Đại học không phải con đường duy nhất!
Quan niệm xã hội về bằng cấp không thể thay đổi một sớm, một chiều. Phần đông phụ huynh học sinh đều cho rằng để đảm bảo tương lai, thì con đường duy nhất là phải học đại học, từ đó áp đặt, tạo áp lực lớn đối với con mình – những người hiểu rõ nhất về mong muốn và lực học của bản thân.
Kỳ thi THPT quốc gia là khởi đầu cuộc chạy đua đến cánh cổng đại học của phần lớn các sĩ tử dự thi. Mỗi năm có hàng triệu thí sinh tham gia thi tuyển, nhưng không phải tất cả đều đỗ vào các trường đại học. Đã có không ít em thi trượt bị trầm cảm, mặc cảm vì bản thân kém cỏi. Không ít cha mẹ suy sụp, thất vọng về con cái, tạo áp lực nặng nề lên con trẻ…
Với những bạn may mắn có tấm vé vào đại học, ai dám chắc được rằng số thí sinh đã đỗ vào các trường đại học sẽ 100% thành công sau khi ra trường?
Thí sinh dự kỳ thi THPT quốc gia 2019 tại Đà Nẵng. (Ảnh: Đình Tăng)
Thực tế, do bằng mọi giá vào đại học, dẫn đến tồn tại nhiều học sinh “nhắm mắt” vào những trường không phù hợp với bản thân, không đúng đam mê, để khi vừa mới bước vào cánh cổng đại học đã chán nản, muốn bỏ học. Cũng bởi ồ ạt đua vào đại học, mà không ít sinh viên ra trường không kiếm được việc làm, phải kiếm sống bằng những công việc phổ thông, nhiều sinh viên giấu bằng đại học để xin làm những công việc không cần bằng cấp. Cũng có người ” sống mòn” với công việc trái ngành nghề hoặc không đúng đam mê. Chẳng phải đây là sự lãng phí thời gian, tiền bạc và cả cuộc đời vào lựa chọn không đúng đắn hay sao?
Điều đó đã khẳng định bằng đại học không phải “liều thuốc tiên” cho tương lai của tất cả mọi người. Trượt đại học không phải điều gì quá ghê gớm. Không phải cứ học giỏi và vào đại học là sẽ thành công.
Trong khi mong muốn được nói lên tiếng nói của mình, được tự mình lựa chọn hướng đi cho tương lai thì học sinh lại được trang bị quá ít về kiến thức hướng nghiệp. Nhiều em hoang mang không biết chọn hướng đi nào đành nghe theo sự sắp đặt của bố mẹ. Nhiều em mong muốn được tự mình quyết định lại không được sự ủng hộ từ phía gia đình.
Video đang HOT
Theo xu thế phát triển, ngày càng nhiều cơ hội mở ra cho những người trẻ. Bởi vậy, đại học chỉ là một trong nhiều con đường đi đến thành công. Con đường thành công của mỗi cá nhân không nhất thiết được lập trình bằng công thức học đại học.
Nếu bạn có ước mơ, có khao khát và dám tự mình quyết định cuộc đời mình đừng ngần ngại theo đuổi đam mê. Ngưỡng cửa đại học chưa chắc đã là lựa chọn hoàn hảo nhất.
Đừng vì áp lực, định kiến xã hội, quan niệm cũ kỹ mà áp đặt con trẻ bằng mọi giá. Mỗi bạn trẻ hãy tự hiểu được mong muốn và năng lực của bản thân để lựa chọn cơ hội phát triển cho chính tương lai, làm chủ cuộc đời mình./.
Thủy Đỗ
Theo cpv.org
Bộ trưởng Nhạ: Không làm ồ ạt trong xét công nhận đạt chuẩn chức danh GS, PGS năm 2019
Đó là nhấn mạnh của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Chủ tịch Hội đồng GS nhà nước nhiệm kỳ 2018-2023 tại phiên họp thứ nhất Hội đồng giáo sư nhà nước vừa qua.
Không để "sạn"
Theo thông tin từ Hội đồng giáo sư nhà nước, năm 2019, tổng số thành viên các Hội đồng GS ngành/liên ngành là 276 người; trong đó có 162 thành viên đã tham gia từ nhiệm kỳ 2014-2019; số thành viên mới là 114 người. Số thành viên có chức danh GS là 256 chiếm tỷ lệ 92,75%, số thành viên có chức danh phó GS (PGS) là 20, chiếm 7,25%.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Chủ tịch Hội đồng GS nhà nước chủ trì phiên họp đầu tiên của Hội đồng GS nhà nước nhiệm kỳ 2018-2023
Triển khai kế hoạch xét công nhận đạt chuẩn chức danh GS, PGS năm 2019, Văn phòng Hội đồng GS nhà nước đã ra thông báo về lịch xét, hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học thành lập Hội đồng GS cơ sở, tổ chức tập huấn cho ứng viên, ủy viên Hội đồng GS cơ sở về công tác xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2019 theo Quyết định 37 của Thủ tướng Chính phủ.
