Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trao học bổng cho sinh viên nghèo
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trao học bổng toàn phần Nutifood cho 16 sinh viên nghèo.
Ngày 22/7/2020, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ trao học bổng toàn phần Nutifood, dành cho các sinh viên đang theo học ở các trường đại học, khoa thành viên trực thuộc.
Có tổng cộng 16 bạn sinh viên được nhận học bổng trong đợt này, trong đó có 1 suất học bổng lớn nhất trị giá 50 triệu đồng dành cho một bạn sinh viên năm nhất.
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trao học bổng cho sinh viên nghèo (ảnh: P.L)
Tùy thuộc vào số năm sinh viên đang theo học thực tế sẽ có những giá trị học bổng khác nhau. Ngoài ra, còn có 1 suất học bổng ẩn danh trị giá 50 triệu đồng từ một nhà tài trợ ẩn danh.
Những sinh viên được nhận học bổng trong đợt này đều có hoàn cảnh rất khó khăn về kinh tế, khuyết tật, gia đình thuộc các hộ cận nghèo/nghèo, sinh viên mồ côi cha hoặc mẹ, hoặc cả cha lẫn mẹ không có nơi nương tựa.
Video đang HOT
Canada: Những trường đại học nhận được tài trợ "khủng" nhất năm 2019
Các khoản tài trợ giúp cho trường đại học có thêm nguồn lực đầu tư và kinh phí hoạt động. Đối với nhiều trường đại học tại Canada, khoản thu nhập bổ sung này chiếm tới gần 5% tổng giá trị tài sản.
Phần lớn tài trợ đều gắn liền với những hướng dẫn về hạng mục chi tiêu đối với từng khoản tiền của mỗi năm. Thậm chí, có những nhà tài trợ còn giới hạn việc chi tiêu của các trường bằng thỏa thuận riêng.
Ví dụ như, các nhà tài trợ có thể quyết định phần trăm số tiền sẽ được dùng cho học bổng tài năng hoặc những học bổng theo nhu cầu. Một phần khác được dùng để có thể mời được những giáo sư hoặc nhà giáo dục hàng đầu thế giới đến giảng dạy tại trường.
Ngoài những quy định giới hạn trên, các trường hoàn toàn có thể sử dụng phần còn lại được phân bổ như một khoản thu nhập tiêu chuẩn của trường.
Đại học Toronto, ngôi trường nhận được nhiều tài trợ nhất năm 2019 (Ảnh: University of Toronto)
Thu nhập đầu từ bằng tiền tài trợ có thể giúp giảm đáng kể học phí cho sinh viên bởi lẽ các trường đã có một nguồn thu sẵn sàng.
Ví dụ, nếu khoản tài trợ dành cho trường sinh lợi tổng cộng 150 triệu đô và giới hạn chi tiêu là 5%, điều này có nghĩa là trường đã có sẵn một khoản thu trị giá 7,5 triệu đô.
Trong đó, nếu ban đầu số tiền 5,5 triệu đô là dành cho các loại quỹ tài trợ, thì 2 triệu đô có thể được sử dụng để trả các khoản nợ hoặc thanh toán chi phí, các khoản tiết kiệm còn lại có thể dành để hỗ trợ sinh viên.
Tuy nhiên, bởi vì các trường đại học phụ thuộc vào lợi nhuận đầu tư từ thu nhập bổ sung, đôi khi sẽ có rắc rối phát sinh nếu việc đầu tư không sinh lời. Vì vậy, phần lớn các khoản tài trợ được quản lý bởi những chuyên gia để đảm bảo việc đầu tư phù hợp với chính sách phân bổ nói trên.
Dưới đây là 10 ngôi trường tại Canada nhận được nhiều tài trợ nhất năm 2019 (đơn vị tính: đô la Canada)
1. Đại học Toronto: 2,38 tỷ
2. Đại học British Columbia: 2,182 tỷ
3. Đại học McGil: 1,65 tỷ
4. Đại học Alberta: 1,3 tỷ
5. Đại học Calgary: 1,2 tỷ
6. Đại học Queen: 1,085 tỷ
7. Đại học Western: 746,5 triệu
8. Đại học McMaster: 727,4 triệu
9. Đại học Dalhousie: 481,4 triệu
10. Đại học Victoria, Toronto: 473,9 triệu
Trao học bổng "Tiếp bước đến trường" cho sinh viên Trường Đại học An Giang Chiều 10-7, Trường Đại học An Giang phối hợp Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang, Công ty TNHH MTV Khai thác và Chế biến đá An Giang tổ chức lễ trao học bổng "Tiếp bước đến trường" cho sinh viên của trường. Trao học bổng "Tiếp bước đến trường" cho 10 sinh viên nghèo, vượt khó học giỏi Hiệu trưởng Trường...