Đại diện EU: Tổng thống Ai Cập bị lật đổ Morsi vẫn khỏe mạnh
Nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU) nói rằng Tổng thống Ai Cập bị lật đổ Mohamed Morsi vẫn “mạnh khỏe” và thường xuyên nhận được tin tức qua truyền hình, báo chí tại một địa điểm giam giữ bí mật.
Bà Catherine Ashton trong buổi nói chuyện với ông Morsi.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của EU Catherine Ashton là người đầu tiên chính thức gặp mặt cựu Tổng thống Morsi kể từ khi ông bị lật đổ ngày 3/7 và đã có cuộc nói chuyện kéo dài hai giờ đồng hồ sáng qua.
“Tổng thống Mohamed Morsi vẫn khỏe và được tiếp cận với báo chí, truyền hình từ nơi đang bị giam giữ”, bà Ashton cho biết sau cuộc nói chuyện với ông Morsi tại một địa điểm bí mật.
Bà Ashton miêu tả cuộc nói chuyện giữa hai người diễn ra “thân thiện, cởi mở và thẳng thắn”, nhưng không cho biết địa điểm diễn ra cuộc gặp cũng như những phát biểu của vị cựu thổng thống dân bầu này.
Trước đó, trong hai ngày 28 – 29/7, nhà ngoại giao hàng đầu của EU cũng đã có các cuộc hội đàm với Tổng thống lâm thời Ai Cập Adly Mansour, Phó Tổng thống Mohamed El-Baradei, Bộ trưởng Quốc phòng Abdel Fattah al-Sisi và một số đại diện của tổ chức Anh em Hồi giáo ủng hộ ông Morsi.
Trong các cuộc gặp, bà đều thúc giục các nhà lãnh đạo Ai Cập tìm kiếm giải pháp lâu dài và ôn hòa, nhưng không có ý áp đặt bất cứ giải pháp nào của EU. Trong phát biểu trước khi rời Ai Cập, bà cũng tuyên bố EU sẽ tiếp tục làm trung gian hòa giải để tìm kiếm giải pháp chấm dứt khủng hoảng ở quốc gia Bắc Phi này.
“Tôi sẽ quay lại để tìm kiếm một giải pháp và hy vọng các nhà lãnh đạo Ai Cập sẽ đưa ra những quyết định đúng đắn”, bà nói, đồng thời cho biết EU muốn giúp Ai Cập tổ chức một cuộc bầu cử mới thông qua việc cử các giám sát viên tới quan sát.
Trong khi đó, cuộc biểu tình ngồi của các thành viên tổ chức Anh em Hồi giáo vẫn đang diễn ra ở thủ đô Cairo để phản đối cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống dân bầu Morsi.
Video đang HOT
Phát biểu về động thái này của phe Hồi giáo, Phó Tổng thống El-Baradei bày tỏ hy vọng cuộc biểu tình sẽ kết thúc trong hòa bình để mở đường cho các bên tiến hành đối thoại nghiêm túc.
Chính phủ lâm thời Ai Cập dự trù sẽ tổ chức trưng cầu ý dân trong vòng 5 tháng để phê chuẩn Hiến pháp mới và tổ chức bầu cử Quốc hội vào đầu năm tới trước khi bầu chọn tân tổng thống thay ông Morsi.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Ai Cập đã triệu Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ Hussein Awni để phản đối về những bình luận mới đây của giới chức Ankara về tình hình Ai Cập.
“Bộ Ngoại giao Ai Cập đã triệu Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ để yêu cầu giải thích về những phát ngôn vượt quá các nguyên tắc ngoại giao và sự tôn trọng cần thiết trong quan hệ quốc tế”, hãng thông tấn chính thức MENA của Ai Cập đưa tin.
Cũng theo nguồn tin, thông qua Đại sứ Awni, Bộ Ngoại giao Ai Cập yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ “ưu tiên” các lợi ích chung giữa hai nước.
Đây là lần thứ 2 Ai Cập triệu Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ để phản đối những phát ngôn gây tranh cãi. Lần trước diễn ra hôm 9/7, liên quan đến một số phát ngôn của giới chức Thổ Nhĩ Kỳ về cuộc đảo chính lật đổ ông Morsi.
Phía Ai Cập cho rằng đây là hành động “can thiệp” vào công việc nội bộ của nước này.
