Đại diện WHO: Có thể huy động Việt Nam sản xuất văcxin chống virus corona
Có 20 ứng cử viên văcxin nghiên cứu thử nghiệm, nên với năng lực sản xuất văcxin rất mạnh của Việt Nam, có thể huy động Việt Nam sản xuất khi cần thiết, theo trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam Kidong Park.
Trưởng đại diện WHO tại VN nói có 20 ứng viên văcxin điều trị corona, có thể huy động Việt Nam sản xuất – Ảnh: Chính phủ
Ngày 14-3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam – ông Kidong Park.
Thủ tướng cho biết Việt Nam đã triển khai chủ động, quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp phòng chống dịch từ rất sớm, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, kể cả lực lượng quân đội, công an.
“Chúng tôi đã áp dụng một số biện pháp rất mạnh vì sức khỏe của nhân dân”, Thủ tướng nói và nhấn mạnh “giai đoạn này, chúng tôi sẽ làm mạnh hơn nữa”.
Trưởng đại diện WHO đánh giá cao cách ứng phó của Việt Nam ở 3 điểm, đó là sự tập trung chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng; sự đầu tư đều đặn cho phòng chống dịch; sự tham gia, tuân thủ nghiêm ngặt của toàn thể nhân dân.
Điển hình là việc Việt Nam tiến hành tổ chức cách ly, khoanh vùng, dập dịch ở Vĩnh Phúc và do toàn dân hợp tác với chính quyền nên không hề có sự xáo trộn cuộc sống, sinh hoạt trong vùng cách ly.
Video đang HOT
Trưởng đại diện WHO cũng ấn tượng về 2 chiến lược mà Việt Nam áp dụng là 4 tại chỗ và nguyên tắc cách ly. Theo đó, thay vì vận chuyển bệnh nhân từ tuyến dưới lên tuyến trên thì điều trị ngay tại cơ sở, hạn chế tối đa vận chuyển, tránh lây chéo và có đội phản ứng tại chỗ.
Hay trong xét nghiệm thì từ 4 cơ sở ban đầu, nay Việt Nam mở rộng với 30 cơ sở xét nghiệm, từ đó giảm gánh nặng cho tuyến trên và năng lực cho tuyến dưới được nâng cao.
Trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh trên toàn thế giới diễn biến phức tạp, ông Kidong Park khuyến nghị những nhóm đối tượng cần bảo vệ gồm nhân viên y tế, người già, người có bệnh nền; nhóm những người lãnh đạo bởi để phòng chống dịch cần có người chỉ huy.
Ông Kidong Park cho biết liên quan đến văcxin phòng COVID-19, WHO đã hợp tác với các đối tác, đến nay có 20 ứng cử viên văcxin trong quá trình nghiên cứu thử nghiệm.
Ông Kidong Park bày tỏ ông biết năng lực sản xuất văcxin của Việt Nam rất mạnh, có thể huy động năng lực sản xuất của Việt Nam khi cần thiết; nhấn mạnh hiện nay các tổ chức quốc tế, các nước đều đánh giá cao sự vào cuộc rất sớm của Việt Nam và Việt Nam là một điển hình an toàn, đồng thời cam kết hợp tác chặt chẽ với Bộ Y tế, các cơ quan chức năng của Việt Nam, huy động Việt Nam trong phòng chống dịch.
Thủ tướng cho biết trong thời gian qua, nhiều người dân sẵn lòng tham gia đóng góp, ủng hộ, hỗ trợ Chính phủ, Bộ Y tế để chống dịch, đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ trong ngành y tế Việt Nam đã khơi dậy sự say mê nghiên cứu, sáng tạo, nhờ đó đã thúc đẩy nghiên cứu thành công bộ kit xét nghiệm SARS-CoV-2, xác lập trình tự gen virus…
Thủ tướng cũng bày tỏ mong muốn WHO tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong phòng chống dịch như cung cấp thông tin, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất, hỗ trợ các phương tiện, trang thiết bị, phác đồ điều trị tốt nhất…
N.AN (tuoitre.vn)
Vì sao WHO đổi tên mới virus corona từ Covid-19 sang SARS-CoV-2?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa thông báo mới, tên chính thức cho virus corona mới gây bệnh COVID-19 là SARS-CoV-2.
Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus.
Vì sao WHO lại đổi tên mới cho virus corona từ Covid-19 thành SARS-CoV-2?
WHO cho biết virus và các bệnh do virus gây ra thường có tên khác nhau. Chẳng hạn, HIV là virus gây ra bệnh AIDS. Mọi người thường biết tên của một căn bệnh, chẳng hạn như bệnh sởi, song ít rành tên của loại virus gây ra sởi là rubeola.
Có nhiều quy trình khác nhau và mục đích để đặt tên cho virus và bệnh, theo WHO.
Virus được đặt tên dựa trên cấu trúc gien của chúng để tạo điều kiện phát triển các xét nghiệm chẩn đoán, vắc xin và thuốc. Các nhà virus học và cộng đồng khoa học thực hiện công việc này, do đó virus được Ủy ban quốc tế về phân loại virus (ICTV) đặt tên.
Tên mới của virus corona là SARS-CoV-2 có ý nghĩa gì?
Bệnh được đặt tên để cho phép thảo luận về phòng chống dịch bệnh, lây lan, mức độ nghiêm trọng và điều trị. Sự chuẩn bị và ứng phó với bệnh của con người là vai trò của WHO, vì vậy các bệnh được WHO đặt tên chính thức trong Bảng phân loại bệnh quốc tế (ICD).
ICTV trước đó ngày 11.2 công bố tên của virus gây bệnh COVID-19 là Hội chứng hô hấp cấp tính nặng virus Corona 2 (SARS-CoV-2). Tên này được chọn vì virus mới có sự tương đồng về gien với virus corona gây ra dịch SARS năm 2003. Dù liên quan, hai virus này là khác nhau, theo WHO.
Ngày 22/2, Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã bày tỏ quan ngại về số ca nhiễm chủng mới của virus corona (Covid-19) mà không có bất cứ liên kết dịch tễ rõ ràng nào, mặc dù số trường hợp nhiễm bệnh bên ngoài Trung Quốc vẫn tương đối thấp.
Trong một phát biểu trên mạng xã hội Twitter, ông Ghebreyesus cho biết các trường hợp không có mối liên kết dịch tễ rõ ràng bao gồm những người chưa từng du lịch tới Trung Quốc, cũng như chưa từng tiếp xúc với một ca nhiễm Covid-19 được xác nhận.
Trích dẫn các báo cáo, Tổng Giám đốc WHO nhấn mạnh virus Covid-19 vẫn ở thể nhẹ đối với 80% số các bệnh nhân, và ở tình trạng nghiêm trọng hoặc nguy kịch đối với 20% còn lại. Virus này gây tỷ lệ tử vong 2% trong số những trường hợp đã ghi nhận.
Ông Ghebreyesus nhấn mạnh: "Mối lo ngại lớn nhất của chúng tôi hiện vẫn là khả năng virus corona COVID-19 lây lan ở các quốc gia có hệ thống y tế yếu kém hơn.
Theo danviet.vn
WHO: Cơ hội ngăn chặn Covid-19 đang giảm dần Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo cơ hội khống chế sự lây nhiễm của virus corona đang dần hẹp lại bởi sự gia tăng ca bệnh ngoài Trung Quốc. Tuyên bố được đưa ra trong cuộc họp báo vào ngày 21/2. Trước đó Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus từng nhận định số trường hợp mắc bệnh bên ngoài Trung Quốc...