Đại học Kinh tế TP HCM muốn trở thành đại học vùng
Mở rộng quy mô đào tạo và cơ sở vật chất, định hướng nghiên cứu, trường Đại học Kinh tế TP HCM muốn trở thành đại học vùng
Ngày 30/9, GS.TS Nguyễn Đông Phong – Hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP HCM – cho biết trường đã được Thủ tướng đồng ý về mặt chủ trương trở thành đại học vùng, tại buổi công bố chiến lược phát triển của trường. Đề án chi tiết sẽ được trường trình phê duyệt trong năm 2019.
Khi có đại học vùng mang một tên gọi khác, Đại học Kinh tế TP HCM sẽ trở thành trường đại học “con” trực thuộc, bên cạnh một số trường, khoa khác. Đại học Kinh tế TP HCM hiện có 30.000 người học ở tất cả các bậc, loại hình đào tạo.
Tân sinh viên Đại học Kinh tế TP HCM nhập học. Ảnh: Mạnh Tùng
Trong giai đoạn 2016-2021, trường sẽ nâng cao chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế, phát triển trường theo định hướng trường đại học nghiên cứu.
“Chúng tôi sẽ triển khai chương trình quốc tế cho bậc cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ và tăng số lượng luận án tiến sĩ có thể công bố quốc tế. Trường đặt mục tiêu tăng dần số bài công bố trong nước và quốc tế”, ông Phong nói và cho biết Đại học Kinh tế TP HCM sẽ nghiên cứu để vận dụng mô hình đại học vùng trong tổ chức bộ máy nhà trường.
Hiện, Việt Nam có hai đại học quốc gia, gồm Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP HCM; ba đại học vùng là Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng.
Theo VNE
Ông 'Minh cô đơn' ở làng đại học
Hơn 55 tuổi đời là chừng ấy năm ông Nguyễn Văn Minh sống cảnh màn trời chiếu đất. Ông sống lang bạt nay đây mai đó.
Cái biệt danh "Minh cô đơn" cũng từ đó mà ra. Người ta biết đến ông không phải từ cái "nhiều không" của ông mà từ tính nghĩa hiệp, nghe có đối tượng cướp giật là quyết không tha.
Video đang HOT
Bản năng bắt cướp
Tháng 5/2015, nghe sinh viên xì xào về chuyện liên tục bị mất xe máy, bị giật túi xách trên các đoạn đường vắng khu vực hồ đá, ông Minh lặng lẽ dò la và nắm được thông tin hai đối tượng Dương Công Thanh (41 tuổi) và Nguyễn Toàn Trung (25 tuổi) là thủ phạm.
Nhiều đêm liền ông nằm núp trong các bụi cỏ, gốc trứng cá ở hồ đá để theo dõi hoạt động của hai đối tượng trên. Sẫm tối 21/5/2015, trong lúc hai đối tượng này ra tay cướp tài sản của một đôi nam nữ sinh viên đang hóng gió ở bờ hồ, ngay lập tức ông Minh lao ra túm cổ áo, tóm gọn tên Trung.
Tên Thanh cầm hòn đá tấn công nhưng bị ông đánh trả, Thanh liền chạy trốn và bị lực lượng chức năng bắt giữ trong đêm. Tại Công an phường Đông Hòa (thị xã Dĩ An, Bình Dương), hai đối tượng này khai nhận chỉ trong bốn ngày từ 15 đến 19/5 đã gây ra ba vụ cướp giật.
Mới đây, vào một ngày giữa tháng 12/2015, ông cùng với lực lượng chức năng bắt giữ ba đối tượng thực hiện cướp giật tại khu vực phía sau hồ nước gần Trung tâm Giáo dục quốc phòng.
Công việc hằng ngày của ông Minh là chạy xe ôm đưa đón sinh viên ở làng đại học nên ông cũng thân thiện và mong muốn được bảo vệ sinh viên trước kẻ xấu. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Theo báo cáo của Trung tâm Quản lý và phát triển khu đô thị đại học, khoảng 18g ngày 17/12/2015, trung tâm nhận được tin báo có ba kẻ thực hiện vụ cướp giật tại khu vực nói trên, nhân viên phòng quản lý an ninh trật tự đến hiện trường, thấy anh Minh làm nghề xe ôm (tức ông Nguyễn Văn Minh) đang giữ Đỗ Văn Thành (15 tuổi).
