Đại gia chi thêm 355 tỷ mua dự án từng của mình
Sau 2 năm bán tòa tháp hình bông sen cao 100 tầng cho đối tác, ông Đặng Thành Tâm chấp nhận chi thêm 355 tỷ đồng để mua lại dự án này.
Đất vàng hồi cố chủ nhân
Tổng CTCP Phát triển đô thị Kinh Bắc (HoSE: KBC) vừa thông qua việc nhận chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh tại Công ty TNHH MTV Phát triển Khách sạn Hoa Sen.
Theo đó, giá nhận chuyển nhượng là gần 1.855 tỷ đồng, tương ứng 100% vốn điều lệ của Công ty Hoa Sen. Cũng theo công bố này, doanh nghiệp do ông Đặng Thành Tâm làm Chủ tịch HĐQT cử ông Lê Huy Vũ làm người đại diện theo pháp luật tại Hoa Sen.
Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch KBC.
Đáng chú ý, Công ty TNHH MTV Phát triển Khách sạn Hoa Sen chính là doanh nghiệp được Kinh Bắc thành lập giữa năm 2016, với mục đích phát triển dự án bông lúa 100 tầng ( Diamond Rice Flower – tên cũ là Lotus Hotel).
Tháng 5/2017, KBC quyết định tăng vốn điều lệ Công ty Hoa Sen từ mức hơn 145 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng. Chỉ sau khoảng 1 tháng rót thêm vốn, KBC của ông Đặng Thành Tâm đã thông qua việc chuyển nhượng hết 1.500 tỷ đồng vốn góp tại Hoa Sen cho CTCP Đầu tư Mặt trời mọc.
Sau giao dịch này, Hoa Sen không còn là công ty con của KBC. Đồng thời, khoản doanh thu hoạt động tài chính từ thương vụ này, “giấc mơ bông lúa 100 tầng” đã giúp công ty của ông Đặng Thành Tâm thoát lỗ trong quý II/ 2017 với lợi nhuận sau thuế đạt hơn 232,5 tỷ đồng.
Công ty nhà bà Chu Thị Bình bị kiện
Cục Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ (CBP) thông báo đã bắt đầu điều tra cáo buộc liên quan đến việc Mseafood, một thành viên của Minh Phú, vi phạm luật thương mại của Mỹ khi sử dụng tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Ấn Độ để lẩn tránh thuế chống bán phá giá của Mỹ.
Cơ quan này đã gửi thông báo tới “ vua tôm” Lê Văn Quang – Chủ tịch Minh Phú, thông qua văn phòng Mseafood tại Fountain Valley, California vào ngày 14/1. Theo đó, CBP sẽ trình đơn kiện dựa trên Đạo luật Bảo vệ và Thực thi, đồng thời sẽ áp dụng các biện pháp tạm thời, bao gồm yêu cầu Mseafood cung cấp các chứng từ nhập cảnh và ký quỹ tiền mặt trước khi hàng hóa được thông quan vào Mỹ.
Video đang HOT
Trước đó, các nhà sản xuất tôm nội địa Mỹ – Liên minh Tôm miền Nam (SSA) cũng đã tiếng và gửi đơn khiếu nại đến Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ để yêu cầu khởi xướng vụ việc điều tra và áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nhập khẩu đến từ 6 nước, trong đó có Việt Nam.
Lộ diện ái nữ của bầu Đức
Theo thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cà phê Ông Bầu là công ty mới được thành lập từ ngày 25/11/2019, tức tuổi đời chưa đầy 2 tháng. Công ty này có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, do 3 cá nhân góp vốn là bà Trần Thị Kim Oanh, bà Đoàn Hoàng Anh và ông Võ Quốc Lợi.
Con gái bầu Đức và con trai bầu Thắng góp vốn kinh doanh cà phê.
Bà Đoàn Hoàng Anh là một trong ba người con của Bầu Đức, nắm 24,5% vốn tại cà phê Ông Bầu. Ông Võ Quốc Lợi cũng nắm 24,5% vốn cà phê Ông Bầu. Ông Lợi là con trai ông Võ Quốc Thắng, còn được biết đến với tên gọi bầu Thắng.
Lý giải việc chọn cái tên “Ông Bầu”, bầu Đức chia sẻ: “Tôi nhận thấy nếu lấy tên là ‘cà phê ông Đức’ e rằng không ai biết nên quyết định chọn thương hiệu ‘cà phê Ông Bầu’ – cà phê sạch cũng như phong cách bóng đá sạch mà tôi theo đuổi”.
Shark Vương bất ngờ rút khỏi Công viên nước Đầm Sen
Công ty Cổ phần Công viên nước Đầm Sen vừa công bố đơn xin từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2018-2023 của ông Trần Anh Vương.
