Đại học Điện lực tham gia tập huấn lớp bồi dưỡng tài nguyên giáo dục mở (OER)
Ngày 1/8/2019, Hiệp hội các trường Đại học, cao đẳng Việt Nam đã phối hợp với trường Đại học Điện lực tổ chức khoá bồi dưỡng đầu tiên về tài nguyên giáo dục mở giành cho khối các cán bộ, giảng viên của các trường đại học, cao đẳng ở phía Bắc.
Chương trình tập huấn lần này được diễn ra trong 02 ngày, với sự có mặt của các cán bộ thư viện, giảng viên của các trường: Đại học Công nghiệp Hà nội, Học viện báo chí và tuyên truyền, Cao đẳng y tế Phú Thọ và Cao đẳng y dược Phú Thọ.
TS. Nguyễn Lê Cường – phó hiệu trưởng trường Đại học Điện lực phát biểu
Tại lễ khai giảng, TS. Nguyễn Lê Cường – phó hiệu trưởng trường Đại học Điện lực đã nồng nhiệt chào đón đại diện các trường Đại học, cao đẳng tới tham gia khoá bồi dưỡng này. Trong phát biểu của mình, TS. Nguyễn Lê Cường cũng nhấn mạnh Các trường đại học ngày nay không chỉ là nơi đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực mà còn có vai trò, tiềm năng to lớn để góp phần xây dựng một xã hội học tập. Đặc biệt, giáo dục thời kỳ cách mạng 4.0 ở Việt Nam rất cần một định hướng mới trong việc hỗ trợ người học có thể tìm thấy những nguồn tài nguyên quan trọng được sử dụng “miễn phí”. Để phát triển được tài nguyên giáo dục mở cần sự chung tay liên kết của các thư viện các trường đại học cao đẳng Việt nam với mục tiêu làm giàu cho nguồn tài nguyên học thuật. Trường Đại học Điện lực sẵn sàng tiếp cận và chia sẻ những kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nguồn học liệu mở trong thời gian tới, đồng thời TS. Nguyễn Lê Cường cũng cảm ơn sự tâm huyết của hiệp hội các trường đại học cao đẳng Việt Nam đã kết nối và đồng bộ tổ chức các khoá tập huấn ở cả 3 miền, Bắc Trung Nam với mục tiêu cùng chung tay xây dựng và chia sẻ nguồn học liệu để nâng cao chất lượng đào tạo.
Khi giới thiệu về khoá học “tài nguyên giáo dục mở”, Thầy Lê Trung Nghĩa cũng chia sẻ về lịch sử phát triển của tài nguyên giáo dục mở của thế giới và sự cần thiết của tài nguyên mở đối với hiện trạng giáo dục của Việt Nam hiện nay. Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cần nhận thức được ý nghĩa của tài nguyên mở trong quá trình hội nhập với quan điểm của thế giới. Bởi những tri thức nhân loại cần được chia sẻ và được đóng góp bởi cộng đồng sử dụng thì mới trở nên có ý nghĩa. Sau quá trình tìm hiểu, là quá trình hành động sẽ đòi hỏi sự đóng góp rất lớn của thông tin – thư viện. Họ phải là những người đi đầu, lưu giữ và phát triển để dữ liệu mở ngày càng đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của giáo dục Việt namthời kỳ hiện đại.
Đại diện cho học viên khoá tập huấn về tài nguyên giáo dục mở được tổ chức của trường Đại học Điện lực vào tháng 5/2019 là bà Hoàng Thị Kim Oanh – phụ trách khoa ngoại ngữ cảm ơn thầy Lê Trung Nghĩa đã đem đến những nội dung học vô cùng ý nghĩa giúp mở ra một không gian suy nghĩ khác hẳn với những tư duy trước đây. Trong khi giáo trình, tài liệu bài giảng truyền thống chỉ được dùng một lần và bó hẹp trong không gian cũ thì giờ đây được tự do chia sẻ, tự do tái đầu tư và tự do đóng góp sử dụng. Bà Oanh cho rằng, nếu làm được những điều này, thì giảng viên cũng luôn dễ dàng được cập nhật kiến thức mới, nâng cao được kiến thức trong nghiên cứu và giảng dạy. Đối với sinh viên, học liệu mở tạo ra thói quen tự học, tự đọc, tự nghiên cứu, tăng cường được sự sáng tạo của sinh viên.
Video đang HOT
Toàn cảnh lớp bồi dưỡng tập huấn (OER)
Theo tapchicongthuong
Cơ hội liên kết và đào tạo lấy bằng Hàn Quốc ngay tại Việt Nam
Theo đó, sinh viên Việt Nam có thể theo học các chương trình đào tạo của các trường đại học, cao đẳng Hàn Quốc ngay tại Việt Nam với mức chi phí hợp lý nhất.
Ngày 30/7, Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã tổ chức tọa đàm về hợp tác liên kết đào tạo với Hàn Quốc.
