Đại học chưa vội đón sinh viên trở lại
Dù Hà Nội nới lỏng, các đại học vẫn chưa vội dạy trực tiếp vì số sinh viên được tiêm vaccine còn ít, dịch bệnh tại địa phương vẫn phức tạp.
Ngày 29/9, TS Trần Mạnh Hà, Trưởng phòng Đào tạo Học viện Ngân hàng , cho biết trường chưa có kế hoạch cho sinh viên đi học tập trung trong tháng 10 mà tiếp tục đào tạo trực tuyến bởi ba lý do.
Một là Hà Nội đang giãn cách theo Chỉ thị 15 và có một số biện pháp cao hơn. Dự kiến thời gian tới, thành phố tiếp tục áp dụng chỉ thị này cho đến khi hoàn thành việc tiêm vaccine mũi 2 cho toàn bộ người dân trong độ tuổi tiêm chủng.
Thứ hai, khác với học sinh THPT, sinh viên Học viện Ngân hàng nói riêng và các trường tại Hà Nội nói chung đến từ nhiều tỉnh, thành, trong đó Covid-19 ở một số nơi vẫn diễn biến phức tạp. “Việc triển khai học tập trung trong thời điểm này sẽ tạo ra làn sóng di chuyển của sinh viên giữa các tỉnh thành, tiềm ẩn nhiều rủi ro”, ông Hà nói.
Thứ ba, giảng viên, sinh viên đã ổn định, quen thuộc với việc dạy và học trực tuyến. Nội dung, chất lượng giảng dạy cũng ngày càng được nâng cao nhờ kinh nghiệm từ tháng 3/2020 đến nay. Hết học kỳ vừa qua, Học viện Ngân hàng đã khảo sát, đánh giá chất lượng, thấy chất lượng được duy trì như đào tạo trực tiếp.
Ông Hà thông tin thêm với sinh viên mới trúng tuyển, các em đã hoàn thành thủ tục nhập học trực tuyến, chuẩn bị bước vào tuần sinh hoạt công dân online trong đầu tháng 10.
Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền học online từ tháng 5 đến nay. Ảnh: Thanh Hằng
Tương tự, Đại học Thương mại cũng chưa lên kế hoạch đón sinh viên trở lại. Đại diện trường nhận định, khác với trường phổ thông, đặc thù của đại học là có lượng sinh viên lớn, đến từ nhiều tỉnh, thành. Tiến độ tiêm vaccine Covid-19 tại các địa phương không đồng đều, ưu tiên cho lực lượng chống dịch tuyến đầu.
Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh ở các địa phương không giống nhau. Chẳng hạn, năm nay Đại học Thương mại có khoảng 1.000 sinh viên Hà Nam. Những ngày vừa qua, tỉnh này đã ghi nhận hơn 200 ca Covid-19 trong cộng đồng. Việc đón sinh viên trở lại, trừ Hà Nam, hay cho phép toàn bộ trở lại trường thời điểm này đều là khó khả thi với trường.
Do đó, ngay cả khi Hà Nội đã nới lỏng các biện pháp chống dịch so với Chỉ thị 16, các trường đều khá rụt rè trong kế hoạch học trực tiếp khi sinh viên chưa được tiêm vaccine. “Nhà trường phải tính kỹ, không thể vội vàng, nếu không hậu quả sẽ rất lớn. Không thể để các em khăn gói trở về Hà Nội rồi được một thời gian ngắn lại học online”, vị này nói.
Đại diện Đại học Thương mại cho biết trường cũng tính tìm nguồn mua vaccine nhưng “quá khó”. “Nếu có thể, chúng tôi dự định đón sinh viên trở lại vào cuối tháng 11, bắt buộc các em đã tiêm ít nhất một mũi vaccine và có xét nghiệm âm tính”, vị này chia sẻ.
Sinh viên Đại học Thương mại bắt đầu học trực tuyến từ tháng 5 do Covid-19 bùng phát. Ngoài phần mềm TranS, trường còn dùng thêm Zoom và Teams để dự phòng trường hợp lỗi kỹ thuật, đường truyền. Để việc học trực tuyến diễn ra suôn sẻ, đồng bộ, trường cũng hỗ trợ thiết bị cho những sinh viên khó khăn.
“Nhà trường hiểu các em có tâm lý mong học trực tiếp, sớm trở lại thủ đô, nhưng hiện học online là phương án tốt nhất. Thầy cô và sinh viên cùng khắc phục”, đại diện Đại học Thương mại nói.
Video đang HOT
Không chỉ Học viện Ngân hàng, Đại học Thương mại, các đại học, cao đẳng khác trên địa bàn Hà Nội cũng chưa thể cho sinh viên học tập trung. c vẫn cho sinh viên học trực tuyến trong tháng tới với những lý do tương tự, chưa kể trường còn có cơ sở ở Hà Nam, nơi dịch bệnh đang phức tạp.
