Đại học Duy Tân thành lập 5 trường đào tạo
Việc thành lập các trường đào tạo sẽ giúp nâng cao chất lượng đào tạo chuyên sâu, tăng cường đội ngủ giảng viên.
Ngày 11/11, tại lễ khai giảng năm học mới 2020-2021, Đại học Duy Tân đã chính thức ra mắt các trường đào tạo.
Đại học Duy Tân ra mắt 5 trường đào tạo thành viên. Ảnh: AN
Theo đó, các trường đào tạo Đại học Duy Tân gồm: Trường đào tạo Y Dược; Trường đào tạo Ngoại ngữ; Trường đào tạo Công nghệ; Trường đào tạo Khoa học Máy tính và Trường đào tạo Kinh tế.
Đại học Duy Tân cũng đã công bố bổ nhiệm hiệu trưởng, hiệu phó cùng lãnh đạo các trường đào tạo thành viên.
“Đây được xem là một bước phát triển, một mắt xích để góp phần xây dựng Duy Tân trở thành một đại học uy tín, chất lượng và lọt vào tốp những trường đại học hàng đầu của châu Á cũng như thế giới.
Hiện trường có 1.238 người, trong đó có 843 giảng viên (có 234 giảng viên có trình độ là tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư; chiếm tỷ lệ 27,7%).
Video đang HOT
Nhà trường tiếp tục có chính sách thu hút nhân tài là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ tốt nghiệp từ các đại học danh tiếng trên thế giới về làm việc tại trường nhằm xây dựng một đội ngũ nghiên cứu, giảng dạy giỏi góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Bước sang năm 26, Đại học Duy Tân tiếp tục triển khai hợp tác quốc tế với các đại học uy tín tại Mỹ, Anh Quốc, Singapore… để tiếp nhận chương trình đào tạo, đưa sinh viên ra nước ngoài du học và tổ chức chương trình học và lấy bằng Mỹ ngay tại trường”, đại diện lãnh đạo nhà trường cho hay.
Trong đợt dịch covid-19 vừa qua, nhà trường đã triển khai thành công việc học trực tuyến (online), giúp sinh viên tiếp tục học tập và tốt nghiệp đúng hạn.
Đại học Duy Tân cũng ra mắt máy thở dtu-VENT được cho là có đầy đủ chức năng của một máy thở y tế chuyên nghiệp, đáp ứng các thông số cấp cứu và điều trị bệnh nhân covid-19.
Năm học 2020 – 2021, Đại học Duy Tân tuyển sinh nhiều ngành học mới như: trí tuệ nhân tạo, thiết kế thời trang, công nghệ kỹ thuật ô tô, kỹ thuật điều khiển và tự động hóa;
Kinh doanh số, quản trị kinh doanh bất động sản, quản lý tài nguyên du lịch, quản trị sự kiện và giải trí, ngôn ngữ Hàn Quốc, bảo tồn di sản kiến trúc & du lịch…
Tại lễ khai giảng, nhà trường đã ký kết các hợp tác với nhiều doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng các yêu cầu từ phía doanh nghiệp đặt ra.
Đồng thời, tạo cơ hội cho sinh viên có môi trường thực tập, tìm kiếm cơ hội việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Trong đợt tuyển sinh năm 2020, Đại học Duy Tân đã cấp 193 suất học bổng với tổng trị giá 16, 4 tỷ đồng.
Đặc biệt, nhằm hỗ trợ cho các thí sinh bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và thiệt hại trong đợt bão lũ ở khu vực miền Trung, Trường Đại học Duy Tân đã miễn giảm học phí cho sinh viên khóa 26 với tổng số tiền hơn 13 tỷ đồng.
Trẻ em có thể học ngôn ngữ lập trình nào?
Hơn 50 năm trước, ngôn ngữ lập trình đầu tiên cho trẻ em đã được giới thiệu. Ngày nay, cho trẻ tiếp xúc với lập trình từ nhỏ đã không phải là điều gì đó quá xa lạ ở các nước phương Tây.