Người trình bày chính là ông Jung Keun Kim - Giám đốc điều hành công ty ISEP Korea.
Được biết, ISEP Korea là một công ty của Hàn Quốc có chức năng gửi sinh viên Hàn Quốc đi học tập ở nước ngoài và nhận sinh viên nước ngoài đến Hàn Quốc học tập.
Bà Đào Liên Hương phát biểu. Ảnh: Đỗ Thơm
Phát biểu dẫn đề cho buổi tọa đàm, bà Đào Liên Hương - Trưởng ban Hợp tác quốc tế của Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho biết, Hiệp hội đã có nhiều cuộc tìm hiểu, tiếp xúc để tạo cơ hội hợp tác liên kết đào tạo giữa các trường chất lượng của Hàn Quốc với các trường đại học, cao đẳng của Việt Nam.
"Đặc biệt, mới đây Chính phủ Hàn Quốc đã sửa đổi Đạo luật Giáo dục Đại học và Nghị định thực thi của Đạo luật Giáo dục Đại học vào tháng 5 năm 2018, cho phép các chương trình giảng của Hàn Quốc được áp dụng vào các trường đại học nước ngoài.
Vì vậy, Hiệp hội tổ chức cuộc tọa đàm với nội dung "Các cơ hội liên kết đào tạo và lấy bằng Hàn Quốc tại Việt Nam".
Chúng tôi hy vọng các trường đại học, cao đẳng Việt Nam sẽ nắm bắt được cơ hội để đưa được các chương trình từ các trường chất lượng của Hàn Quốc về giảng dạy.
Đồng thời xa hơn là trong tương lai, các trường của Việt Nam với các chương trình đào tạo chất lượng có thể thu hút được người học trong khu vực đến nước ta học tập".
Buổi tọa đàm thu hút sự tham dự của lãnh đạo, đại diện từ các trường như Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Kiến Trúc Hà Nội, Đại học Điện lực, Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, Đại học FPT, Cao đẳng Nghề Công nghiệp Hà Nội, Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội...
Ông Jung Keun Kim- Giám đốc điều hành công ty ISEP Korea trình bày tại tọa đàm. Ảnh: Đỗ Thơm
Tại buổi tọa đàm, ông Jung Keun Kim đã trình bày rất chi tiết, cụ thể về chương trình đào tạo liên kết xuyên quốc gia của Hàn Quốc với các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, bao gồm khung hành lang pháp lý, chương trình đạo tạo, các điều kiện của trường Việt Nam để có thể tham gia liên kết.
Ông Kim cho biết: "Hiện nay, số lượng người Hàn Quốc, doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam đang ngày càng tăng lên. Sinh viên Việt Nam đến Hàn Quốc học tập ngày càng đông.
Ở Hàn Quốc có 280 trường đại học, 132 trường cao đẳng. Các trường ở Hàn Quốc chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục Hàn Quốc. Tất cả các trường đều phải hoạt động theo Luật Giáo dục.
Gần đây, Chính phủ Hàn Quốc đã có những sửa đổi pháp lý để giúp cho sinh viên nước ngoài có thể học chương trình đào tạo của Hàn Quốc ngay tại Việt Nam".
Ông Kim cũng nêu một số quy định hoạt động của Bộ Giáo dục Hàn Quốc về chương trình.
Theo đó, các trường muốn tham gia chương trình liên kết đào tạo phải đảm bảo các điều kiện cơ bản. Đầu tiên đó là các trường được cấp phép thành lập, có giấy kiểm định chất lượng giáo dục.
Các đại biểu tham dự tọa đàm chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Đỗ Thơm
Lĩnh vực liên kết đào tạo bao gồm hầu hết các lĩnh vực ngoại trừ chuyên ngành y tế và sức khỏe. Bậc học giữa các trường liên kết tương đương từ cao đẳng, đại học...
Đặc biệt, theo quy định mới nhất, trong chương trình giảng dạy phải có 25% chương trình do giảng viên Hàn Quốc của trường liên kết trực tiếp giảng dạy.
Kết thúc chương trình đào tạo, sinh viên Việt Nam theo học chương trình liên kết này sẽ được cấp bằng của trường Hàn Quốc liên kết đào tạo.
Tại tọa đàm, đại diện các trường cũng đặt nhiều câu hỏi cho ông Kim và được giải đáp cụ thể để hiểu rõ hơn về chương trình liên kết này.
Đỗ Thơm
Theo giaoduc.net
Nam sinh xứ Thanh sở hữu vẻ ngoài điển trai gây "bão" mạng Xuất hiện trong chương trình tranh biện dành cho học sinh, vẻ ngoài điển trai cùng lối tranh biện lôi cuốn của Thành Đạt đã thu hút hàng nghìn lượt cảm xúc từ cộng đồng mạng. Bùi Đỗ Thành Đạt (sinh năm 2001) là cái tên được nhiều người nhắc đến những ngày qua sau khi hình ảnh nam sinh này được chia...