Đại dịch COVID-19 là mối đe dọa lớn nhất với công tác bảo vệ trẻ em trong lịch sử UNICEF
Đại dịch COVID-19 đang kéo lùi những thành quả đạt được trong việc giải quyết những thách thức đe dọa sự phát triển của trẻ em như nghèo đói và khả năng tiếp cận y tế, giáo dục.
Trẻ em đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Johannesburg, Nam Phi. Ảnh: AFP/TTXVN
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc ( UNICEF) đã cảnh báo như vậy trong báo cáo công bố ngày 8/12, đồng thời khẳng định COVID-19 là cuộc khủng hoảng toàn cầu lớn nhất đối với trẻ em trong lịch sử 75 năm hoạt động của cơ quan này.
Trong báo cáo “Ngăn chặn một thập kỷ mất mát: Hành động khẩn cấp để đảo ngược tác động tàn phá của COVID-19 đối với trẻ em và thanh thiếu niên”, UNICEF cho rằng đại dịch COVID-19 ngày càng tác động mạnh mẽ, làm gia tăng tình trạng nghèo đói, bất bình đẳng và đe dọa quyền của trẻ em. Giám đốc điều hành UNICEF, bà Henrietta Fore, cảnh báo: “Đại dịch COVID-19 đã trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với tiến trình bảo vệ quyền trẻ em trong lịch sử 75 năm hoạt động của chúng tôi”. Bà cho biết trong khi số trẻ em sống trong cảnh nghèo đói, không được đi học, bị ngược đãi hoặc cưỡng ép kết hôn ngày càng tăng thì số trẻ em được chăm sóc sức khỏe, tiêm vaccine, được đảm bảo đủ thức ăn và tiếp cận các dịch vụ thiết yếu đang giảm dần.
Theo báo cáo của UNICEF, đại dịch COVID-19 đã đẩy thêm 100 triệu trẻ em trên thế giới vào cảnh nghèo đói, tăng 10% so với năm 2019. Con số này đồng nghĩa, kể từ giữa tháng 3/2020 khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố đại dịch COVID-19, trung bình cứ mỗi giây lại có gần 2 trẻ em rơi vào cảnh nghèo đói. Theo đó, khoảng 60 triệu trẻ em đang sống trong các hộ gia đình nghèo, trong khi hơn 23 triệu trẻ em đã bỏ lỡ các mũi vaccine quan trọng – mức cao nhất trong hơn một thập kỷ qua. UNICEF cho rằng, ngay cả với viễn cảnh tươi sáng nhất, nỗ lực phục hồi về mức trước đại dịch sẽ phải mất tới 8 năm.
Video đang HOT
Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, khoảng 1 tỷ trẻ em trên thế giới từng trải qua ít nhất một lần không được tiếp cận các dịch vụ như giáo dục, y tế, nhà ở cũng như được đảm bảo về dinh dưỡng, nước sạch hoặc điều kiện vệ sinh. Theo UNICEF, sự phục hồi không đồng đều trên toàn cầu đang đẩy con số này lên cao hơn. Vào giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch, hơn 1,6 tỷ học sinh đã phải nghỉ học do trường học đóng cửa.
Cũng theo UNICEF, hơn 13% số trẻ em và thanh thiếu niên từ 10-19 tuổi trên thế giới phải hứng chịu các tổn thương về tinh thần. Tháng 10/2020, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần ở 93% quốc gia đã bị gián đoạn hoặc tạm dừng do tác động của đại dịch COVID-19. Ngoài ra, UNICEF cảnh báo có thể có thêm 10 triệu cuộc tảo hôn xảy ra trước cuối thập kỷ này, trong khi số lao động trẻ em đã tăng lên 160 triệu trẻ, tăng gần 8,5 triệu trẻ trong 4 năm qua.
Trước tình hình đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, UNICEF tiếp tục kêu gọi đầu tư vào bảo trợ xã hội cũng như phục hồi toàn diện và bền vững. Cơ quan này cho rằng cần phải hành động để chấm dứt đại dịch và xóa bỏ những rào cản trong việc đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục và dinh dưỡng cho trẻ em. Bên cạnh đó, cần có các cách tiếp cận mới để ngăn ngừa và ứng phó tốt hơn với các cuộc khủng hoảng như nạn đói, biến đổi khí hậu và thiên tai… nhằm bảo vệ trẻ em.
Ngày 11/12 tới, UNICEF sẽ kỷ niệm 75 năm thành lập tổ chức này.
Puerto Rico siết chặt hạn chế với du khách do lo ngại biến thể Omicron
Ngày 6/12, vùng lãnh thổ thuộc Mỹ Puerto Rico thông báo siết chặt các biện pháp kiểm soát dịch tễ với khách du lịch nước ngoài nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19, đặc biệt sau khi biến thể Omicron xuất hiện.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại San Juan, Puerto Rico. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
An ninh y tế đã được tăng cường tại sân bay quốc tế Isla Verde trong bối cảnh dòng người từ bên ngoài, chủ yếu là Mỹ, nhập cảnh vào Puerto Rico tăng lên vào dịp nghỉ lễ cuối năm. Từ nay cho tới ngày 18/3/2022, du khách tới Puerto Rico từ khu vực Caribe buộc phải đeo khẩu trang tại các cảng hàng không, và sẽ đối mặt với khoản phạt hành chính lên tới 3.000 USD nếu không tuân thủ quy định này.