Năm 1967, ba nhà khoa học máy tính của Mỹ đã sáng tạo ra ngôn ngữ lập trình giáo dục mang tên Logo. Với nó, trẻ em có thể dùng để lập trình ra chú rùa xanh di chuyển trên nền đen và vẽ ra các hình khối toán học. Khi ấy, các nhà khoa học đã nhìn thấy việc lập trình chính là cách hữu hiệu để giúp trẻ phát triển sự tự tin và làm chủ công nghệ mà một ngày nào đó sẽ trở thành một phần không thể thiếu của thế giới hiện đại.
Ngày nay, ngôn ngữ lập trình trở nên phổ biến toàn cầu, đặt ra nhu cầu học thứ ngôn ngữ này ngay từ tấm bé với mức độ quan trọng không hề kém cạnh việc học tiếng Anh hay bất cứ ngôn ngữ nói nào khác.
Ngôn ngữ lập trình Scratch rất phù hợp cho trẻ em với tính trực quan và hỗ trợ tiếng Việt.
Kế thừa ý chí của Logo, hàng loạt ngôn ngữ lập trình giáo dục dành cho trẻ em đã ra đời như AgentSheets, Etoys, Scratch hay Blockly. Trong đó, Scratch hiện được xem là ngôn ngữ lập trình cho trẻ em nổi tiếng nhất thế giới với 58 triệu người dùng trên 150 quốc gia và khả dụng ở 40 ngôn ngữ, bao gồm tiếng Việt.
Sở dĩ Scratch trở nên phổ biến đến vậy là nhờ tính trực quan, dễ hiểu, thao tác kéo và thả đơn giản kích thích khả năng sáng tạo của trẻ nhỏ. Nhờ đó, các em có thể thỏa sức sáng tạo game, âm nhạc, phim hoạt hình, kể chuyện bằng hình ảnh với ngôn ngữ lập trình này.
Nhưng nổi tiếng hơn cả phải kể đến Code.org, tổ chức phi lợi nhuận với mục tiêu thúc đẩy khoa học máy tính trong các trường học và được hỗ trợ bởi những ông lớn công nghệ Mỹ như Amazon, Facebook, Google hay Microsoft. Tổ chức đã thu hút được 53 triệu học viên lứa tuổi từ 4 - 18 tuổi tạo ra hơn 111 triệu dự án. Và tất cả đều hoàn toàn miễn phí.
Ở bậc THPT có thể học Python, ngôn ngữ dễ học nhưng khó để giỏi.
Tại Việt Nam, việc dạy lập trình cho trẻ nhỏ bắt đầu được quan tâm trong một vài năm trở lại đây. Trong đó, xuất hiện một số trung tâm, lớp học lập trình dành cho các bạn nhỏ từ bậc tiểu học đến THCS. Tuy nhiên, trước khi cho con ghi danh, phụ huynh cần tìm hiểu rõ sở thích, tính cách của trẻ, từ đó hướng đến những hoạt động học mà chơi phù hợp, tránh lãng phí tiền bạc của bản thân cũng như tuổi thơ của các con.
Theo Ban soạn thảo Chương trình giáo dục phổ thông môn Tin học, lập trình sẽ có cách tiếp cận mới theo hướng trực quan hiện đại trải đều ở ba cấp học như dạy Scratch (hoặc Logo) ở bậc tiểu học và THCS; dạy Python (hoặc Java, C#) ở cấp THPT. Chương trình Tin học mới này sẽ triển khai thay thế hoàn toàn chương trình cũ theo lộ trình từ nay đến năm học 2024-2025, theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT.
Ngay từ bây giờ, các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn con em mình tìm hiểu về máy tính, mạng Internet nói chung. Còn việc dạy và học lập trình đã có lộ trình căn bản nằm trong môn Tin học từ lớp 3 đến lớp 12, không cần thiết phải 'chạy đua' nếu trẻ không bộc lộ đam mê, năng khiếu với máy tính từ nhỏ.
Ba đại học Việt Nam có ngành lọt top thế giới Ba đại học Quốc gia Hà Nội, Quốc gia TP HCM, Bách khoa Hà Nội có năm ngành thuộc các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, kinh tế lọt top thế giới. Ảnh minh họa Dữ liệu được Times Higher Education (THE) công bố ngày 28/10 sau khi nghiên cứu, đánh giá 1000-1.800 đại học tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh...