Đại học quốc gia cần có nhà lãnh đạo chuyên nghiệp, gắn bó lâu dài

Theo dõi VGT trên

Dư luận cho rằng Đại học Quốc gia cần nhà lãnh đạo chuyên nghiệp, chứ không phải dành cho những ai xem đây là “chiếu nghỉ” để chuẩn bị thuyên chuyển, thăng tiến.

Vào đầu thập niên 1990, khi Chính phủ chủ trương xây dựng một số trường đại học mạnh cho nước ta, Thủ tướng Võ Văn Kiệt yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo thiết kế các đại học này và Bộ đã đề nghị xây dựng hai đại học quốc gia Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, ba đại học vùng theo mô hình đại học đa lĩnh vực. Tuy nhiên việc thực hiện đã diễn ra không đúng như thiết kế.

Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh chỉ ra rằng, việc sáp nhập một số trường đại học mang tính đơn ngành thành Đại học Quốc gia là một chủ trương đúng của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các trường thành viên cộng lại để có một đại học (university) theo đúng nghĩa và là nơi Nhà nước có thể đầu tư mạnh mẽ để phát triển nâng tầm giáo dục đại học nước nhà.

Sau gần 3 thập kỷ cho thấy, 2 Đại học Quốc gia có khá nhiều thành tích trong đào tạo và nghiên cứu cung cấp cho đất nước nhiều nhà nghiên cứu và giảng viên ở nhiều trường đại học. Tuy nhiên, kết quả đạt được có thể chưa đáp ứng được kỳ vọng to lớn như mục tiêu ban đầu.

“Theo tôi, nguyên nhân có thể do từ quá trình sáp nhập, mô hình quản lý chưa hoàn thiện, đặc biệt văn hoá tổ chức của các trường thành viên trước và sau sáp nhập.

Trước hết chúng ta đã sáp nhập một cách khiên cưỡng cơ học khiến sau một thời gian phải cho một số trường “ly dị”. Một vài trường sau khi tách ra khỏi Đại học Quốc gia thì phát triển rất mạnh mẽ như trường Đại học sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh là một ví dụ. Có thể xem đó là cuộc hôn nhân sắp xếp (mariage aranged) dùng quyền lực hành chính vội vã nên không bền vững lại cộng với việc thiếu ý chí, cách làm bài bản cũng như thiếu nguồn lực để hiện thực hoá mục tiêu ban đầu”, Tiến sĩ Vinh phân tích.

Đại học quốc gia cần có nhà lãnh đạo chuyên nghiệp, gắn bó lâu dài - Hình 1

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh (ảnh: NVCC)

Trong điều kiện của Trung Quốc tương tự như Việt Nam thì Trung Quốc dường như có những thành công trong việc sắp xếp lại hệ thống giáo dục đại học của họ. Ví dụ như Đại học Chiết Giang quy mô sinh viên đại học lên đến trên 46.000 người với 98 ngành đào tạo, có đến 193 chương trình sau đại học và 106 chương trình đào tạo tiến sĩ sau khi sáp nhập các trường Đại học Chiết Giang, Đại học Hàng Châu, Đại học Nông nghiệp Chiết Giang, và Đại học Y Chiết Giang năm 1988 và trở thành Đại học lớn nhất của Trung Quốc (năm 2000).

Động cơ hàng đầu của việc sáp nhập hình thành những đại học lớn là tăng sức cạnh tranh thế giới của Trung Quốc vào những năm 1990. Bài học thành công của Trung Quốc là tái cấu trúc lại bộ máy Chính phủ khiến các bộ ngành giảm tối thiểu và những trường đại học trực thuộc các bộ ngành muốn tồn tại có hai lựa chọn hoặc được giao về địa phương hoặc sáp nhập lại thành các đại học.

Trung Quốc lúc ban đầu sáp nhập cũng phải mất hơn 10 năm tranh cãi do những xung đột về văn hóa, nhân sự, áp lực quản lý các đại học quy mô lớn. Chính phủ Trung Quốc tăng cường quản lý và khuyến khích sáp nhật thông qua cơ chế trợ cấp tài chính.

Video đang HOT

“Về mô hình quản lý đang cho thấy sự bất cập trong công tác quản trị tổ chức khiến có người ví Đại học Quốc gia của ta như một “rổ khoai tây” thiếu đi sự hợp tác liên kết cần thiết. Đại học Quốc gia vừa tự chủ, các trường thành viên cũng phải tự chủ và tính độc lập của tự chủ trường thành viên khiến cho một tổ chức mất đi hoặc giảm đi tính “hữu cơ ” vốn có.

