Đại học đa lĩnh vực: “Quả đấm thép” của giáo dục đại học Việt Nam

Theo dõi VGT trên

Để các đại học đa lĩnh vực thực sự trở thành những “quả đấm thép” của giáo dục đại học Việt Nam, nhằm đón nhận những sứ mệnh cao hơn trước đà phát triển của đất nước, về mặt thể chế Nhà nước cần tạo điều kiện rất thuận lợi để chúng phát huy được tối đa sức mạnh tổng hợp của mình.

TS. Lê Viết Khuyến, Hiệp hội các trường Đại học, Cao Đẳng Việt Nam đã có những phân tích cụ thể về Đại học đa lĩnh vực mà Việt Nam đang thực hiện và cần phải thay đổi.

Đại học đa lĩnh vực: Quả đấm thép của giáo dục đại học Việt Nam - Hình 1

TS Lê Viết Khuyến – nguyên Vụ phó Vụ giáo dục Đại học (Bộ GDĐT). Ảnh: N. Khánh (Báo Lao Động)

Thực trạng hình thành các đại học đa lĩnh vực tại Việt Nam.

Trước năm 1993 (chí ít là từ sau năm 1975), ở Việt Nam không có các đại học đa lĩnh vực. Tất cả các cơ sở giáo dục đại học, để phục vụ cho nhu cầu nhân lực của một nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, đều được xây dựng theo mô hình của Liên Xô cũ, tức là đều là các trường đại học chuyên ngành. Cái gọi là “Trường đại học Tổng hợp” trên thực tế cũng chỉ là trường đào tạo về khoa học cơ bản.

Để triển khai Nghị quyết TW4 (Khóa 7) nhằm đổi mới hệ thống giáo dục nước ta từng bước theo hướng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, Nhà nước chủ trương xây dựng các đại học đa lĩnh vực.

Trên tinh thần đó, trong 2 năm 1993 và 1994, lần lượt 5 đại học đa lĩnh vực là Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. HCM, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng đã được thành lập, dựa trên nguyên tắc gom một số cơ sở giáo dục đại học chuyên ngành có trên cùng một địa bàn lại với nhau.

Hiện tại 5 đại học này đều hoạt động theo các quy chế riêng do Thủ tướng Chính phủ (đối với 2 đại học quốc gia) hoặc do Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo (đối với 3 đại học vùng) ký ban hành.

Trước đó, Đề án quy hoạch mạng lưới các cơ sở GDĐH do Bộ GD và ĐT trình lên Hội đồng Bộ trưởng (tức Chính Phủ) từ năm 1992 (Phương án IV), tất cả các đại học đa lĩnh vực phải được tổ chức như một chỉnh thể thống nhất, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo, với một hệ thống quản trị 3 cấp là: đại học (University), trường (College) và khoa (Deparment), tức là theo mô hình các University của Hoa Kỳ. Để làm được việc đó, cần phải tổ chức lại tất cả các trường đại học chuyên ngành (vốn có cấu trúc kiểu Liên Xô cũ) tham gia vào sự hình thành của đại học đa lĩnh vực.

Tuy nhiên, quá trình triển khai lại không phải như vậy. Vì nhiều lý do khác nhau (chủ yếu liên quan tới yếu tố con ngươi, cuối cùng ở tất cả các đại học đa lĩnh vực được thành lập, cấu trúc 3 cấp là trường – khoa – bộ môn (kiểu quản trị của Liên Xô cũ) về căn bản vẫn được giữ nguyên ở các trường thành viên.

Kết quả là các đại học đa lĩnh vực đều có cấu trúc 4 cấp: đại học – trường – khoa – bộ môn. Để giữ được vị thế của mình vốn đã từng là một trường đại học độc lập, các trường thành viên khi chuyển ngữ cấu trúc 4 cấp trên qua tiếng Anh thường sử dụng mô hình: University – University – Faculty- Department, gây ra sự hiểu lầm trong các đồng nghiệp nước ngoài cho rằng các đại học đa lĩnh vực ở Việt Nam là các tập đoàn đại học.

Thực ra các đại học đa lĩnh vực của ta ngay từ lúc thành lập đã có xu hướng tồn tại dưới dạng một “liên hiệp các trường đại học chuyên ngành”.