Trong đơn xin rút khỏi HĐQT của Công ty Cổ phần Công viên nước Đầm Sen từ ngày 1/1, ông Trần Anh Vương cho biết “vì lý do cá nhân nên không thể tiếp tục đảm đương nhiệm vụ”.
Ngoài ông Vương, một thành viên HĐQT khác của Công viên nước Đầm Sen là ông Bùi Xuân Phong cũng có đơn xin từ nhiệm từ ngày 1/1 với lý do cá nhân.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, Công ty Cổ phần Công viên nước Đầm Sen đạt doanh thu 196 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 90 tỷ đồng.
Ngọc Mai
Theo baodatviet.vn
Giải mã những cú ngã khởi nghiệp
Theo CB Insights (Mỹ) - một trong những hãng nghiên cứu dữ liệu uy tín trên thế giới, 97% công ty khởi nghiệp thất bại ngay trong năm đầu tiên.
Chỉ 3% startup có thể duy trì qua năm thứ hai và thành công trong thực tế. Chia sẻ thất bại của các doanh nhân đi trước sẽ là bài học quý báu cho startup trên con đường thực hiện giấc mơ kinh doanh.
Những cú ngã đau đớn
Năm 1988, thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan ra đời và bắt đầu tiếp thị sản phẩm ra thị trường phía Bắc. Ông Trịnh Thành Nhơn - Chủ tịch HĐQT Công ty ICC - ông chủ kem Dạ Lan lúc đó, phải đích thân đưa sản phẩm ra ngoài chợ tiếp thị suốt nhiều ngày liền. Tuy nhiên, sản phẩm vẫn không bán được. Ông phải nghĩ kế mới: Mua 10 ống kem đánh răng Dạ Lan, tặng kèm quyển lịch. "Thời điểm đó, có một quyển lịch rất quý, người ta tranh nhau mua kem đánh răng chỉ để... có cuốn lịch! Sau 10 ngày sản phẩm được bán hết, Dạ Lan bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh phía Bắc và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Dạ Lan tựa như một cô gái đẹp, có rất nhiều thương hiệu và nhãn hàng tìm đến hợp tác như P&G, Unilever...", ông Nhơn kể.
Lúc đó, Công ty Colgate-Palmolive vẽ ra một bức tranh tốt đẹp và đề nghị mua lại nhãn hiệu của Dạ Lan với giá rất cao. Ông chủ Dạ Lan đã dao động, không phải là vì tiền mà tin rằng, mình đang tìm được một người giúp cho công ty phát triển, có thể bay cao, bay xa hơn nữa.
Đến bây giờ, vẫn có không ít người cho rằng, ông Nhơn đã quyết định sai. Nhưng vào thời đó, "Đây là một quyết định đúng và chọn đối tác không sai", ông Nhơn khẳng định. Ông nói: "Lúc đó, Colgate là một trong những đơn vị sản xuất kem đánh răng hàng đầu trên thế giới, họ có rất nhiều chế độ tốt với mình. Song đáng tiếc là Colgate chỉ "mua" thị phần của Dạ Lan và họ đã làm... chết đi Dạ Lan. Cái sai của tôi là thiếu kinh nghiệm trong hợp tác kinh doanh. Họ vẽ cho tôi một bức tranh quá tốt mà tôi vô tình không biết rằng, đó chính là cái bẫy, khi mình đã vướng vào rồi thì làm sao có thể rút chân được".
Ông Trịnh Thành Nhơn:
" Tôi muốn các bạn biết rằng, chẳng có gì dễ dàng cả, nếu dễ dàng có, cũng sẽ dễ dàng mất. Nếu chúng ta không kiên trì, không nỗ lực theo đuổi thì cái hoàn cảnh khó khăn cứ đeo đuổi chúng ta trên hành trình mà chúng ta khởi nghiệp".
Tương tự, năm 1996 ông Lý Quý Trung khởi nghiệp mô hình quán bar Jazz Club và phải... sang quán vào năm 1999, đồng thời đem hết tài sản cá nhân trả nợ cho bar này trong vòng ba năm! Lý do thất bại vì xây dựng mô hình quán bar nhỏ nhưng chi phí đầu tư quá cao, lại không nắm kỹ và tính toán số lượng khách vào ra, tiêu xài đầu người bao nhiêu. Kết quả, doanh thu không bù được chi phí. "Kinh doanh F&B (Food and Beverage) chỉ cần bất cẩn một chút là rất dễ thất bại", ông Trung cho hay.
Năm 2007, ông Trung tiếp tục khởi nghiệp với chuỗi Gloria Jeans Coffee nhưng cũng thất bại. Tiếp theo, ông Trung phải đóng cửa hai tiệm phở tại Singapore vì không tính toán được thói quen ăn uống của khách hàng và tìm phương án dự phòng bán đồ khác nếu không có khách ăn phở vào buổi tối. Rồi nhà hàng Đào Viên ở Thái Lan cũng thất bại vì sai vị trí. "Trong khi nhiều mô hình kinh doanh F&B không xuất sắc nhưng trúng vị trí tốt có thể thành công", ông Trung rút ra bài học.