Trong khi thế giới thực khoa học công nghệ và thị trường lao động rất cần những chuyên gia, những nhà chuyên nghiệp có năng lực tích hợp liên ngành thì dường như Đại học Quốc gia chưa cho thấy đươc sự hợp tác giữa các trường thành viên cùng phát triển các chương trình tích hợp như nhiều đại học trên thế giới đang làm”, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh chỉ rõ.

Đại học quốc gia cần có nhà lãnh đạo chuyên nghiệp, gắn bó lâu dài - Hình 2

Mô hình quản lý đang cho thấy sự bất cập trong công tác quản trị tổ chức khiến có người ví Đại học Quốc gia của ta như một “rổ khoai tây” thiếu đi sự hợp tác liên kết cần thiết. (ảnh minh họa: nguồn VTV)

Từ thực tế đó, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh cho rằng, rõ ràng khâu lãnh đạo (leadership) có vấn đề. Đó là chưa kể dư luận cho rằng Đại học Quốc gia cần nhà lãnh đạo chuyên nghiệp, chứ không phải dành cho những ai xem đây là “chiếu nghỉ” để chuẩn bị thuyên chuyển, thăng tiến lên các nấc trong hệ thống chính trị. Bởi lẽ nếu Đại học Quốc gia chỉ là một nơi dừng chân tạm thời thì khó đòi hỏi người lãnh đạo toàn tâm toàn ý để phát triển thành một trung tâm nghiên cứu và giảng dạy mang tầm khu vực và quốc tế.

Chỉ riêng việc phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội ở địa điểm mới (tức là ở Hòa Lạc) mà hơn một thập kỷ nay vẫn chậm chạp cho thấy những hạn chế trong khâu lãnh đạo cũng như trong việc đầu tư nguồn lực.

Cuối cùng, Tiến sĩ Vinh cho đó là văn hoá tổ chức còn theo bám vào các trường thành viên và khó có sự thống nhất văn hoá tổ chức của một đại học nếu thiếu đi một tầm nhìn và đường lối lãnh đạo đúng đắn thuyết phục trong tổ chức.

Điều này có thể là rào cản cho sự hợp tác, khiến cho các vector không cùng phương cùng chiều với nhau tạo lên sức mạnh tổng hợp của các trường thành viên. Tổ chức phải là một khối thống nhất trong đa dạng đòi hỏi phải được quản trị chuyên nghiệp và quán triệt tinh thần dân chủ trong các quyết định liên quan đến lợi ích và trách nhiệm mỗi bên liên quan trong khung khổ luật pháp.

Cuộc đấu tranh quyền lực giữa Đại học Quốc gia và các trường thành viên vẫn còn hiển hiện với yêu cầu tự chủ tối đa của trường thành viên và ý chí muốn kiểm soát quyền lực của ban lãnh đạo Đại học Quốc gia.

“Nay Đại học Quốc gia Hà Nội vừa có Giám đốc mới, hy vọng tân giám đốc toàn tâm toàn ý phát triển đại học này để đáp ứng kỳ vọng của xã hội mà không phải vì những động cơ khác”, vị này gửi gắm.

Việc phát triển 2 đại học quốc gia không theo đúng như thiết kế

Theo Giáo sư Lâm Quang Thiệp: "Việc triển khai xây dựng các đại học quốc gia theo mô hình đại học đa lĩnh vực diễn ra không được suôn sẻ".

Vào đầu thập niên 1990, khi Chính phủ chủ trương xây dựng một số trường đại học mạnh cho nước ta, Thủ tướng Võ Văn Kiệt yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo thiết kế các đại học này và Bộ đã đề nghị xây dựng hai đại học quốc gia Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh theo mô hình đại học đa lĩnh vực. Thay đổi mô hình các cơ sở giáo dục đại học là một trong những chủ trương quan trọng của đổi mới giáo dục đại học. Tuy nhiên việc thực hiện đã diễn ra không đúng như thiết kế.

Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư Lâm Quang Thiệp - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: "Việc triển khai xây dựng các đại học quốc gia theo mô hình đại học đa lĩnh vực diễn ra không được suôn sẻ, theo nhiều tình huống khác nhau".