Hoạt động rời rạc và vô hiệu hóa các đại học đa lĩnh vực

Khi thành lập các đại học đa lĩnh vực xã hội mong chờ ở những ưu việt mà kiểu trường này sẽ bộc lộ ra như: bộ máy tổ chức gọn nhẹ (không có sự trùng lặp các khoa, bộ môn ở những trường thành viên khác nhau), ngân sách được đầu tư tập trung, sinh viên được tự do lựa chọn học các môn học hoặc các chương trình liên ngành ở các trường khác nhau trong một đại học, sinh viên được học với những giảng viên giỏi nhất ở tất cả các môn học, dễ dàng mở ra các chương trình liên ngành (Inter-disciplinary)…

Tuy nhiên cho tới nay kết quả có được lại không phải như vậy do các trường thành viên vẫn hoạt động gần như độc lập, không phối hợp với nhau, trước hết là về mặt đào tạo, nên đại học không có được sức mạnh tổng hợp.

Video đang HOT

Về mặt thể chế các quy chế tổ chức và hoạt động của các đại học đa lĩnh vực, đặc biệt ở Quy chế cho các đại học vùng ban hành tại Thông tư số 08/2014/TT-BGDĐT ngày 20/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo và ở Điều lệ trường đại học, đã gần như khẳng định tư cách hoạt động độc lập của các trường thành viên – điều tối kỵ đối với một đại học đa lĩnh vực ở mô hình phương Tây .

Với những quy định như vậy, cấp “đại học” trong các đại học đa lĩnh vực có thể được ví như cấp “bộ chủ quản” trong thể chế hiện nay. Vì tồn tại đồng thời 2 “bộ chủ quản” nên dĩ nhiên xuất hiện nhiều ý kiến đề xuất nên bỏ bớt đi một “cấp bộ chủ quản”, tức là giải thể các đại học đa lĩnh vực.

Từ những phân tích ở trên có thể thấy 2 nguyên nhân làm cho các đại học đa lĩnh vực của ta hiện nay chưa thể hiện được sức mạnh tổng hợp của mình như những đại học đa lĩnh vực đích thực. Cụ thể:

Các đại học đa lĩnh vực chưa phải là một chỉnh thể thống nhất (đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo) mà chúng chỉ vận hành dưới dạng của một “tập đoàn đại học” hay chính xác hơn, dưới dạng của một “liên hiệp các trường đại học chuyên ngành”.

Về mặt pháp lý các trường đại học thành viên đã được nhà nước công nhận có tư cách gần như một trường đại học độc lập làm cho hoạt động của các đại học đa lĩnh vực trở nên rời rạc và vô hiệu hóa các đại học đa lĩnh vực.

Đại học đa lĩnh vực: Quả đấm thép của giáo dục đại học Việt Nam - Hình 2

Đề nghị Nhà nước quy định cụ thể các tiêu chí của loại hình “đại học”

Nhiều bất hợp lý

Để các đại học đa lĩnh vực thực sự trở thành những “quả đấm thép” của giáo dục đại học Việt Nam, nhằm đón nhận những sứ mệnh cao hơn trước đà phát triển của đất nước, về mặt thể chế Nhà nước cần tạo điều kiện rất thuận lợi để chúng phát huy được tối đa sức mạnh tổng hợp của mình.

Trong chiến tranh chúng ta đã từng thành lập các quân đoàn (bao gồm nhiều sư đoàn, lữ đoàn trực thuộc) để đánh hợp đồng binh chủng, trong kinh tế chúng ta đã có các tập đoàn quốc gia (bao gồm nhiều công ty, tổng công ty thuộc các ngành nghề khác nhau), nên trong giáo dục đại học đã quá muộn nếu chúng ta chưa có các đại học đa lĩnh vực đích thực. Điều này là quá rõ ràng nhưng đáng buồn là cho tới nay, không hiếm học giả và nhà quản lý vẫn đang còn hoài nghi trước chủ trương đó.

TS Lê Viết Khuyến kiến nghị nhiều vấn đề để thay đổi thực trạng đại học đa lĩnh vực của Việt Nam hiện nay. Cụ thể:

Trong các luật về giáo dục của Việt Nam đều khẳng định có 3 loại cơ sở giáo dục đại học là đại học (University), học viện(Academy/Institute) và trường đại học (College) nhưng không định nghĩa rõ các loại hình này như ở luật giáo dục của nhiều quốc gia khác. Theo quan niệm thông thường tên gọi đại học chỉ dành cho các đại học đa lĩnh vực.

