Đại diện cộng đồng thổ dân bản địa được bầu làm Chủ tịch Quốc hội Ecuador
Theo phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, ngày 16/5, Quốc hội Ecuador đã bầu bà Guadalupe Llori, đại diện Đảng Pachakutik – đảng phái chính trị chính thức của Tổng liên đoàn các dân tộc thổ dân bản địa Ecuador (CONAIE) – làm người đứng đầu của cơ quan lập pháp này trong 2 năm tới.
Bà Guadalupe Llori. Ảnh: elnuevodiario.com.do
Trong thông cáo chính thức, bà Guadalupe Llori đã đắc cử chức Chủ tịch Quốc hội Ecuador với 71 phiếu ủng hộ trên tổng số 137 phiếu bầu.
Các chuyên gia nhận định bà Llori đã nhận được sự ủng hộ tuyệt đối từ các đồng minh thuộc Phong trào chính trị kiến tạo cơ hội (CREO) của Tổng thống đắc cử Guillermo Lasso.
Bà Llori từng giữ chức Thống đốc tỉnh Orellana và là người ủng hộ đảng chính trị tả khuynh có tên Dân chủ Cánh tả (ID). Năm 2007, dưới thời cựu Tổng thống Rafael Correa, bà đã bị bắt giữ với cáo buộc khủng bố và phá hoại do tổ chức biểu tình phản đối các công ty dầu mỏ có hành vi hủy hoại môi trường tại khu vực rừng rậm Amazon.
Trong cuộc bầu cử Quốc hội Ecuador vừa qua, Đảng Pachakutik đã liên minh với phe trung hữu CREO. Liên minh này sau đó đã giành được đa số ghế trong Quốc hội.
Trong bài phát biểu đầu tiên trên cương vị Chủ tịch Quốc hội, bà Llori cho biết, mối quan hệ liên minh giữa Pachakutik và CREO sẽ tạo ra cơ hội để tất cả các đảng phái chính trị có thể hợp tác với nhau nhằm thúc đẩy một sự hòa giải thực sự tại Ecuador.
Vào tháng 4 vừa qua, ông Guillermo Lasso đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống nước này trước ứng cử viên cánh tả Andrés Arauz của khối Liên minh vì hy vọng (UNES). Ông Guillermo Lasso sẽ chính thức nhậm chức Tổng thống Ecuador vào ngày 24/5 tới. Tổng thống đắc cử của Ecuador cam kết thu hút thêm đầu tư vào lĩnh vực sản xuất dầu thô và hứa xem xét lại nhu cầu khai thác tại các vùng đất thuộc khu vực rừng rậm Amazon, vốn là vấn đề nhạy cảm với các nhóm thổ dân bản địa tại quốc gia Nam Mỹ này.
LHQ khuyến nghị áp dụng cơ chế giảm nợ cho các nước thu nhập thấp và trung bình
Ngày 3/4, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khuyến nghị áp dụng các cơ chế để giảm bớt các khoản nợ công, vốn đang trầm trọng thêm do đại dịch COVID-19, cho các nước có thu nhập thấp và trung bình, trong đó bao gồm 14 nước thuộc khu vực Mỹ Latinh và Caribe.
Người dân đi bộ trên phố ở Buenos Aires, Argentina. Ảnh: THX/TTXVN
Trong báo cáo mang tên: "Tính dễ bị tổn thương của nợ công ở các nền kinh tế đang phát triển", UNDP đã phân tích tính dễ bị tổn thương của các khoản nợ ở 120 nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình để xác định những nền kinh tế nào có rủi ro cao nhất. Bằng cách đó, cơ quan trực thuộc LHQ đã phân loại ra 72 nền kinh tế được đánh giá là "dễ bị tổn thương" và dự báo nợ ở các quốc gia này sẽ vẫn ở mức cao trong nhiều năm, và điều đó sẽ ngăn cản các chính phụ đưa ra các khoản đầu tư có tính quyết định để mang lại lợi ích cho người dân và chống biến đổi khí hậu.
Trong nhóm các quốc gia dễ bị tổn thương do nợ nần tại Mỹ Latinh và Caribe, UNDP đưa ra danh sách các nước gồm El Salvador, Honduras, Costa Rica, Venezuela, Ecuador, Barbados, Bolivia, Belize, Nicaragua, Argentina, Grenada, Jamaica, Haiti và Saint Vincent và Grenadines.
Tổng Giám đốc UNDP, ông Achim Steiner, nhấn mạnh rằng các khoản thanh toán dịch vụ trong năm nay rơi vào khoảng 1.100 tỷ USD tiền nợ và chỉ cần 2,5% trong số đó là đủ để tiêm chủng cho 2 tỷ người theo sáng kiến COVAX (cơ chế tiếp cận vaccine COVID-19 toàn cầu).
Ông Steiner cũng lưu ý rằng Sáng kiến đình chỉ dịch vụ nợ (DSSI) của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), theo đó cho phép các quốc gia dễ bị tổn thương nhất được hoãn nợ, là điều cần thiết nhưng "không đủ".
Người đứng đầu UNDP cũng lưu ý rằng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang tìm cách tăng dự trữ và khả năng tín dụng của mình lên 650 tỷ USD với việc phát hành mới quyền rút vốn đặc biệt. Trong số đó, 224 tỷ USD sẽ dành cho các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Argentina đóng một phần không phận do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp Phóng viên TTXVN tại Argentina dẫn thông báo của chính phủ nước này ngày 11/3 cho biết Argentina sẽ giảm tiếp nhận các chuyến bay từ Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Brazil và các nước Mỹ Latinh khác kể từ tuần tới để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 trong bối cảnh tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến hết...