Giáo sư Lâm Quang Thiệp phân tích, đối với Đại học Quốc gia Hà Nội, Nghị định 97/CP ngày 10/12/1993 đã quyết định sáp nhập Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Nghị định này được thực hiện rất khó khăn vì có nhiều ý kiến khác nhau. Đại học Tổng hợp và Đại học Sư phạm được nhập một cách máy móc nhưng không "hòa hợp" được.

Một trong các phản ứng gay gắt là ý kiến bảo vệ kiểu trường Đại học Sư phạm chỉ đào tạo giáo viên theo mô hình đơn lĩnh vực của Liên Xô. Sau một thời gian nhập mà không hòa, năm 2000 Trường Đại học Sư phạm lại được quyết định tách ra khỏi Đại học Quốc gia Hà Nội.

Việc phát triển 2 đại học quốc gia không theo đúng như thiết kế - Hình 1

Giáo sư Lâm Quang Thiệp (ảnh: Thùy Linh)

Đối với Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh một tình huống khác đã diễn ra. Vào đầu thời kỳ đổi mới, khoảng năm 1988, quy mô các trường đại học nước ta đều rất nhỏ bé, thường dưới một nghìn sinh viên, nên phương án sáp nhập 9 trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để thành lập Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã được đề xuất, và Nghị định 16/CP của Chính phủ ngày 27/1 /1995 đã quyết định trên tinh thần đó.

Tuy nhiên, đến khi thực hiện các phương án này vào năm 1995 thì quy mô các trường đại học đơn ngành đã tăng lên rất nhiều, do đó việc nhập quá nhiều trường đại học đơn ngành sẽ tạo nên một đại học đa lĩnh vực quá lớn. Đó là lý do mà vào năm 2001 Chính phủ quyết định tổ chức lại và giảm bớt quy mô của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh bằng cách đưa ra ngoài bớt một số trường thành viên.

Rõ ràng, những khó khăn về tổ chức trong quá trình thành lập các đại học quốc gia đã dẫn đến một hệ quả đáng tiếc, đó là: các đại học đa lĩnh vực không giữ được mô hình university như đã thiết kế. Một trong các lý do thực chất làm cho các trường thành viên phản đối khi được sáp nhập, đó là khả năng mất nhiều "ghế" quản lý, và quan niệm "trường" bị hạ cấp thành "khoa".

Các nhà tổ chức phải thỏa hiệp bằng cách hứa hẹn giữ nguyên vị trí các trường thành viên, không thay đổi các chức vụ quản lý trước đây, do đó các quy chế được xây dựng theo mô hình các đại học hai cấp. Theo mô hình này, hoạt động trong các trường thành viên hầu như vẫn giữ như cũ, kết nối giữa các trường thành viên với nhau rất lỏng lẻo, và cấp quản lý trên cùng của "đại học" thực hiện một cơ chế quản lý trung gian gián tiếp, giống như các "bộ đại học" nhỏ.

Rõ ràng, "mô hình đại học hai cấp" chỉ là một giải pháp tình thế trong quá trình xây dựng các đại học đa lĩnh vực chứ không phải mô hình của những người thiết kế mong muốn, mô hình này không giữ được thế mạnh của mô hình đại học đa lĩnh vực và làm nảy sinh một số vấn đề về tổ chức.

Theo đó, Giáo sư Lâm Quang Thiệp nhấn mạnh rằng, các đại học hai cấp ở nước ta không phát huy được các thế mạnh của mô hình "university". Trước hết, các trường thành viên quan hệ lỏng lẻo và hầu như hoàn toàn độc lập với nhau về đào tạo nên ưu thế về nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt đối với mảng giáo dục đại cương và các môn khoa học cơ bản, đã không thể hiện được.

Cũng vậy, trong lĩnh vực nghiên cứu, phục vụ xã hội, quan hệ lỏng lẻo giữa các trường thành viên rất khó tạo nên sự phối hợp để nâng cao hiệu quả. Sự thiếu gắn kết giữa các trường thành viên cũng không tạo thuận lợi trong việc đáp ứng thị trường lao động.

Ngay văn bản của World Bank khi nhận xét về dự thảo Luật Giáo dục đại học nước ta năm 2018 trong đó đặc biệt lưu ý đến mô hình các đại học quốc gia. Trước hết họ nói đó là mô hình duy nhất độc đáo tại Việt Nam ("is unique to Vietnam") và không thấy ở bất kỳ nước nào trên thế giới ("We have not come across this set up in any country in the world"). Nói theo ngôn ngữ thông thường, đó là một mô hình "không giống ai" trên thế giới.

Về nhược điểm của các đại học quốc gia Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo sư Lâm Quang Thiệp trích đầy đủ ý kiến của các chuyên gia World Bank. Theo họ, các nhược điểm đó là:

"Không tận dụng được hết ưu thế về tài năng, kiến thức và tiềm lực hiện có bị phân tán trong một số lớn các cơ sở tách biệt. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy rằng các cơ sở đại học phi tập trung hoạt động kiểu như các trường thành viên độc lập gắn kết yếu gặp thách thức lớn nhằm chuyển đổi và tăng cường hoạt động bởi vì mỗi trường thành viên đều có kế hoạch và ưu tiên của riêng mình, không nhất thiết gắn chặt với mục tiêu chung của đại học lớn.

Sự thiếu tích hợp làm cho chúng không thể tạo nên một sự đồng nhất cốt lõi và một tình cảm chung về mục đích. Khi không có một tầm nhìn chung, nhiệm vụ thiết kế và thực hiện một dự án phát triển đổi mới cho toàn bộ trường đại học trở thành bất lực.

Các cơ sở đại học phi tập trung có xu hướng trở thành không hiệu quả vì sự trùng lặp của việc cung cấp các khóa học và các cấu trúc hành chính. Các hoạt động trong giảng dạy và nghiên cứu vẫn được giữ trong nội bộ các trường và khoa riêng biệt. Những nỗ lực đa ngành bị cản trở. Các nguồn lực tài chính và khoa học không được chia sẻ rộng rãi."

Nói như vậy để thấy mô hình hiện tại của các đại học quốc gia một sản phẩm có tính "biện pháp tình thế" trong quá trình đổi mới giáo dục đại học, gặp nhiều vấn đề gay cấn, làm cho các cơ sở đó không phát triển mạnh mẽ như mong muốn. Nhược điểm của mô hình hiện tại của đại học quốc gia và đại học vùng chẳng những được cảm nhận bởi các chuyên gia và các nhà quản lý giáo dục đại học trong nước, mà còn được vạch rõ bởi các chuyên gia giáo dục đại học quốc tế dựa trên kinh nghiệm phát triển giáo dục đại học thế giới.

Là người có theo dõi diễn biến của việc xây dựng các đại học quốc gia trong quá trình đổi mới giáo dục đại học, Giáo sư Lâm Quang Thiệp cho rằng, tốt hơn hết các cơ sở giáo dục đại học quan trọng của hệ thống giáo dục đại học nước ta nên xây dựng theo mô hình university (đại học đa lĩnh vực) thực sự, không nên sử dụng mô hình đại học hai cấp.

"Muốn vậy, tùy theo điều kiện cụ thể nên xử lý một đại học hai cấp nào đó ở nước ta theo một trong 2 giải pháp: Một là cho phép các trường thành viên đơn ngành đơn lĩnh vực phát triển thành các university, và đại học hai cấp biến thành một tập đoàn các university với sự liên kết rất lỏng lẻo.

Hai là, đại học hai cấp chuyển thành một university đơn nhất thực sự, thay đổi bộ phận điều phối trung gian thành cấp điều hành trực tiếp, toàn bộ university có một chương trình đào tạo chung. Có như vậy mới tăng cường chất lượng và hiệu quả của chúng, vì các cơ sở giáo dục đại học đó có tác động quan trọng và lâu dài đến sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học nước ta", Giáo sư Thiệp nhấn mạnh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

NSƯT Kim Tiểu Long đau buồn báo tin con gái qua đời
13:14:49 18/11/2024
Hoài Linh: "Anh không vừa lòng thì xé hợp đồng, mẹ tôi tôi không bỏ được"
13:16:57 18/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về nước: Visual xinh bất bại qua cam thường, ghi điểm cực lớn bởi 1 chi tiết
13:24:49 18/11/2024
Hoạt động của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International
12:46:03 18/11/2024
Diễn biến gây sốc vụ người mẫu đình đám bị bắt vì ma túy: Bị 1 doanh nhân cưỡng ép dùng chất cấm, đã nộp video cho cảnh sát
13:20:19 18/11/2024
Sốc với thu nhập của Lý Tử Thất
16:22:30 18/11/2024
Bức ảnh ê chề nhất cuộc đời Phạm Băng Băng
16:00:45 18/11/2024
Hoa hậu Thanh Thủy vừa đáp xuống sân bay đã dính cả rổ meme, thay đổi thái độ trong tích tắc vì 1 câu hỏi
16:18:44 18/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chuyện cô giáo ở TP.HCM trả lại phong bì 50 ngàn đồng: Muốn tỏ rõ thành ý với giáo viên, 3 câu sau còn hiệu quả hơn tặng quà