Tuy nhiên, theo quy định của Bộ GD&ĐT hiện nay, danh hiệu “đại học” mới chỉ được đặt cho 5 cơ sở, trong đó có 2 đại học quốc gia và 3 đại học vùng, trong khi còn hàng loạt các cơ sở giáo dục đại học khác (như Trường Đại học Cần thơ, Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Đại học Đà Lạt…) mặc dù mang tính chất đa lĩnh vực rất rõ ràng nhưng lại không được mang danh hiệu này. Đây là điều vô lý và không công bằng.

Đề nghị Nhà nước quy định cụ thể các tiêu chí của loại hình “đại học” và nếu trường nào đạt được các tiêu chí đó thì đương nhiên được mang danh hiệu “đại học” (University).

Một bất hợp lý khác nữa là khi dịch ra tiếng Anh tất cả các trường đại học đều tự nhận là University trong khi ở nhiều nước, việc sử dụng tên gọi tiếng Anh (University, College, Academy/Institute) lại được Nhà nước quản lý rất chặt chẽ. Việt Nam cũng nên có thói quen quản lý như vậy để tránh hiểu nhầm về loại hình của các trường đại học.

Xóa bỏ cơ chế “bộ chủ quản”

Nhà nước hiện đang chủ trương khuyến khích tự chủ đại học. Theo thông lệ chung của thế giới thì các đại học đa lĩnh vực (University) phải là những cơ sở giáo dục đại học được trao quyền tự chủ sớm nhất.

Tuy nhiên ở Việt Nam cho tới nay cả 5 đại học đa lĩnh vực đều không có tên trong danh sách 24 trường đại học tự chủ của Việt Nam. Đây là điều quá vô lý, đề nghị Nhà nước sớm khẳng định quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học này.

Bên cạnh đó, việc trao quyền tự chủ cho các đại học đa lĩnh vực nói riêng và cho các trường đại học nói chung, phải đi cùng với việc xóa bỏ cơ chế “bộ chủ quản” như đã chỉ ra ở Nghị quyết 14 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 (tháng 11 năm 2005).

Một khi bỏ được cơ chế “bộ chủ quản” và trao quyền tự chủ hoàn toàn cho các đại học đa lĩnh vực thì các trường thành viên sẽ xóa đi được ấn tượng về “hai cấp bộ chủ quản” gây khó cho hoạt động của họ.

Ngoài ra,quyền tự chủ của trường đại học không thể trao cho một cá nhân (Giám đốc đại học) mà phải trao cho một Hội đồng đại học, có các thành viên chủ yếu là những đại diện ưu tú nhất của cộng đồng xã hội (chứ không phải chỉ từ tập thể đại học theo kiểu “quyền làm chủ tập thể”).

Hội đồng đại học phải là một hội đồng quyền lực thật sự, quyết định mọi chính sách của đại học, có quyền chọn lựa giám đốc đại học và có cơ chế kiểm soát độc lập đối với mọi hoạt động của đại học.

Điều đáng tiếc là mặc dù các luật về giáo dục và Điều lệ trường đại học đã có quy định khá rõ về chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng đại học nhưng trên thực tế, Hội đồng đại học không phải đã được thành lập ở tất cả các đại học đa lĩnh vực và nếu có thì chúng chỉ giữ vai trò rất yếu thế trong các đại học này và thường bị Giám đốc đại học xem như một tổ chức tư vấn cho mình.

Sớm phê chuẩn quy chế hoạt động cho từng đại học đa lĩnh vực

TS Khuyến đề nghị,Nhà nước cần sớm phê chuẩn quy chế về tổ chức và hoạt động riêng cho từng đại học đa lĩnh vực. Trong các quy chế này cần thể hiện rõ ràng quyền tự chủ toàn diện của đại học đa lĩnh vực, cần khẳng định tính toàn vẹn, thống nhất của đại học đa lĩnh vực trên mọi mặt hoạt động, đặc biệt trong hoạt động đào tạo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần rút quan điểm sai lầm xem các trường thành viên trong đại học đa lĩnh vực có tư cách đầy đủ như một trường đại học độc lập. Ngoài ra, trong quy chế này phải thể hiện rõ ràng chức năng của các cấp quản lý trong một đại học đa lĩnh vực: Hội đồng đại học – xây dựng chính sách, Giám đốc đại học – đề xuất chính sách và chỉ đạo thực hiện chính sách, Hiệu trường trường thành viên – triển khai chính sách, Trưởng khoa – thực hiện chương trình và hỗ trợ đội ngũ, giảng viên – triển khai thực hiện chương trình.

Đối với vấn đề 3 hay 4 cấp quản lý trong mô hình tổ chức đào tạo của một đại học đa lĩnh vực cần được nhà nước quy định cụ thể và tùy thuộc vào 2 điều kiện:

- Chế độ phân cấp tổ chức và quản lý hoạt động đào tạo. Nếu theo cơ chế khoán gọn quản lý đào tạo tới cấp khoa (như mô hình universitet của Liên xô cũ) thì không cần thành lập các đơn vị quản lý theo từng lĩnh vực ngành đào tạo, tức là sẽ không có các trường thành viên (College/Facullty/School); còn nếu muốn huy động được sức mạnh tổng hợp để toàn đại học tham gia hoạt động đào tạo thì phải lập ra các trường thành viên.

- Thực hiện đào tạo dại học theo diện rộng hay theo diện hẹp. Đơn vị bộ môn (kafedra/division) chỉ cần lập nếu chủ trương đào tạo diện hẹp.

So sánh về cấu trúc tổ chức của 2 loại mô hình đại học

Trong quan niệm về mô hình đại học truyền thống (Liên Xô cũ, Việt Nam trước 1993) không có khái niệm về đơn vị đào tạo theo lĩnh vực ngành nghề. Do đó không thể đồng nhất khái niệm Faculty trong mô hình đại học đa lĩnh vực kiểu phương Tây với khái niệm Khoa hoặc Facultet trong mô hình đại học theo kiểu Liên Xô cũ.

Khái niệm Bộ môn hay Kafedra chỉ có ở những trường đại học thực hiện đào tạo theo diện hẹp, tức là những trường đại học được xây dựng theo mô hình Liên Xô cũ. Khái niệm này hoàn toàn không có trong các đại học đa lĩnh vực kiểu phương Tây. Do đó không thể đồng nhất khái niệm Kafedra hoặc Bộ môn trong mô hình đại học kiểu Liên Xô cũ với khái niệm Department trong mô hình đại học kiểu phương Tây.

Giữa 2 mô hình đại học đã nêu chỉ tìm thấy sự tương đương của 2 khái niệm Facultet và Department mà Việt Nam gọi là Khoa.

Trong mô hình đại học đa lĩnh vực các khái niệm College, Faculty và School đều thuộc cấp quản lý thứ 2 và hoàn toàn tương đương nhau.

Hồng Hạnh ( ghi)

Theo Dân trí

Đại học vùng vẫn chưa hết sứ mệnh!

Theo TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho rằng, bao giờ tình hình kinh tế, xã hội ở các khu vực nơi có đại học vùng phát triển ngang các thành phố lớn, các vùng đồng bằng thì khi đó đại học vùng mới hết sứ mệnh.

Đại học vùng vẫn chưa hết sứ mệnh! - Hình 1

TS Lê Viết Khuyến cho rằng cần xem xét sự phát triển của đại học vùng ở khía cạnh sứ mệnh đào tạo. Ảnh: NV

Trước đề xuất giải thể đại học vùng, là người trực tiếp tham gia xây dựng mô hình đại học vùng, TS Lê Viết Khuyến cho rằng, đại học vùng vẫn luôn có một sứ mệnh riêng. Đây là những đại học được thành lập cho các khu vực khó khăn nhằm đào tạo ra nhân lực bám sát chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của khu vực đó. Vì thế, nói đến các đại học vùng cần phải xem xét cả ở khía cạnh sứ mệnh.

Ở nước ta, đại học đa lĩnh vực ra đời từ nửa đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Các đại học đều được hình thành chủ yếu bằng cách "gom" và tổ chức lại các cơ sở giáo dục đại học có trên cùng một địa bàn.

Tại Tờ trình Hội đồng Bộ trưởng số 1315/ĐH ngày 17.3.1992, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) nêu rõ, đại học đa lĩnh vực "không phải là một cơ quan quản lý trung gian mà thực chất là một đơn vị đào tạo thật sự quan trọng được lập ra trên cơ sở hợp nhất hàng loạt trường đại học và viện nghiên cứu khoa học để phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống, bảo đảm hiệu suất đào tạo cao, thích ứng với một xã hội có nền kinh tế thị trường". Tuy nhiên, đã hơn 20 năm qua, các đại học vẫn chưa thực sự "mạnh".

