Đại học Harvard của nước Đức
Với điểm tốt nghiệp dự bị đại học cao thứ hai của trường, Phan Hồng Hạnh đã thực hiện được ước mơ vào Đại học tổng hợp Mannheim, ngôi trường được ví như Harvard của nước Đức.
Đại học tổng hợp Mannheim là trường công lập thành lập năm 1967, nằm trong khuôn viên lâu đài cổ Mannheim. Trường nổi tiếng về chất lượng đào tạo các ngành kinh tế tại CHLB Đức. Trong nhiều năm từ 2011, trường liên tục đứng đầu các bảng xếp hạng của Đức về khối ngành kinh tế. Vì sự vượt trội về chất lượng giáo dục, từ năm 2002, Đại học Manheim được giới truyền thông ví như “Harvard của nước Đức”.
Đại học tổng hợp Mannheim.
Ngôi trường nằm ở quận trung tâm thành phố, cách ga tàu 15 phút đi bộ; cách trường 30 đến 60 phút đi tàu có rất nhiều trụ sở tập đoàn đa quốc gia như Roche, SAP, BASF, Bosch Automotive và trung tâm tài chính Frankfurt với nhiều nhà băng và quỹ đầu tư. Vị trí thuận lợi này đã giúp tôi làm việc bán thời gian tại Bosch gần 2 năm mà không ảnh hưởng học tập.
Ở Mannheim, chúng tôi không chỉ ngồi cả ngày trong thư viện và học. Mỗi tuần, trường đều có buổi party, thường do các khoa thay nhau tổ chức và sinh viên hay đùa là nếu chưa đi Schneckhof party thì bạn chưa từng học ở Mannheim.
Sinh viên có thể tự sắp xếp chương trình học, chọn môn, lớp học bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh. Với tôi, khi học tại Mannheim, điều căn bản nhất bản thân cần có là tự cân bằng và sắp xếp cuộc sống của mình tại trường, nơi làm việc và ở nhà.
Hồng Hạnh (trái) cùng mẹ và em gái trong ngày tốt nghiệp thạc sĩ tại Đại học Mannheim.
Quản trị kinh doanh và Kinh tế là hai ngành học mạnh nhất của trường, trong đó có nhiều môn học được dạy bằng cả tiếng Anh và tiếng Đức. Đặc biệt, sinh viên có thể chọn học 100% bằng tiếng Anh hoặc tiếng Anh/Đức khi học thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Đây là điểm thu hút rất nhiều sinh viên quốc tế nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng.
Sáu năm học tại Đại học Mannheim, tôi tham gia tổ chức quốc tế Enactus – một cộng đồng gồm các sinh viên tham gia hỗ trợ dự án kinh doanh. Hàng năm có cuộc thi trong nước và quốc tế đánh giá xem nhóm Enactus nào có kết quả tốt nhất.
Video đang HOT
Đội Mannheim đại diện nước Đức tại SIFE (Enactus) World Cup 2010, được tổ chức tại Mỹ.
Điều chúng tôi tự hào không phải là 2 năm liên tiếp vô địch quốc gia, cũng không phải vé vào bán kết 2009 hay tứ kết 2010 ở Enactus World Cup, mà là những kết quả dự án mang lại, những trường hợp khó khăn được hỗ trợ. Dự án tôi dẫn dắt trong học kỳ cuối thời sinh viên là tìm hiểu và hỗ trợ điều dưỡng viên trong các trại dưỡng lão, nhằm giúp họ tổ chức công việc khoa học hơn với số lượng nhân sự có hạn.
“Luôn nhiệt huyết, hòa nhập, sắp xếp cuộc sống một cách hợp lý, những năm tháng du học trên nước Đức của các bạn sẽ phong phú và nhiều màu sắc hơn”.
Phan Hồng Hạnh
Yêu cầu vào trường Mannheim về cơ bản cũng giống các đại học khác ở Đức. Đại học Mannheim miễn 100% học phí cho sinh viên. Tuy nhiên, để vào trường không dễ. Tỷ lệ chọi đối với sinh viên Đức khoảng 1/50.