Đại học Bách khoa Hà Nội bắt đầu năm học mới từ ngày 27/9 và thông báo sinh viên học trực tuyến ngay từ tuần đầu tiên đến khi có thông báo mới. Tuy nhiên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, sinh viên đang làm khóa luận, đồ án tốt nghiệp, luận văn và luận án được đến trường để làm thí nghiệm nghiên cứu, đảm bảo không quá 20 người trong phòng thí nghiệm, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch.
Đợt Covid-19 thứ tư bùng phát cuối tháng 4, rơi vào thời điểm các trường hoàn thành học kỳ II và tuyển sinh đại học. Ngoài việc duy trì học online trong thời gian dài, nhiều trường phải hủy kỳ thi riêng như Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Bách khoa Hà Nội, các lễ khai giảng, bế giảng và nhập học đều được tổ chức trực tuyến. Đến nay, sau 5 tháng tạm dừng đến trường, chưa có đại học nào ở Hà Nội cho sinh viên học trực tiếp.
Học phí các trường Kinh tế có tiếng
Các trường Kinh tế có rất nhiều chương trình đào tạo, từ đại trà đến liên kết quốc tế với nhiều mức học phí, cao nhất lên tới hàng trăm triệu đồng cho 4 năm.
Đại học Ngoại thương
Năm 2021, Đại học Ngoại thương tuyển 3.990 sinh viên cho cả ba cơ sở ở Hà Nội, TP HCM và Quảng Ninh. Học phí dự kiến năm học 2021-2022 với chương trình đại trà 20 triệu đồng, cao hơn năm ngoái 1,5 triệu đồng; chương trình chất lượng cao 40 triệu và chương trình tiên tiến 60 triệu đồng.
Với các chương trình định hướng nghề nghiệp như Logistics và quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế, Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản, Kế toán - Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA, Luật kinh doanh quốc tế chương trình chất lượng cao theo mô hình thực hành nghề nghiệp, trường dự kiến thu khoảng 40 triệu một năm. Riêng học phí chương trình chất lượng cao Quản trị khách sạn dự kiến 60 triệu đồng.
Trường cũng cho biết học phí các chương trình được điều chỉnh hàng năm không quá 10%.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tại TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần.
Đại học Kinh tế quốc dân
Trường tuyển 6.000 sinh viên, tăng 200 so với năm ngoái do mở thêm ngành Kinh doanh nông nghiệp và hai chương trình Cử nhân Thẩm định giá (thuộc ngành Marketing), Cử nhân Quản lý thị trường (thuộc ngành Kinh doanh thương mại).
Học phí hệ chính quy chương trình chuẩn năm học 2021-2022 theo ngành học từ 15 đến 20 triệu đồng, tăng khoảng một triệu. Học phí với các chương trình đặc thù từ 40 đến 60 triệu đồng. Trường tăng học phí không quá 10% hàng năm và không quá trần theo Nghị định 86/2015.
Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Năm nay, trường tuyển 1.390 sinh viên, trong đó 1.200 cho chương trình chất lượng cao, 100 sinh viên ngành Quản trị kinh doanh dành cho các tài năng thể thao và 90 em cho ngành Quản trị kinh doanh liên kết với Đại học Troy (Mỹ).
Sinh viên đại học chính quy chương trình đào tạo chất lượng cao sẽ phải đóng học phí 35 triệu đồng cho năm hoc 2021-2022. Sinh viên học chương trình liên kết quốc tế do Đại học Troy (Mỹ) cấp bằng phải đóng 11.979 USD cho cả khóa, tương đương gần 277 triệu đồng. So với năm ngoái, các mức này giữ nguyên.
Đại học Thương mại
Đại học Thương mại tuyển 4.000 sinh viên cho hơn 20 ngành và chuyên ngành đào tạo, tăng 200 so với năm ngoái, trong đó tối thiểu 82% tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Học phí dự kiến năm học 2021-2022 cho chương trình đại trà từ 15,7 đến 17,3 triệu đồng; chất lượng cao từ 30,4 đến 33,5 triệu đồng; đào tạo theo cơ chế đặc thù từ 18,9 đến 20,8 triệu đồng. Mức tăng học phí từng năm so với năm trước liền kề tối đa 10%.
Học viện Tài chính
Năm 2021, Học viện Tài chính tuyển 4.000 sinh viên hệ đại học chính quy. Trong đó, sinh viên theo học chương trình đại trà năm học 2021-2022 đóng 15 triệu đồng, cao hơn năm ngoái khoảng 3 triệu. Từ năm 2022-2023, trường điều chỉnh học phí theo quy định của Nhà nước nhưng không quá 10% một năm.
Học phí đối với sinh viên học chương trình chất lượng cao là 45 triệu đồng một năm; diện tuyển sinh theo đặt hàng, bộ đội gửi học là 40 triệu đồng.
