Đại học Quốc gia Hà Nội: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh Nam Bộ
Ngày 22/9, tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân chủ trì hội thảo với tổ công tác xây dựng đề án đào tạo lưu học sinh miền nam.
Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân chủ trì Hội thảo.
Dự kiến, đề án sẽ được Đại học Quốc gia Hà Nội thí điểm triển khai từ năm học 2023-2024 nhằm phối hợp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao bậc đại học và sau đại học cho các tỉnh thuộc khu vực Nam Bộ.
Phát biểu tại hội thảo, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân cho biết tính cấp thiết của đề án cũng như thực trạng nhu cầu đào tạo của các trường đại học ở khu vực miền nam. Đại học Quốc gia Hà Nội cam kết đề án được triển khai sẽ góp phần đáp ứng đủ cung cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của địa phương.
Công thức đào tạo của đề án sẽ áp dụng triển khai chung cho chương trình tuyển sinh ở các đơn vị, theo mô hình 1 (tức là 1 năm đào tạo tại trường đại học địa phương và các năm tiếp theo sinh viên sẽ theo học tại Đại học Quốc gia Hà Nội).
Video đang HOT
Đề án sẽ thu hút lưu học sinh từ các địa phương, đào tạo bồi dưỡng lưu học sinh các tỉnh phía nam gồm cả Trung Nam Bộ ra học tập tại địa bàn Hà Nội. Tại đây, lưu học sinh vừa được giao lưu văn hóa, vừa được học tập các chương trình học khoa học cơ bản và các ngành ứng dụng chất lượng cao mà thị trường lao động đang có nhu cầu lớn.
Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân nhấn mạnh, đề án sẽ được thực hiện theo hình thức phối hợp trao đổi sinh viên, giảng viên của Đại học Quốc gia Hà Nội và địa phương theo định hướng một phần hoặc toàn phần, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ cả 2 bên có thể tham gia thực hiện. Đồng thời, cùng tham gia phát triển ngành nghề tại các trường địa phương, phù hợp với nhu cầu của sinh viên.
Trong thời gian thí điểm, công thức đào tạo của đề án sẽ áp dụng triển khai chung cho chương trình tuyển sinh ở các đơn vị, theo mô hình 1 (tức là 1 năm đào tạo tại trường đại học địa phương và các năm tiếp theo sinh viên sẽ theo học tại Đại học Quốc gia Hà Nội).
Ngoài ra, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ triển khai các quỹ học bổng từ các nguồn lực xã hội để nhằm gia tăng các gói học bổng cao, hỗ trợ chi phí nội trú, sinh hoạt cho lưu học sinh với một số ngành khoa học cơ bản và ngành học ứng dụng có tính cấp thiết.
Trong thời gian tới, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ nhanh chóng phối hợp với một số trường đại học phía nam lập tổ công tác xây dựng đề án đào tạo lưu học sinh miền nam tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Với phương châm đáp ứng được nhu cầu của sinh viên, học viên, nhu cấp cấp thiết của xã hội, các chương trình tuyển sinh phù hợp với thời cuộc nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực miền nam nói riêng và cả nước nói chung.
Theo Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Hoàng Hải, Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng nhu cầu của sinh viên miền Nam có mong muốn được tiếp cận trình độ quốc tế và khu vực. Mục đích là của đề án là tiếp cận tinh hoa, vì vậy các ngành đào tạo sẽ gắn với khoa học cơ bản và các ngành ứng dụng có nhu cầu cấp thiết. Hai bên sẽ cũng phối hợp để có phương án hỗ trợ tài chính phân khai theo lĩnh vực để phù hợp với từng ngành, bảo đảm nguồn nhân lực đầu vào, đầu ra.
Đề án sẽ là tiên phong trong việc phối hợp đào tạo theo mô hình này để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Tại hội thảo, đại diện các trường đại học miền nam như: Trường đại học Phạm Văn Đồng, Trường đại học Kiên Giang, Trường đại học Đồng Tháp, Trường đại học Tây Nguyên, Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long … đã đánh giá cao về sáng kiến của Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề án là yếu tố then chốt để các trường giải quyết được bài toán khó khăn chung về mở ngành mới, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu việc làm cho khu vực.