Một số ngành học sẽ có thêm yêu cầu khác nhau. Điểm tốt nghiệp dự bị đại học hoặc đại học đóng vai trò khá quan trọng. Ngoài ra, chứng chỉ tiếng Anh, bài luận, kinh nghiệm thực tiễn và những hoạt động xã hội khi học cấp 3 sẽ giúp hồ sơ của bạn nổi bật hơn và tăng khả năng được nhận vào trường.
Mỗi ngành và môn học sẽ có yêu cầu khác nhau, ví dụ để học thạc sĩ Quản trị kinh doanh, bạn cần thi thêm GMAT.
Hơn 10 năm trở lại đây, sinh viên tốt nghiệp Quản trị kinh doanh từ Đại học Mannheim luôn đứng đầu trong sự lựa chọn của các nhà tuyển dụng. Không chỉ chú ý đến điểm tốt nghiệp, các doanh nghiệp còn chú trọng phong cách làm việc, cách giải quyết vấn đề và kinh nghiệm thực tế của sinh viên mới ra trường.
Để dễ dàng hơn khi xin việc sau khi tốt nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, các bạn sinh viên nên chú trọng hoạt động xã hội, tham gia các kỳ thực tập trong và ngoài nước Đức.
Sinh viên của Đại học Mannheim rất cởi mở, tuy nhiên đôi khi lớp học ở giảng đường lớn vẫn là rào cản cho du học sinh Việt Nam. Các bạn có thể tham gia những hoạt động ngoại khóa, các tổ chức sinh viên (Enactus, Asta, Mentor program của cựu sinh viên…), chương trình trao đổi văn hóa với sinh viên Đức.
Là cựu học sinh chuyên Anh trường Hà Nội – Amsterdam, tốt nghiệp dự bị đại học Leipzig, Phan Hồng Hạnh vào học ngành Quản trị kinh doanh, ĐH Tổng hợp Mannheim.
Với nhiều kinh nghiệm thực tế ở Đức, Việt Nam và Singapore, Hồng Hạnh làm việc bán thời gian tại trụ sở chính của SAP (Walldorf) và ở lại làm chuyên viên phân tích kinh doanh cho SAP sau khi tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Marketing và Quản trị rủi ro tài chính.
Cô hiện làm việc cho FedEx Express, quản lý chiến lược giá (Pricing) cho toàn bộ thị trường Đức. Ngoài ra, cô đang điều hành dự án xây dựng lại phân khúc khách hàng với chiến lược giá mới cho 22 thị trường châu Âu của công ty.
Theo Zing
5 điều cần biết trước khi đăng ký vào trường kinh doanh
Rachel Truair là một marketer, nhà văn người Mỹ. Cô đã được nhận và sẽ bắt đầu khóa học thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) tại Đại học Texas Executive từ đầu năm 2016.
Trên trang The-M-Dash - tạp chí điện tử dành cho nữ giới, Rachel có bài viết chia sẻ về kinh nghiệm nộp đơn (apply) để được nhận vào một trường kinh doanh ở Mỹ. Đây là những thông tin bổ ích cho những người đang có kế hoạch nối dài con đường học tập của mình cho mục đích kinh doanh.
Theo Rachel Truair, có 5 điều bạn không thể tìm thấy trong bất cứ văn bản hướng dẫn chính thức nào khi bạn đăng ký vào một trường kinh doanh ở Mỹ.
Rachel Truair
1. Bài phỏng vấn của trường kinh doanh thường về việc sẽ học như thế nào hơn là về những thứ bạn biết.
Nếu đã tới được vòng phỏng vấn trong quá trình đăng ký nhập học, khả năng cao là ngôi trường bạn theo đuổi sẽ rất hứng thú với lý lịch cũng như kinh nghiệm của bạn. Họ muốn biết bạn sẽ ứng dụng những điều đã học vào việc giải quyết các vấn đề trong trường như thế nào.