Tất cả những người nhập cảnh vào Puerto Rico, tiêm chủng hay chưa tiêm chủng ngừa COVID-19, đều phải nộp bản khai dành cho khách du lịch để giúp cơ quan chức năng duy trì việc theo dõi các triệu chứng thông qua hệ thống có tên Sara Alert. Ngoài ra, những người chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 còn phải xuất trình kết quả xét nghiệm PCR âm tính được thực hiện trong vòng 72 giờ trước khi đặt chân đến vùng lãnh thổ này. Trong trường hợp không xuất trình kết quả xét nghiệm PCR, hành khách sẽ phải làm xét nghiệm tại Puerto Rico trong vòng 48 giờ kể từ khi xuống máy bay.
Kể từ khi phát hiện ca nhiễm virus SARS- CoV-2 đầu tiên hồi tháng 3/2020, Puerto Rico đã ghi nhận 3.273 ca tử vong do đại dịch COVID-19. Mặc dù tình hình dịch bệnh có vẻ đang được kiểm soát và chưa có báo cáo về trường hợp nhiễm biến thể Omicron nhưng giới chức y tế Puerto Rico nhận định sự xuất hiện của biến thể mới tại đây chỉ là vấn đề thời gian, nhất là khi Omicron đã được phát hiện tại Mỹ.
Trước đó, Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO) xác nhận cả 5 biến thể của virus SARS-CoV-2 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào nhóm đáng lo ngại: Alpha, Beta, Gamma, Delta và Omicron, đều đã xuất hiện tại châu Mỹ, đồng thời khuyến nghị các quốc gia tiếp tục nỗ lực để tăng tỷ lệ bao phủ tiêm chủng phòng chống COVID-19 và cải thiện việc tuân thủ các biện pháp y tế công cộng nhằm giảm sự lây truyền mầm bệnh.
Mỹ, Canada, Brazil, Argentina, Chile và Mexico đều đã phát hiện các trường hợp dương tính với biến thể Omicron.
Cũng trong ngày 6/12, Tổng thống Colombia Iván Duque thông báo tất cả du khách quốc tế từ 18 tuổi trở lên đều phải xuất trình giấy chứng nhận đã hoàn thành tiêm chủng ngừa COVID-19 khi nhập cảnh vào quốc gia Nam Mỹ này kể từ ngày 14/12. Công dân Colombia thành niên cũng phải xuất trình chứng nhận tiêm chủng đầy đủ để được vào các cơ sở công lập.
Theo thông tin từ Bộ Y tế Colombia, số ca mắc mới COVID-19 tại nước này liên tục tăng, đồng thời tỷ lệ dương tính trên số xét nghiệm tại một số khu vực vẫn cao hơn 10%. Mặc dù chương tình tiêm chủng đại trà đang giúp cuộc sống dần trở lại bình thường, những tỉnh/thành phố có tỷ lệ bệnh nhân phải điều trị tích cực (ICU) cao hơn 85% vẫn chưa thể tổ chức các sự kiện tập trung đông người.
Bộ Y tế Colombia khuyến cáo người dân tuân thủ các quy định vệ sinh dịch tễ, ví dụ như sử dụng khẩu trang đúng cách và liên tục, rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước để ngăn chặn sự lây lan của virus. Cùng ngày, Panama cho biết đã triển khai tiêm hơn 200.000 liều vaccine tăng cường ngừa COVID-19 trên toàn quốc trong 1 tuần. Tất cả công dân thành niên đã tiêm chủng đầy đủ được sáu tháng đều có thể tiêm liều tăng cường với vaccine Pfizer, kể cả những người trên 55 tuổi và có bệnh nền.
Báo cáo hàng ngày của Chương trình Tiêm chủng Mở rộng của Panama cho thấy nước này đã hoàn thành khoảng 80% kế hoạch tiêm chủng, với hơn 3 triệu người đã được bảo vệ với ít nhất 1 liều vaccine.
Tính đến ngày 6/12, Nicaragua cũng đã hoàn thành việc tiêm chủng ngừa COVID-19 cho 4.420.000 người, tương đương 68% dân số có thể tiêm chủng, bao gồm cả trẻ em trên 2 tuổi. Quốc gia Trung Mỹ này hiện đang sử dụng vaccine của Nga và Cuba.
Đại dịch, chính biến, thiên tai phủ bóng thế giới năm 2021 Chùm ảnh của Reuters cho thấy thế giới tiếp tục trải qua một năm đầy biến động vì đại dịch Covid-19, xung đột quân sự cũng như các thảm họa tự nhiên. Thế giới năm 2021 tiếp tục đối mặt với đại dịch Covid-19 với sự xuất hiện của những biến chủng nguy hiểm như Delta, hay đáng lo ngại như Omicron. Hàng...