Đại diện các trường mong muốn sinh viên khu vực đồng bằng sông Cửu Long khi tham gia đào tạo tại Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ được học và đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chất lượng cao, liên ngành, đa ngành tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Các trường đều mong muốn được hợp tác theo hình thức trao đổi giảng viên và sinh viên, Đại học Quốc gia Hà Nội cấp chứng nhận tín chỉ.
Việc tổ chức đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh Nam Bộ là việc làm cấp thiết, bổ sung nguồn nhân lực trình độ cao cho khu vực. Đại học Quốc gia Hà Nội và các trường đại học Nam Bộ là những cơ sở giáo dục có đầy đủ các điều kiện để thực hiện các chương trình đào tạo này. Đại học Quốc gia Hà Nội tin tưởng, đề án sẽ là tiên phong trong việc phối hợp đào tạo theo mô hình này để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Trong tương lai, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ nhân rộng mô hình tại các trường đại học ở phía bắc.
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội kỷ niệm 30 năm giảng dạy tiếng Nhật
Tiếng Nhật được giảng dạy tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội từ năm 1992.
Trải qua 30 năm phát triển ngành tiếng Nhật, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản đã dần vững bước khẳng định vị thế và uy tín trong lĩnh vực đào tạo nói chung và giảng dạy tiếng Nhật nói riêng trong cả nước.
Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản đón nhận Bằng khen của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm giảng dạy tiếng Nhật (1992-2022).
Trưởng Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản, TS Đào Thị Nga My cho biết: Trải qua 30 năm phấn đấu, từ một môn tiếng Nhật chỉ với 2 giảng viên, nay Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản đã trở thành một khoa đào tạo uy tín trong số các cơ quan giảng dạy tiếng Nhật tại Việt Nam, có vai trò tiên phong trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và cống hiến cho xã hội. Hằng năm, khoa đào tạo cho xã hội hơn 200 cử nhân tiếng Nhật, làm việc trong các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp, trường học, văn phòng đại diện và nỗ lực cống hiến cho sự phát triển của mối quan hệ hữu nghị Nhật-Việt.
Theo TS Đào Thị Nga My, đây là dịp để thầy và trò cùng nhìn lại chặng đường đã qua rất đáng tự hào, ôn lại kỷ niệm gắn bó một thời thanh xuân, là dịp để các sinh viên gửi những lời tri ân tới các thầy cô. Những điều này sẽ là hành trang để thầy và trò tiếp tục xây dựng ngành tiếng Nhật, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ mới, phát triển lên một tầm cao mới, giữ vững thương hiệu và uy tín của Nhà trường, của khoa.
Ông Watanabe Shige, Phó Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam nhấn mạnh: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong việc hợp tác và liên kết các trường đại học, các cơ quan tổ chức đang giảng dạy tiếng Nhật, trên cơ sở đó hoàn thiện hơn nữa công tác giảng dạy tiếng Nhật, đào tạo được nguồn nhân lực tiếng Nhật ưu tú có thể gánh vác vai trò quan trọng cho quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam trong tương lai.
Tại buổi lễ, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản đón nhận Bằng khen của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội và kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục.
Nằm trong khuôn khổ hoạt động kỷ niệm 30 năm giảng dạy tiếng Nhật, Trường Đại học ngoại ngữ sẽ tổ chức chuỗi các hoạt động chào mừng như: Hội thảo quốc tế "Dạy và học tiếng Nhật tại Việt Nam từ cách nhìn đa chiều; Tuyển dụng và bảo đảm ổn định nguồn nhân lực nước ngoài tại Nhật Bản và châu Á"; Hoạt động trải nghiệm văn hóa và giao lưu doanh nghiệp.
Hà Nội kiến nghị cơ chế đặc thù xây trường chuẩn quốc gia Sở GD&ĐT Hà Nội đề xuất tháo gỡ khó khăn cho công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố như cho phép tính diện tích sàn sử dụng thay thế cho diện tích đất, cho phép nâng tầng các khối xây dựng. Hà Nội kiến nghị cơ chế đặc thù xây trường chuẩn quốc gia Không ngừng nâng...