Vì thế hãy cứ là bản thân mình và coi buổi phỏng vấn là cơ hội để bạn phô trương cách mà bộ não của bạn hoạt động. Hãy nhớ rằng: Nếu việc là chính bạn gây khó chịu cho nhóm phỏng vấn thì ngôi trường đó có lẽ cũng không phù hợp đối với bạn.
2. Những ứng viên khác cũng sẽ lo sợ không biết phải ăn mặc thế nào cho phù hợp.
Trước khi vào học tại trường kinh doanh, tôi thường thức dậy lúc nửa đêm suy nghĩ về điều bí ẩn chưa có lời giải đáp: Đồ công sở thoải mái và tự tin hay trịnh trọng và lịch sự. Nếu điều này xảy ra, đừng lo, vì bạn không phải là người duy nhất.
Một khi đã vào được trường kinh doanh, sẽ có người để bạn tham khảo khi ở trong tình trạng "Tôi phải mặc cái gì bây giờ?". Nhưng đối với cuộc phỏng vấn, tốt nhất là bạn nên có vẻ ngoài đơn giản và thoải mái.
3. Không ai quan tâm điểm GMAT khi bạn đã được chấp nhận
Tất nhiên, nếu bạn đang đăng ký vào một hãng tư vấn lớn, điểm GMAT có thể sẽ được lấy ra đánh giá. Nhưng các giáo sư và những người khác trong đội ngũ phỏng vấn muốn tìm hiểu về bản thân bạn nhiều hơn là về điểm số. Một khi đã được cho qua, đương nhiên là bạn đã được chấp nhận.
4. EQ quan trọng tương đương IQ
Nếu bạn vẫn nghi ngờ về trí thông minh của mình, hoặc việc cho chạy chương trình phân tích hồi quy làm bạn cảm thấy lo lắng, đừng lo, vì trí tuệ xúc cảm (Emotional Intelligence - EQ) của bạn cũng quan trọng tương tự trí tuệ thật sự của bạn vậy.
Cách mà bạn xử lý các tình huống khó khăn, khả năng hợp tác và kết nối với mọi người, và sự tự nhận thức cũng sẽ được đánh giá thường xuyên như những kỹ năng tính toán của bạn. Và một vài tin tốt hơn nữa: Các nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ thường có điểm số EQ nhỉnh hơn một chút so với với nam giới, vì thế nhiều khả năng bạn sẽ vượt qua họ trên bảng điểm.
5. Bạn sẽ vẫn có "cuộc sống riêng" trong trường kinh doanh
Khi tôi đang đăng ký vào trường kinh doanh, có rất nhiều cuộc bàn luận về cân bằng công việc và cuộc sống. Tôi đã hoàn toàn chuẩn bị tinh thần là sẽ không được gặp chồng và đầu tư toàn bộ thời gian cho việc học. Sự thật là bạn vẫn sẽ - và bạn nên - dành thời gian cho những việc sẽ mang lại cho bạn niềm vui.
Hãy chọn một vài ưu tiên ngoài việc học hành và dành thời gian cho chúng, tập luyện cho một cuộc thi thể thao, hoặc đi du lịch nước ngoài. Cũng có thể bạn sẽ giao lưu nhiều với những người bạn mới hoặc học được một sở thích mới trong trường.
Lớp học và bài tập về nhà chỉ là những mối ràng buộc tạm thời, nhưng tìm kiếm sự hoàn thiện trong bản thân là một thói quen suốt đời. Đừng đợi đến khi đã tốt nghiệp trường kinh doanh mới bắt đầu điều đó.
Theo Taylor Nguyen/Doanh Nhân Sài Gòn
Du học sinh hút cần sa, phá thai vì sống thử Nỗi cô đơn, lạc lõng nơi xứ người là lý do phổ biến khiến nhiều du học sinh rơi vào vòng xoáy tình cảm lứa đôi với nhiều hệ lụy. Có vô vàn chuyện éo le của những cô cậu mười tám, đôi mươi khi bắt đầu cuộc sống du học. Không phải ai cũng xác định rõ mục tiêu học tập và...