoà; đợt 2 ngày 5-7 tại TP HCM, Cần Thơ, Khánh Hoà.
Mùa tuyển sinh năm 2019, ngoài 8 trường, khoa thành viên Đại học Quốc gia TP HCM, 24 trường cao đẳng, đại học khác cũng sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển. Năm sau, con số này dự kiến lên đến 40.
H. Lân
Theo nguoilaodong
Nhiều trường tiếp tục dùng kết quả thi đánh giá năng lực để xét tuyển
Ngày 12/12, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh công bố ngày thi chính thức và bài thi mẫu kỳ thi đánh giá năng lực năm 2020.
Ảnh minh họa
Theo đó, bài thi đánh giá năng lực gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan với thời gian làm bài 150 phút. Đề thi gồm 3 phần: Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu; Giải quyết vấn đề.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề.
Trong đề cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản nhằm đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng.
Bài thi được xây dựng theo cách tiếp cận như đề thi SAT (Scholastic Assessment Test) của Hoa kỳ và đề thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh.
Năm nay, kỳ thi cũng được tổ chức thành 2 đợt nhưng sẽ tăng địa điểm thi để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh tham dự.
Cụ thể, kỳ thi được tổ chức vào tháng 3 và tháng 7/2020, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre, An Giang, Cần Thơ và Nha Trang (thêm 2 điểm so với năm 2019).
Dự kiến số trường sử dụng kết quả kỳ thi để tuyển sinh năm 2020 sẽ tăng lên 40 trường, gồm 10 đơn vị thành viên và khoảng 30 đơn vị ngoài hệ thống.
Kỳ thi đánh giá năng lực được Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thí điểm năm 2018, kết quả của kỳ thi này chỉ được được sử dụng để xét tuyển vào các trường đại học trong hệ thống.
Năm 2019, ngoài các trường đại học thành viên của hệ thống, đã có 24 trường đại học, cao đẳng ngoài hệ thống sử dụng kết quả kỳ thi để tuyển sinh; có hơn 40.000 thí sinh trong cả nước tham gia kỳ thi này (tăng gấp 8 lần năm 2018).
Trong vài năm gần đây, việc tổ chức và sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển được nhiều trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh lựa chọn.
Cùng với Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, dự kiến năm 2020, một số trường cũng tiếp tục tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực riêng để tuyển sinh như Trường Đại học Công nghệ thành phố, Trường Đại học quốc tế Hồng Bàng...
Đánh giá về việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển sinh, nhiều giáo viên cho rằng đây là hình thức cải tiến để giáo viên đổi mới cách thức ra đề, học sinh thay đổi cách thức làm bài, tạo cho cả học sinh và giáo viên sự hứng thú trong quá trình học./.
Theo T.Hoài/TTXVN/bnews
ĐH Quốc gia TP.HCM công bố mẫu đề thi đánh giá năng lực năm 2020 Năm 2020, khoảng 40 trường dự kiến sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực để tuyển sinh. ĐH Quốc gia TP.HCM cũng tổ chức thêm địa điểm thi để thuận tiện cho thí sinh. Sáng 12/12, ĐH Quốc gia TP.HCM công bố mẫu đề thi đánh giá năng lực năm 2020 và các thông tin tổ chức kỳ thi năm...