Đại học Nhật Bản tìm cách thu hút sinh viên quốc tế
Các trường Nhật Bản đang tăng cường chương trình học dạy bằng tiếng Anh, mở ký túc xá cho sinh viên quốc tế…
Chính phủ Nhật Bản đang hướng tới mục tiêu 300.000 sinh viên nước ngoài vào năm 2020, chiếm 10% tổng sinh viên nước này. Tỷ lệ này sẽ đưa Nhật đến gần hơn với các quốc gia phát triển kinh tế nhưng không nói tiếng Anh như Đức, Pháp.
Theo Japan Student Services Organization (JASSO), vào tháng 5/2017, Nhật Bản đã có hơn 267.000 sinh viên quốc tế. Tuy nhiên, 93% trong số này đến từ các quốc gia châu Á khác, chủ yếu là Trung Quốc. Sinh viên Mỹ chỉ chiếm khoảng 1%, trong khi Anh chỉ có 640 sinh viên mỗi năm.
Theo Times Higher Education (THE), để thu hút nhiều sinh viên hơn, đặc biệt là sinh viên đến từ Mỹ và các nước châu Âu, Nhật Bản đã và đang thực hiện nhiều giải pháp.
Tòa nhà biểu tượng của Đại học Tokyo – ngôi trường tốt nhất Nhật Bản theo THE. Ảnh: Top Global University Japan
Năm 2014, chính phủ Nhật Bản đã giới thiệu dự án Top Global Universities, cung cấp các khoản tài trợ hàng năm cho 37 đại học trong tối đa 10 năm để nâng cao vị trí của họ trên các bảng xếp hạng quốc tế.
Video đang HOT
Các đại học Nhật Bản cũng đang tăng cường sự tham gia trực tuyến và ngoại tuyến với sinh viên nước ngoài để dễ tiếp cận. Theo đó, các văn phòng dịch vụ sinh viên quốc tế hỗ trợ về thủ tục hành chính như bảo hiểm y tế hay mở tài khoản ngân hàng, tích cực chia sẻ thông tin về chương trình đại học bằng tiếng Anh và kinh nghiệm của cựu sinh viên trên phương tiện truyền thông xã hội.
Một giải pháp nữa được các trường ở xứ sở hoa anh đào thực hiện là thay đổi cuộc sống trong khuôn viên trường để thích ứng với nhu cầu của sinh viên quốc tế. Ở Nhật Bản, ký túc xá rất hiếm vì hầu hết sinh viên nước này ở cùng gia đình.
Trước đây, sinh viên nước ngoài đến Nhật sẽ phải tìm chỗ ở cho riêng mình. Nhưng giờ các trường đang lấp đầy khoảng trống bằng cách xây dựng khu ký túc xá. Đại diện của xu hướng này có thể kể đến Ngôi làng toàn cầu (MGV) của Đại học Meiji sẽ mở cửa vào mùa xuân năm 2019. Ký túc xá này sẽ cung cấp chỗ ở cần thiết, không gian xã hội và quán cafe cho cả sinh viên quốc tế và trong nước.
Đáng kể nhất là việc các trường đang cải cách chương trình giảng dạy. Ngôn ngữ là rào cản lớn nhất trong việc thu hút sinh viên nước ngoài và việc học đại học hầu như chỉ giới hạn ở những người tìm kiếm cơ hội liên quan khi đến Nhật Bản. Với hy vọng thu hút nhóm người học đa dạng hơn, các trường Nhật đang phát triển nhiều lớp học, khóa học hè và thậm chí chương trình học bằng tiếng Anh. Đại học Tokyo (Utokyo) hiện có hơn 24 chương trình cấp bằng cho sinh viên đại học và sau đại học được giảng dạy hoàn toàn bằng ngôn ngữ này.
Bên cạnh những thay đổi trên, Nhật Bản cũng chú trọng đến việc bổ sung các gói học bổng hỗ trợ học tập. Ngoài các học bổng Chính phủ do Bộ Giáo dục, Văn hóa, Khoa học và Công nghệ Thể thao và Tổ chức JASSO cung cấp, các trường đang ngày càng tạo ra nhiều học bổng riêng cho sinh viên quốc tế.
Cuối cùng, chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu tăng tỷ lệ việc làm của sinh viên quốc tế tốt nghiệp ở Nhật lên 50% vào năm 2020 từ mức 30% hiện tại. Do đó, các trường đang làm nhiều hơn để hỗ trợ sinh viên nước ngoài có việc làm bán thời gian nhằm có kinh phí hỗ trợ việc học và cải thiện triển vọng nghề nghiệp với một vị trí toàn thời gian khi tốt nghiệp.