Với chương trình liên kết đào tạo mỗi bên cấp một bằng đại học giữa Học viện Tài chính và Đại học Greewich (Vương quốc Anh), học phí không thay đổi suốt 4 năm học. Theo đó, học 4 năm trong nước học phí sẽ là 70 triệu đồng một năm. Học 3 năm trong nước và một năm tại Đại học Greenwich (Vương quốc Anh) thì mức trong nước vẫn là 70 triệu một năm nhưng năm cuối học ở Anh, sinh viên sẽ phải đóng 470 triệu đồng. Như vậy, cả khóa học với hệ này là 680 triệu đồng.
Với chương trình liên kết đào tạo Đại học Toulon cấp bằng học trong 3 năm chuyên ngành Bảo hiểm - Ngân hàng - Tài chính, sinh viên nộp 156 triệu đồng (trung bình 52 triệu đồng một năm), chuyên ngành Kế toán - Kiểm soát - Kiểm toán là 168 triệu đồng (hai năm đầu là 52 triệu, riêng năm cuối là 64 triệu đồng).
Học viện Ngân hàng
Năm nay, Học viện Ngân hàng tuyển 2.750 sinh viên cho 15 ngành/chương trình đào tạo. Học phí với chương trình đại trà sẽ áp dụng theo quy định mới về khung học phí của Chính phủ, hiện khung mới chưa được ban hành nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất giữ như năm ngoái. Nếu đề xuất được chấp thuận, thí sinh phải nộp 9,8 triệu đồng cho năm học tới. Trong khi đó, sinh viên chương trình đào tạo chất lượng cao nộp 130 triệu cho 4 năm học.
Với chương trình cử nhân quốc tế liên kết với Đại học CityU (Mỹ), nếu học cả 4 năm ở Học viện Ngân hàng, sinh viên nộp học phí 160 triệu cho toàn khóa. Những em học chương trình 3 năm ở Học viện Ngân hàng và một năm ở Đại học CityU thì học phí ba năm ở Việt Nam là 120 triệu đồng và năm cuối học ở CityU sẽ theo quy định của trường đó.
Với chương trình cử nhân quốc tế liên kết với Đại học Sunderland (Vương quốc Anh), sinh viên học 4 năm tại Việt Nam và nhận hai bằng do hai trường cấp. Học phí với chương trình này khoảng 315 triệu đồng. Những em đạt IELTS từ 6.0 sẽ vào thẳng năm thứ hai và được giảm khoảng 58,5 triệu đồng.
Ngoài ra, Học viện Ngân hàng còn có chương trình cử nhân định hướng Nhật Bản với học phí là 27 triệu đồng một năm.
Đại học Kinh tế TP HCM
Năm nay, trường tuyển 5.850 chỉ tiêu ở cơ sở chính TP HCM và 500 chỉ tiêu ở Vĩnh Long.
Học phí chương trình chuẩn như sau:
Với chương trình cử nhân chất lượng cao, học phí theo từng ngành như bảng dưới đây:
Ngoài ra, trường còn có chương trình cử nhân tài năng với học phí các học phần học bằng tiếng Việt là 940.000 đồng một tín chỉ và giảng dạy bằng tiếng Anh là 1.685.000 đồng một tín chỉ.
Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP HCM
Năm 2021, trường tuyển sinh 2.330 chỉ tiêu cho 45 chương trình đào tạo. Dự kiến học phí chương trình đại trà năm học 2021-2022 trung bình 18,9 triệu đồng một năm, chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Pháp trung bình 29,8 triệu, chất lượng cao bằng tiếng Anh 46,3 triệu.
Bên cạnh đó, trường còn tuyển sinh chương trình liên kết với Đại học Glocestershire (Anh) với học phí 375 triệu đồng cho 3,5 năm học tại Việt nam và liên kết Đại học Birmingham City (Anh) với mức 268 triệu đồng.
Đại học Ngân hàng TP HCM
Trường tuyển 3.280 chỉ tiêu. Tương tự trường kinh tế khác, trường này cũng có mức học phí riêng với mỗi chương trình.
Chưa thông báo mức học phí năm 2021 nhưng Đại học Ngân hàng TP HCM nhắc lại học phí năm 2020-2021 trong thông báo tuyển sinh năm nay để thí sinh có cơ sở tham khảo.
Theo đó, học phí năm ngoái chương trình đại trà là 4,9 triệu đồng một học kỳ, chương trình chất lượng cao hơn 16,7 triệu đồng một kỳ và chương trình quốc tế song bằng và quốc tế do đối tác cấp bằng tối đa là 212,5 triệu đồng cho toàn khóa, bao gồm cả học phí tiếng Anh, chương trình chính khóa, kỹ năng mềm.
Tiến sĩ Trần Mạnh Dũng: "Muốn sinh viên học thật, giảng viên phải dạy thật" "Sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học, nếu phải đào tạo lại, đào tạo bổ sung thì đó là sự lãng phí rất lớn", thầy Dũng chia sẻ. Đào tạo nặng về hàn lâm, sinh viên học đối phó Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm giành...