Về nguyên nhân các đơn vị chưa thể hiện được sức mạnh tổng hợp, TS Khuyến cho rằng, do đại học chưa phải là một chỉnh thể thống nhất, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo. Các đơn vị chỉ vận hành dưới dạng của một "tập đoàn đại học" hay chính xác hơn, dưới dạng của một "liên hiệp các trường đại học chuyên ngành".

Nguyên nhân thứ hai là về mặt pháp lý, các trường thành viên đã được nhà nước công nhận có tư cách gần như một trường đại học độc lập làm cho hoạt động của các đại học đa lĩnh vực trở nên rời rạc và vô hiệu hóa sức mạnh tổng hợp. Đây là điều tối kỵ đối với một đại học đa lĩnh vực ở mô hình phương Tây.

Với những quy định như vậy, cấp "đại học" trong các đại học đa lĩnh vực có thể được ví như cấp "bộ chủ quản" trong thể chế hiện nay. Vì tồn tại đồng thời 2 "bộ chủ quản" nên dĩ nhiên xuất hiện nhiều ý kiến đề xuất nên bỏ bớt đi một "cấp bộ chủ quản", tức là giải thể các đại học đa lĩnh vực.

"Khi nào các vùng này phát triển kịp với các vùng đồng bằng, thành phố thì khi đó các trường này mới hoàn thành xong sứ mệnh đào tạo cho vùng và có thể xem xét đến việc đào tạo chung cho cả nước. Vì thế, chúng ra cần có những nghiên cứu, đề xuất để các đại học vùng đa lĩnh vực thực sự trở thành những "quả đấm thép" của giáo dục đại học Việt Nam", TS Khuyến cho hay.

HUYÊN NGUYỄN

Theo laodong.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Tranh cãi clip 2 nhân viên môi trường vào tận nhà "xin" tiền lì xì đầu năm: Thái độ gia chủ gây xôn xaoTranh cãi clip 2 nhân viên môi trường vào tận nhà "xin" tiền lì xì đầu năm: Thái độ gia chủ gây xôn xao01:01Bé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩyBé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩy00:47Clip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lănClip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lăn00:14Bất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòngBất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòng00:17Cậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổiCậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổi00:20Đoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiệnĐoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiện00:211 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ1 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ00:23Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"00:21Shock nhất Douyin: Một cú nổ lớn vang lên, "trẻ con có biết gì đâu" khiến bố mẹ đối mặt với khoản bồi thường hơn 3,5 tỷ đồng!Shock nhất Douyin: Một cú nổ lớn vang lên, "trẻ con có biết gì đâu" khiến bố mẹ đối mặt với khoản bồi thường hơn 3,5 tỷ đồng!00:19Clip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạClip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạ02:02Chúc Tết một câu cực lạ, cụ bà 96 tuổi khiến anh trai 98 tuổi bật cười, rút ví thưởng "hậu hĩnh"Chúc Tết một câu cực lạ, cụ bà 96 tuổi khiến anh trai 98 tuổi bật cười, rút ví thưởng "hậu hĩnh"02:07

Tin đang nóng

Chấn động: Bằng chứng "nút thắt" trong vụ án của Tangmo Nida lộ diện sau 3 năm, cuộc điều tra liệu có bước ngoặt?Chấn động: Bằng chứng "nút thắt" trong vụ án của Tangmo Nida lộ diện sau 3 năm, cuộc điều tra liệu có bước ngoặt?
13:21:57 07/02/2025
Công an Hải Phòng vào cuộc vụ khách đặt phòng qua mạng bị lừa hơn 1 tỷ đồngCông an Hải Phòng vào cuộc vụ khách đặt phòng qua mạng bị lừa hơn 1 tỷ đồng
13:20:40 07/02/2025
Lật tẩy "tiểu phẩm" chồng cũ doanh nhân dầm mưa 30 phút, quỳ gối khóc than thương tiếc Từ Hy ViênLật tẩy "tiểu phẩm" chồng cũ doanh nhân dầm mưa 30 phút, quỳ gối khóc than thương tiếc Từ Hy Viên
13:03:49 07/02/2025
Khung hình bị chế giễu nhiều nhất hôm nay: Uông Tiểu Phi quỳ lạy giữa trời mưaKhung hình bị chế giễu nhiều nhất hôm nay: Uông Tiểu Phi quỳ lạy giữa trời mưa
14:18:25 07/02/2025
Chấn động bài "phốt" 1 Anh Trai Vbiz gian lận thi cử, chính chủ đáp trả: "Đào sâu nữa mấy anti sẽ biết thêm..."Chấn động bài "phốt" 1 Anh Trai Vbiz gian lận thi cử, chính chủ đáp trả: "Đào sâu nữa mấy anti sẽ biết thêm..."
14:11:44 07/02/2025
Hai chị em uống nhầm thuốc diệt chuột: Bé trai đã tử vongHai chị em uống nhầm thuốc diệt chuột: Bé trai đã tử vong
14:44:47 07/02/2025
Khởi tố thêm vợ chủ đậu phộng Tân TânKhởi tố thêm vợ chủ đậu phộng Tân Tân
13:18:08 07/02/2025
Bị chế giễu vì "nhận vơ" chuyện bỏ tiền đưa tro cốt Từ Hy Viên về, Uông Tiểu Phi mắng xối xả mẹ đại giaBị chế giễu vì "nhận vơ" chuyện bỏ tiền đưa tro cốt Từ Hy Viên về, Uông Tiểu Phi mắng xối xả mẹ đại gia
14:06:54 07/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nợ nần đến hơn 600 triệu nhưng vợ vẫn bắt tôi đi vay 100 triệu để mua vàng ngày vía Thần tài