Ông Lý Quý Trung:
" Trước khi kinh doanh, phải trả lời được câu hỏi khách hàng của mình là ai, phục vụ cho ai. Sản phẩm phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Thành công trong khởi nghiệp nằm ở mô hình kinh doanh chứ không phải ở sản phẩm. Nếu mình nghĩ sản phẩm của mình ngon là có hàng nghìn người cũng nghĩ sản phẩm của họ ngon".
Phải tính đến... thất bại
Ông Nguyễn Thanh Việt - Chủ tịch HĐTV Tổ hợp Y tế Phương Đông chia sẻ: "Bản thân tôi từng gặp nhiều startup. Nhiều bạn thao thao bất tuyệt về công ty, về doanh nghiệp, mọi thứ nghe có vẻ rất ổn nhưng xét về nhiều yếu tố, gần như phải làm lại từ đầu. Tôi nghĩ trong kinh doanh, có những thứ mình nên đi chậm, nhưng cũng có những thứ mình cần phải làm nhanh".
Ông Việt cho rằng: "Khi đầu tư cho kinh doanh, bạn cũng phải tính đến thất bại. Kể cả khi phương pháp của chúng ta tốt thế nào đi chăng nữa cũng sẽ tồn tại những rủi ro. Không hẳn vì dự án, vì thị trường, vì mối quan hệ tốt thì hẳn sẽ thành công. Trong kinh doanh, không ai có thể nói trước được điều gì". Cũng theo ông Việt, yếu tố khiến cho các startup thất bại chính là "cả thèm chóng chán", phải kiên trì mới có thể gặt hái được thành công.
Ông Nguyễn Thanh Việt:
"Cứ ba người đi cùng với ta, sẽ có một người là thầy của ta. Vậy tại sao chúng ta lại không nhờ những người đó tư vấn? Tất nhiên không một bài học nào giống nhau, cũng như không có một công thức nào để nói về sự thành công. Chỉ có tính kiên trì và tìm được những người tâm huyết có thể thực sự tư vấn cho mình".
Ông Nguyễn Thanh Mỹ - Chủ tịch Tập đoàn Mỹ Lan kể: "Khi tôi trở về Trà Vinh năm 2004, thời điểm đó, Trà Vinh không có hạ tầng, nhân lực dành cho công nghiệp, nghèo nhận thức, nghèo sự đoàn kết... Ý định mang môi trường sống và cách làm việc ở Canada về Việt Nam của tôi gặp muôn vàn rào cản. Lúc đó, bạn bè biết chuyện tôi bỏ hết việc tại Mỹ và Canada để về khởi nghiệp ở Trà Vinh đều nói tôi điên. Còn nhiều người dân ở Trà Vinh nói tôi là ông "Việt Kiều bị té giếng"!
Sau thời gian vấp váp ban đầu, ông Mỹ nhận ra "muốn nhanh thì phải từ từ" và kiên nhẫn. Ngoài việc tự xây dựng hạ tầng cho doanh nghiệp của mình, tập đoàn Mỹ Lan cũng phải tự đào tạo nhân lực bằng cách liên kết với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trong khu vực. Cho đến hiện nay, ông "Việt kiều bị té giếng" đã thành công. Kinh nghiệm của ông Mỹ chia sẻ, muốn thành công trên con đường khởi nghiệp, trước hết phải xây dựng một đội ngũ chuyên nghiệp, đó là bước đầu tiên. Còn việc tạo ra sản phẩm, cứ thấy những gì người ta có nhu cầu, cộng đồng cần thì mình đưa ra ý tưởng.
Ông Nguyễn Thanh Mỹ:
"Khi khởi nghiệp, các bạn phải nhìn vào bản thân mình trước. Liệu mình đã đủ kiên nhẫn chưa? Có đủ những chuẩn bị chưa? Tìm hiểu kỹ về thị trường chưa?... Thêm vào đó, khi xây dựng một doanh nghiệp, bạn phải luôn chú trọng về môi trường làm việc, văn hóa công ty, chế độ đãi ngộ tốt cho nhân viên. Là người lãnh đạo, mình phải luôn đi tiên phong đầu tư vào con người trước".
Theo DNSG
CBRE Việt Nam: Giá bán căn hộ hạng sang tại TP HCM tiệm cận Bangkok, có thể tăng 10% mỗi năm Giá bán căn hộ hạng sang tại TP HCM trung bình 158 triệu đồng/m2, tăng 10% cùng kỳ, tiệm cận các thị trường phát triển trong khu vực như Bangkok. Phân khúc hạng sang sẽ duy trì tốc độ tăng giá 10% theo năm, cao hơn mức 5% của căn hộ cao cấp và trung cấp. Căn hộ hạng sang TP HCM trung...