Hai đồng phạm là Nguyễn Văn Chọn (14 tuổi), Huỳnh Văn Lời (31 tuổi) cũng bị bắt giữ ngay sau đó. Tại Công an phường Đông Hòa, ba đối tượng này khai nhận có hành vi đạp ngã xe máy để giật giỏ xách của đôi sinh viên trong lúc hai người này đang ngồi tâm sự. Ông Minh kể: "Tôi đã theo dõi nhóm thanh niên này cả tuần lễ và chờ để bắt quả tang".
Mới đây nhất, khoảng 22h30 mùng 5 Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở khu đô thị Đại học Quốc gia vắng tanh. Tại một ghế đá ở lề đường khu hồ đá gần Trường đại học Quốc tế có đôi tình nhân ngồi tâm sự.
Một chiếc xe máy đậu xịch ngay trước mặt họ, một thanh niên ngồi trên xe, một thanh niên khác lao xuống, không nói không rằng chỉ tát và đánh tới tấp đôi tình nhân. Ngay lập tức, ông Minh cầm khúc tre lao tới cứu.
Thấy có người xuất hiện, tên này quay sang tấn công ông Minh. Nhanh như chớp, ông Minh vung gậy tre quất thẳng vào hắn, hắn té nhào xuống đường và bị ông túm gọn. Cùng lúc đó bảo vệ của Đại học Quốc gia chạy tới, họ bắt giữ thanh niên này rồi giao cho công an. Tên thứ hai lên xe chạy thoát và bị bắt ngay ngày hôm sau.
Anh Lưu Phi Toàn, nạn nhân trong vụ việc trên, nói: "Nếu không có chú ấy chắc chúng tôi đã bị chúng giật túi xách và cướp xe luôn rồi".
Còn ông Minh kể: "Từ trưa, tôi thấy hai đối tượng này chạy lòng vòng liên tục ở các con đường trong khu đô thị, có nhiều dấu hiệu khả nghi nên tôi đeo bám suốt cả buổi chiều. Khi chúng ra tay thì bị tôi bắt quả tang ngay".
Hỏi ông về số lần bắt cướp giật, ông không nhớ rõ nhưng chỉ những vết sẹo trên tay chân ông thì ông kể vanh vách đối tượng nào đã làm ông bị thương.
Đó là vết tích những lần ông bị kẻ cướp giật chống trả. "Lúc bị thương tôi không có tiền mua thuốc uống, cứ để vậy, lâu thì vết thương nó cũng lành. Lành tôi lại đi tiếp. Mình làm việc nghĩa nên nhiều anh em công an, dân phòng thương tôi lắm! Lâu lâu họ cũng cho tôi một vài trăm nghìn đồng để đổ xăng" - ông tâm sự.
Ông Trần Việt Thắng, Phó giám đốc Trung tâm Quản lý và phát triển khu đô thị đại học, cho biết nhiều lần ông Minh đã bị trả thù, bị đạp ngã xe gây thương tích nặng nhưng ông không hề sợ hãi nên mỗi khi nghe có đối tượng trộm cướp là ông tham gia theo dõi, truy bắt rất hăng say.
Nửa thế kỷ "màn trời chiếu đất"
Đến dự buổi tuyên dương các cá nhân và tập thể có thành tích giữ gìn an ninh trật tự ở khu đô thị đại học được tổ chức trước Tết Nguyên đán, chúng tôi được các dân phòng phường Đông Hòa mách chuyện: "Hôm nay có người đặc biệt lắm! Ổng sống lang thang mà tham gia bắt cướp liên tục đó! Người ta đặt cho ổng cả biệt danh "Minh vô gia cư", "Minh lang thang".
Hẹn mãi rồi cũng gặp được ông tại quán cà phê Mai Xuân ở khu hồ đá. Ông Nu chủ quán cho biết: "Chú Minh sống lang thang ở đây mười mấy năm rồi, ai mà không biết. Ở đây chuyện gì nhỏ to xảy ra chú ấy đều biết hết, mấy thằng trộm cắp sợ chú ấy lắm!".
Khi tôi hỏi ông quê ở đâu thì "Minh cô đơn" chỉ cười khà khà rồi nói: "Hình như là Tiền Giang hay Long An gì đó. Tôi bị thất lạc trong chiến tranh lúc 4 tuổi nên đâu biết quê ở đâu".
Nói rồi ông kể khi thất lạc cha mẹ, có một phụ nữ thương tình đem ông về nuôi đến năm lên 9 tuổi, ông bắt đầu cuộc sống lang thang khi bị người con của mẹ nuôi đánh. Bỏ nhà mẹ nuôi, ông lần mò mãi rồi cũng xuống tới vùng Bắc Mỹ Thuận.