Netizen

18:30:43 18/11/2024
Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, không ít phụ huynh lăn tăn chuyện quà cáp cho giáo viên. Với nhiều cha mẹ, mục đích đôi khi không phải muốn thầy cô giáo biệt đãi con,

6 thành phần dưỡng da lý tưởng mùa hanh khô

Làm đẹp

18:16:39 18/11/2024
Tuy nhiên cần lưu ý, niacinamide hoạt động tốt nhất ở pH trung tính (khoảng 5 - 7). Nếu sử dụng sản phẩm có pH quá thấp (như các sản phẩm chứa axit mạnh) hoặc quá cao, niacinamide có thể bị phân giải thành niacin, gây kích ứng da.

Ông trùm dầu mỏ Singapore bị kết án gần 18 năm tù vì gian lận

Thế giới

18:13:29 18/11/2024
Tuy nhiên, công ty đã sụp đổ vào năm 2020 khi đại dịch COVID-19 làm thị trường dầu mỏ rơi vào khủng hoảng chưa từng có, phơi bày những khó khăn tài chính của Hin Leong. Ông Lim sau đó đã xin tòa án bảo hộ khỏi các chủ nợ.

Khung hình hot nhất hiện tại: Hoa hậu Thùy Tiên đọ sắc cực căng bên Miss Universe 2024

Người đẹp

18:11:15 18/11/2024
Trước ống kính, Hoa hậu Thùy Tiên và Victoria Kjr Theilvig nở nụ cười tươi tắn. Cả hai người đẹp đã có màn so kè nhan sắc bất phân thắng bại.

Hummels xem xét giải nghệ

Sao thể thao

17:35:23 18/11/2024
Sky Sports đưa tin Hummels nghiêm túc với ý định giải nghệ. Trước mắt, cầu thủ người Đức sẽ có cuộc thảo luận về tương lai với tân HLV Claudio Ranieri.

Kỳ Duyên lên tiếng chi tiết "được ưu ái" gây bàn tán tại Chung kết Miss Universe

Sao việt

17:21:45 18/11/2024
Kỳ Duyên dừng chân ở top 30 Miss Universe 2024, hành trình này vẫn tiếp tục được cư dân mạng quan tâm bàn tán.

Thách thức khi thực hiện những chính sách mới nhằm tăng tỷ lệ sinh ở Trung Quốc

Uncat

17:21:35 18/11/2024
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho hay tỷ lệ sinh mới đã giảm gần một nửa - từ khoảng 17 triệu ca sinh vào năm 2014 xuống chỉ còn 9 triệu ca sinh vào năm 2023.

Tiết lộ đoạn ghi âm khiến sao nam đình đám bị con nghiện tống tiền 15 tỷ đồng

Sao châu á

17:18:18 18/11/2024
Nội dung của đoạn ghi âm là gì và vì sao nam ca sĩ này chấp nhận bị tống tiền suốt 4 năm đang là thắc mắc của nhiều cư dân mạng.

Hwayoung "dí" T-ara tới cùng: "Bóc" thêm tình tiết bắt nạt, đợi lời xin lỗi mà chẳng thấy

Sao âu mỹ

17:14:59 18/11/2024
Sau 12 năm ngủ yên, scandal bắt nạt nội bộ T-ara đã bị khơi lại bởi CEO Kim Kwang Soo. Lần này, Hwayoung phản đòn và tố T-ara bạo hành, lăng mạ cô.

Hôm nay nấu gì: Gợi ý 4 món ngon cho bữa tối

Ẩm thực

16:21:53 18/11/2024
Gợi ý 4 món ngon cho thực đơn bữa tối. Mỗi món ăn có hương vị hấp dẫn riêng chắc chắn cả nhà sẽ thích. Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Phim Hàn hay chấn động kết thúc với rating chạm nóc: Nữ chính diễn đỉnh hiếm có đi vào lịch sử nhà đài

Phim châu á

16:14:54 18/11/2024
Jeong Nyeon dù không được khán giả Việt quan tâm quá nhiều nhưng thực tế tại quê nhà Hàn Quốc, nó lại tạo nên một cơn sốt lớn.