Dương Tâm
Theo VNE
Pháp tăng học phí 16 lần đối với sinh viên quốc tế
Từ mùa thu năm 2019, sinh viên ngoài EU sẽ phải trả 2.770 euro cho mỗi năm học ở Pháp, trong khi học phí hiện nay là 170 euro.
The Local thông tin, Pháp vừa công bố quy định tăng học phí lên mức kỷ lục đối với sinh viên quốc tế từ năm sau, gấp 16 lần hiện tại. Điều đó có nghĩa khi Anh rời EU vào tháng 3 tới, sinh viên nước này muốn sang Pháp du học cũng phải bỏ ra hàng nghìn euro như những người đến từ quốc gia khác.
Thủ tướng Pháp Edouard Philippe chỉ ra sự bất hợp lý khi "sinh viên nước ngoài giàu có đang trả cùng mức học phí với sinh viên nghèo ở Pháp, những người mà cha mẹ đã sống, làm việc và đóng thuế cho đất nước trong nhiều năm".
Một tấm bằng cử nhân hiện tại có giá 170 euro mỗi năm học, trong khi bằng thạc sĩ là 243 euro và bằng tiến sĩ là 380 euro. Tuy nhiên, khi áp dụng quy định mới, mức phí này sẽ tăng lên 2.770 euro cho bằng cử nhân và 3.770 euro cho hai bằng cấp cao hơn.
Học phí đại học ở Pháp thấp hơn các nước Anh, Mỹ. Ảnh: Campus France
Thủ tướng nhấn mạnh khoản phí đã tăng này chỉ đại diện cho một phần ba chi phí thực tế của các khóa học, bởi phần còn lại được trả bởi Chính phủ Pháp. Số lượng học bổng đại học cũng tăng gấp ba từ 7.000 lên 21.000 và sẽ có 14.000 khoản trợ cấp dành cho du học sinh đến từ các nước đang phát triển. Theo Chính phủ, kết hợp với những khoản tài trợ khác, trung bình một trên bốn sinh viên quốc tế đủ điều kiện nhận trợ cấp hoặc học bổng.
Các quan chức Pháp xem quyết định tăng học phí là cuộc cách mạng để tăng sức hút của giáo dục bậc cao. Mức "gần như miễn phí" hiện tại có thể bị nhiều sinh viên quốc tế, bao gồm Trung Quốc, xem như dấu hiệu của chất lượng thấp và không muốn lựa chọn Pháp.
Dù tăng giá, học phí sinh viên quốc tế ở Pháp vẫn thấp hơn nhiều so với Anh, nơi có độ chênh lệch lớn giữa các trường và có thể lên đến 10.000 euro mỗi năm. Trong khi đó, ở Mỹ, nơi giáo dục bậc cao nổi tiếng đắt đỏ, sinh viên quốc tế phải trả trung bình 24.930 USD trong năm học 2016-2017.
Tuy nhiên, các công đoàn sinh viên như UNEF kịch liệt phản đối quy định mới, cho rằng đây là cách "chọn sinh viên theo số tiền họ có" và Pháp sẽ loại đi những sinh viên tài năng không đủ khả năng trả mức phí đó.
Pháp là quốc gia không nói tiếng Anh phổ biến nhất dành cho sinh viên quốc tế và là điểm đến du học nổi tiếng thứ tư thế giới sau Mỹ, Anh và Australia. Tuy nhiên, số lượng sinh viên nước ngoài ở Pháp đã giảm 8,1% trong giai đoạn 2010-2015. Chính phủ Pháp muốn tăng con số 343.000 lên khoảng 500.000.
Theo kế hoạch, Pháp sẽ đơn giản hóa quá trình xin visa du học và mở thêm nhiều cơ sở giáo dục ở nước ngoài.
Hiện Pháp có 45% sinh viên đến từ châu Phi, 19% từ EU, 16% từ châu Á, 9% từ Mỹ và 4% từ Trung Đông.
Thùy Linh
Theo VNE
Nam sinh Sài Gòn đoạt danh hiệu sinh viên quốc tế xuất sắc Nam Australia Minh Tuấn đoạt giải thưởng uy tín của chính quyền bang Nam Australia, đồng thời giành danh hiệu sinh viên kỹ thuật dầu mỏ ưu tú của Đại học Adelaide. Văn phòng Đào tạo quốc tế (Đại học Bách khoa TP HCM) cho biết, Trần Huỳnh Minh Tuấn - sinh viên năm cuối khoa Dầu khí, đã đạt giải thưởng sinh viên quốc...