Nợ nần đến hơn 600 triệu nhưng vợ vẫn bắt tôi đi vay 100 triệu để mua vàng ngày vía Thần tài

Góc tâm tình

17:33:18 07/02/2025
Thường thì trên mạng người ta chỉ hay đọc được mấy câu chuyện của các bà vợ hay chị em phụ nữ nói về cuộc sống hôn nhân chẳng ra làm sao của mình chứ không mấy khi thấy đàn ông chúng tôi đăng bài hay kể lể gì.
Điểm tên những quốc gia đã cấm ứng dụng AI DeepSeek của Trung Quốc

Điểm tên những quốc gia đã cấm ứng dụng AI DeepSeek của Trung Quốc

Thế giới

17:10:49 07/02/2025
Giám đốc điều hành Ivan Tsarynny của Feroot Security khẳng định DeepSeek có thể gửi dữ liệu tới CMPassport.com, cổng đăng ký trực tuyến của China Mobile, một công ty thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc.
Năm mới đừng quên cắm ngay loại hoa tượng trưng cho sự vương giả, thành công và hạnh phúc tròn đầy này trong nhà

Năm mới đừng quên cắm ngay loại hoa tượng trưng cho sự vương giả, thành công và hạnh phúc tròn đầy này trong nhà

Trắc nghiệm

16:14:14 07/02/2025
Cúc đại đóa - loại hoa có vẻ đẹp siêu thực được nhiều người ưa chuộng vào dịp Tết.Không phải bỗng dưng mà người ta nói rằng hoa cúc đại đóa là loài hoa không thể thiếu trong dịp Tết
7 mẹo vặt của mẹ khiến tôi "ngả mũ" toàn tập: Rất thiết thực lại còn tiết kiệm ngân sách

7 mẹo vặt của mẹ khiến tôi "ngả mũ" toàn tập: Rất thiết thực lại còn tiết kiệm ngân sách

Sáng tạo

15:41:25 07/02/2025
Trong túi đồ makeup của mỗi cô gái, miếng mút trang điểm là món đồ không thể thiếu, dùng để tán phấn, nền một cách mượt mà trên làn da.
Bức ảnh của cô gái chi 12,6 triệu/năm gội đầu ngoài tiệm khiến hàng ngàn người kinh ngạc

Bức ảnh của cô gái chi 12,6 triệu/năm gội đầu ngoài tiệm khiến hàng ngàn người kinh ngạc

Netizen

15:39:33 07/02/2025
Tuổi trẻ nên tiết kiệm hay hưởng thụ vẫn luôn là câu hỏi đắn đo của nhiều người. Có người sống theo kiểu làm việc cật lực, chấp nhận cắt giảm chi tiêu để tích cóp tiền bạc.
Tel tiết lộ lý do chuyển đến Tottenham, thay vì MU

Tel tiết lộ lý do chuyển đến Tottenham, thay vì MU

Sao thể thao

15:11:31 07/02/2025
Tiền đạo trẻ của Bayern Munich Mathys Tel tiết lộ lý do chuyển đến Tottenham thay vì Manchester United hoặc Arsenal.