Theo Dantri
Thế giới nói gì về việc Tổng thống Ai Cập bị lật đổ?
Cộng đồng quốc tế đã có những phản ứng đầu tiên trước thông tin Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự.
Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Quân đội Ai Cập ngày 3/7 đã phế truất Tổng thống Morsi sau khi những người phản đối ông tiến hành các cuộc biểu tình rầm rộ kéo dài cả tuần qua nhằm kêu gọi ông này từ chức. Ông Morsi đã bác bỏ tối hậu thư của quân đội nhằm giải quyết các bất đồng chính trị để chấm dứt khủng hoảng, dẫn tới sự can thiệp của quân đội hôm qua.
Ông Adly Mansour, nhân vật mới được bổ nhiệm là người đứng đầu Tòa án hiến pháp tối cao, đã được chỉ định làm tổng thống lâm thời của Ai Cập.
Phản ứng trước thông tin trên, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết ông "rất lo ngại" về diễn biến mới nhất trong cuộc khủng hoảng chính trị tại Ai Cập và kêu gọi nhanh chóng chuyển giao quyền lực cho chính phủ dân sự.
Ông Obama cũng yêu cầu xem xét lại viện trợ quốc tế của Mỹ cho Ai Cập, mà theo luật pháp Mỹ là sẽ bị đình chỉ trong trường hợp một nhà lãnh đạo dân cử bị lật đổ bởi một cuộc đảo chính quân sự.
Hôm qua, Washington đã yêu cầu sơ tán hầu hết các nhân viên tại đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Cairo.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cũng bày tỏ lo ngại, kêu gọi sự bình tĩnh và kiềm chế tại Ai Cập.
Một phát ngôn viên cho hay ông Ban tin rằng người Ai Cập có "những lo ngại chính đáng", nhưng ông cũng quan ngại về việc quân đội phế truất Tổng thống Morsi.
"Điều quan trọng là phải nhanh chóng củng cố chính quyền dân sự phù hợp với các nguyên tắc của dân chủ", phát ngôn viên Eduardo del Buey của ông Ban nói.
Trong khi đó, bà Catherine Ashton, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, đã lên án tình trạng đổ máu tại Ai Cập, vốn làm gần 50 người thiệt mạng, và kêu gọi nhanh chóng khôi phục nền dân chủ.
"Tôi hối thúc tất cả các bên nhanh chóng trở lại tiến trình dân chủ, trong đó có việc tổ chức các cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống một cách tự do và công bằng, và phê chuẩn hiến pháp", Bà Ashton nói.
Anh đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về những diễn biến mới nhất tại Ai Cập.
"Tình hình rõ ràng là rất nguy hiểm và chúng tôi kêu gọi tất cả các bên kiềm chế và tránh bạo lực", Ngoại trưởng Anh William Hague nói.
"Anh không ủng hộ sự can thiệp của quân đội là cách thức để giải quyết các tranh cãi trong một hệ thống dân chủ", ông Hague nói trong một tuyên bố.
Ngoại trưởng Hague đã kêu gọi "các cuộc bầu cử sớm và công bằng, trong đó tất cả các đảng phái có thể chạy đua, và một chính phủ dân sự.
Còn phát ngôn viên Bộ ngoại giao Canada đã kêu gọi sự bình tĩnh, đối thoại giữa các đảng đối lập và khôi phục dân chủ.
Tuy nhiên, Quốc vương Ả-rập Xê-út Abdullah hôm qua đã bày tỏ ủng hộ đối với sự can thiệp của quân đội Ai Cập và chúc mừng Tổng thống lâm thời Mansour.
"Chúng tôi cầu mong Thượng đế giúp ông đảm nhận được trọng trách nhằm đạt được những kỳ vọng của người dân Ai Cập", Quốc vươngAbdullah nói.
Theo Dantri
Nội các lâm thời Ai Cập tuyên thệ nhậm chức Ngày 16/7, nội các lâm thời của Ai Cập vốn được quân đội hậu thuẫn đã tuyên thệ nhậm chức. Lễ tuyên thệ diễn ra hai tuần sau khi quân đội lật đổ Tổng thống dân bầu Mohamed Morsi để thỏa mãn sức ép từ làn sóng biểu tình rộng khắp cả nước. Tổng thống lâm thời Ai Cập Adly Mansour (giữa) và...