Ông sống lang thang ở đó mười mấy năm, lúc nhỏ thì đi xin ăn, lớn đi lượm ve chai, ai thuê gì làm đó. Ngày lang thang, tối đến nằm đâu là ngủ ở đó...
Năm 30 tuổi, ông lưu lạc lên Sài Gòn và sống lang thang ở khu trường bắn Long Bình (quận 9). "Thời đấy ở đó có vườn chuối, người nghiện hút, kẻ buôn bán ma túy tại đó nhiều lắm! Tôi sống lang thang, đi lượm ve chai, tối về đó ngủ nên tôi biết rành chúng. Tôi cung cấp thông tin cho công an bắt nhiều kẻ xấu ở đó" - ông kể.
Cuộc sống lang thang lại đưa ông sang vùng đất xã Đông Hòa. "Lúc này tôi ở tuổi 40. Qua đây tôi vẫn lang thang. Ban ngày lượm ve chai hoặc ai thuê gì thì làm đó, miễn kiếm tiền nuôi sống bản thân là tôi làm nhưng tôi không làm những gì trái lương tâm, phạm pháp!
Tối tôi cột võng ở gốc cây ngủ, tắm giặt thì có nước ở hồ đá". Vốn có máu "hiệp sĩ" trong người nên nghe ở đâu xảy ra trộm cướp, ông quyết tâm truy lùng cho bằng được thủ phạm. Mới đây tại quán cà phê Mưa Bụi, ngay ngã ba 621, thấy chúng tôi ngồi với ông Minh, bà chủ quán nói: "Ông này gan to lắm! Một mình ổng mà dám bắt cả mấy thằng cướp giật".
Nghe tôi hỏi ông tính chuyện cuộc sống sau này ra sao, "Minh cô đơn" trầm ngâm rồi bảo: "Chuyện đó tính sau! Nhưng chắc tôi lang thang quanh đây để chạy xe ôm kiếm sống thôi vì ở đây mọi người đều biết tôi hết mà! Chỉ mong có đủ sức khỏe thôi".
Vừa nói ông chỉ vào chiếc xe máy nói tiếp: "Cái xe đó tôi mua 3,5 triệu đồng! Chú Thắng ở Đại học Quốc gia cho tôi 1,5 triệu, chú Hòa công an cho tôi 1 triệu, rồi tôi góp thêm tiền dành dụm để mua. Nó là phương tiện kiếm sống của tôi vừa để phục vụ cho việc theo dõi các đối tượng tình nghi vào khu đô thị đại học". Ông Minh nói một cách đơn giản như vậy.
Mới đây, khi nhận được giấy khen của Trung tâm Quản lý và phát triển khu đô thị đại học (Đại học Quốc gia TP HCM) về thành tích xuất sắc trong công tác giữ gìn an ninh trật tự ở khu đô thị đại học, ông Minh đem giấy khen về treo trên cây táo ngay ngã tư khu hồ đá, nơi ông mắc võng ngủ hằng đêm.
"Treo đó cho nhiều người thấy, chứ nhà cửa đâu mà treo. Giấy khen của Công an thị xã Dĩ An, Công an tỉnh Bình Dương lúc trước tôi được tặng nhưng không có chỗ treo, tôi gửi nhà dân nhưng họ chuyển nhà, giờ lạc mất hết rồi" - ông cười khà khà nói.
"Nhờ có anh Minh mà an ninh trật tự trong khu vực ổn định hơn. Khi phát hiện có kẻ khả nghi, anh theo dõi và báo cho lực lượng chức năng. Trong hai năm 2013 - 2014, nhờ dũng cảm tham gia bắt cướp giật, anh Minh đã được Công an thị xã Dĩ An và Công an tỉnh Bình Dương tặng giấy khen".
Ông Trần Việt Thắng (Phó giám đốc Trung tâm Quản lý và phát triển khu đô thị đại học - Đại học Quốc gia TP HCM)
Theo Quang Phương/Tuổi Trẻ
Thí sinh có thể 'thi đường vòng' vào ngành Công an Nếu không thi vào các trường khối Công an, thí sinh có thể học ngành Luật, Bác sĩ, Kinh tế... để sau khi ra trường vẫn có cơ hội thi tuyển vào lực lượng Công an Nhân dân. Nhiều năm nay, khối trường Công an thu hút đông thí sinh đăng ký xét tuyển. Năm 2016, chỉ tiêu xét tuyển giảm gần 50%,...