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Chủ tịch Hội đồng GS nhà nước nhiệm kỳ 2018-2023 nhấn mạnh tới tính nghiêm minh, công tâm, công bằng và khách quan trong quá trình xét công nhận đạt chuẩn chức danh GS, PGS năm 2019, trong đó lưu ý, chú trọng việc thẩm tra thâm niên đào tạo, công nhận giờ giảng, bằng cấp và đánh giá về tiêu chuẩn, đạo đức nhà giáo.
"Việc xét chọn hồ sơ ứng viên phải được làm chặt chẽ ở từng cấp Hội đồng, tránh làm ồ ạt, qua loa, đặc biệt không để xảy ra tình trạng chồng chéo nhiệm vụ giữa các cấp Hội đồng gây khó khăn cho ứng viên và không đảm bảo chất lượng các hồ sơ ứng viên. Hội đồng cơ sở phải tập trung làm tốt nhiệm vụ "sàng", tức là thẩm định kỹ các điều kiện, tiêu chuẩn đảm bảo yêu cầu theo QĐ 37 của TTg Chính phủ.
Hội đồng ngành/liên ngành phải làm tốt nhiệm vụ "lọc", tức là thẩm định đúng chuyên môn, năng lực ngoại ngữ, tiếng Anh của các ứng viên.
Hội đồng cấp nhà nước phải thực hiện tốt nhiệm vụ "thẩm tra" các hồ sơ ứng viên trước khi biểu quyết. Chất lượng ở vòng Hội đồng cơ sở tốt sẽ là đầu vào vô cùng quan trọng cho các vòng Hội đồng tiếp theo, vì thế ngay từ vòng hội đồng cơ sở phải làm thật tốt, để không có "sạn". Qui trình này thực hiện nghiêm túc, công tâm, khách quan sẽ tạo được sự yên tâm cho các ứng viên, cộng đồng khoa học và niềm tiên của xã hội về Hội đồng" - Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ
Siết chặt tiêu chuẩn ngoại ngữ
Với các Hội đồng GS ngành/liên ngành, Bộ trưởng đặc biệt lưu ý các ủy viên hội đồng ngành/liên ngành cần công tâm, khách quan trong đánh giá chuyên môn, năng lực ngoại ngữ, tiếng Anh và bỏ phiếu đánh giá các ứng viên.
Tránh tình trạng ứng viên vượt xa yêu cầu các tiêu chuẩn theo qui định, được Hội đồng nhận xét đánh giá tốt mà lại bị bỏ phiếu thấp, gây bức xúc. Nếu xảy ra trường hợp này, Chủ tịch hội đồng ngành/liên ngành phải có lý giải cụ thể với ứng viên để làm rõ lý do và báo cáo với Thường trực Hội đồng GS nhà nước.
Bộ trưởng cũng lưu ý trách nhiệm các hội đồng ngành/liên ngành trong việc đánh giá năng lực ngoại ngữ, đặc biệt là giao tiếp chuyên môn bằng tiếng Anh. "Nếu ứng viên ngoại ngữ không tốt, năng lực tiếng Anh chưa đạt yêu cầu mà vẫn qua được là trách nhiệm của Hội đồng GS ngành/liên ngành" - Bộ trưởng nói rõ.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh "Hội đồng có trách nhiệm rất lớn, không đơn thuần chỉ làm nhiệm vụ xét tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, mà còn tư vấn cho Bộ trưởng trong phát triển đội ngũ nhà giáo tinh hoa, là một "túi khôn" của ngành giáo dục và đào tạo và là nguồn tài nguyên trí tuệ quý của đất nước".
Bộ trưởng mong muốn, ủy viên hội đồng GS các cấp sẽ tập trung trí tuệ, tham mưu cho Bộ GD&ĐT, các Bộ, ngành liên quan và Chính phủ để có những quyết sách phù hợp, đưa nền giáo dục Việt Nam phát triển và hội nhập với nền giáo dục của các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Tại phiên họp đầu tiên, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Chủ tịch Hội đồng GS nhà nước đã gặp gỡ, tri ân các ủy viên các hội đồng GS ngành/liên ngành nhiệm kỳ trước (2014-2019).
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Đường dây nóng kỳ thi THPT quốc gia 2019 hoạt động như thế nào? Để được cung cấp thông tin và giải đáp các thắc mắc về kỳ thi THPT quốc gia 2019, thí sinh và phụ huynh có thể liên hệ với các tổng đài hỗ trợ qua điện thoại hoặc qua mail. Tuần tới kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 sẽ diễn ra trên cả nước (lịch thi cụ thể ở đây). Nhằm cung...