Đại dịch Covid-19: Kỳ thi đại học từ truyền thống trở thành phi tập trung
Với hình thức thi truyền thống, thí sinh phải tập trung trước thời điểm vào phòng thi. Tuy nhiên, dịch Covid-19 đòi hỏi phải tổ chức kỳ thi phi tập trung, nên hệ thống phần mềm phân loại, giám sát…
Khai thác và ứng dụng triệt để thành tựu khoa học công nghệ, Trung tâm Khảo thí ĐH QGHN đã tổ chức thành công kỳ thi đánh giá năng lực học sinh THPT năm 2021 trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 kéo dài.
Nhờ quá trình số hóa và tối ưu mọi công đoạn, Trung tâm Khảo thí đã thực hiện kỳ thi an toàn, đảm bảo công tác phòng dịch.
Với hình thức thi truyền thống, thí sinh phải tập trung trước thời điểm vào phòng thi. Tuy nhiên, dịch Covid-19 đòi hỏi phải tổ chức kỳ thi phi tập trung.
Đăng ký dự thi trực tuyến
Việc triển khai ứng dụng phần mềm đăng ký dự thi trực tuyến đảm bảo tính liên tục về không gian, thời gian và giãn cách xã hội. Các hoạt động liên quan đến hồ sơ đăng ký dự thi, lệ phí kỳ thi được thực hiện trên hệ thống phần mềm đăng ký dự thi.
Thông tin đăng ký dự thi được ghi nhận, phân tích và xử lý tối ưu hóa phục vụ công tác tổ chức thi trên máy tính.
Phần mềm đăng ký dự thi tích hợp hệ thống dữ liệu từng địa chỉ/nơi ở của thí sinh để phân loại, kiểm soát theo vùng dịch, liên thông dữ liệu trung học phổ thông, khu vực ưu tiên, chế độ chính sách ưu tiên,…
Danh sách thí sinh dự thi phân loại tự động đảm bảo tính khách quan và sàng lọc theo nơi ở, đối chiếu với danh mục trường trung học phổ thông để đảm bảo an toàn phòng dịch.
Riêng năm 2021, thí sinh tại các khu vực có dấu hiệu ca bệnh Covid-19 được cảnh báo và khuyến nghị chuyển ca thi sang thời điểm thích hợp.
Phát triển phần mềm chuyển ca thi
Với hình thức thi truyền thống, thí sinh phải tập trung trước thời điểm vào phòng thi. Tuy nhiên, dịch Covid-19 đòi hỏi phải tổ chức kỳ thi phi tập trung, nên hệ thống phần mềm phân loại, giám sát được phát triển đảm bảo giãn cách về không gian địa lý, thời gian dự thi của thí sinh.
Video đang HOT
Danh sách các thí sinh không đang sống ở vùng dịch Covid-19, không thuộc đối tượng F0-F3 sẽ được phần mềm rà soát, sàng lọc trước khi sắp xếp ca thi. Phần mềm kiểm soát tối đa 10 thí sinh đăng ký/ca thi. Tra cứu trực tuyến các thông tin về thời gian địa điểm thi cập nhật theo diễn biến phòng dịch thay cho các phương pháp thông báo truyền thống trước đây.
Trường hợp học sinh nằm trong vùng dịch hay vùng bị phong tỏa, cách ly hệ thống chuyển ca thi sẽ tự động khóa dữ liệu thí sinh không thể đến dự thi và tự động khôi phục khi hết dịch. Ngược lại, các thí sinh thuộc “vùng xanh” chủ động chọn khung thời gian phù hợp của mỗi ca thi nhằm đảm bảo “một cung đường, hai điểm đến” cho buổi thi an toàn.
Phần mềm đăng ký dự thi tích hợp hệ thống dữ liệu từng địa chỉ/nơi ở của thí sinh để tiện phân loại, kiểm soát (Ảnh chụp màn hình).
Ứng dụng khoa học trong tổ chức thi
Kỳ thi giãn cách đòi hỏi tính cá thể hóa cao, nên ngoài việc phát triển đồng bộ các hợp phần công nghệ thông tin còn phải áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật của khoa học khảo thí hiện đại như ma trận đề tích hợp; số hóa hệ thống ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa; phát triển bộ công cụ phân loại/cân bằng độ khó dễ của từng câu hỏi giữa các đề thi; phân hạng mức độ tương đương giữa các đề thi của các thí sinh, tính riêng rẽ, độc lập của từng bài thi; phân tích đối sánh phần trăm thứ hạng điểm của từng thí sinh với tổng số thí sinh dự thi. Đây là bước quyết định mức độ công bằng và sự thành công của kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) học sinh trung học phổ thông.
Trong quá trình làm bài thi, mỗi thí sinh có một đề thi độc lập riêng biệt. Mọi thao tác kỹ thuật, đường truyền được giám sát trong suốt thời gian thi. Phòng thi có gắn hệ thống camera giám sát từ xa. Thí sinh làm bài trong 199 phút và hệ thống tự động chấm điểm và hiện thị kết quả làm bài sau khi kết thúc.
Hệ thống liên hợp các phần mềm cho phép chuyển kết quả thi đến trung tâm phân tích xử lý dữ liệu và cấp giấy chứng nhận kết quả. Dữ liệu kỳ thi được đối sánh dữ liệu đăng ký dự thi, nhóm năng lực xác định của từng thí sinh tương ứng với chuẩn đầu ra chương trình giáo dục trung học phổ thông.
Tích hợp tra cứu bưu phẩm trên hệ thống phần mềm đăng ký dự thi
Kết quả bài thi ĐGNL được tra cứu trên hệ thống khaothi.vnu.edu.vn liên thông với hệ thống phân phối bưu phẩm của Bưu điện Việt Nam và cho phép thí sinh tra cứu định vị và thời gian giao nhận. Kết quả bài thi, điểm thi và phổ điểm thi ĐGNL năm 2021 trên cổng thông tin khảo thí của Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN.
Thông tin đăng ký dự thi được ghi nhận, phân tích và xử lý tối ưu hóa phục vụ công tác tổ chức thi trên máy tính (Ảnh chụp màn hình).
Hệ thống thi trực tuyến cho sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội
Bộ công cụ thi trực tuyến kết thúc học phần với quy mô lớn phục vụ hơn 2000 sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) được chuẩn hóa và phát triển phục vụ năm học 2020-2021.
Hệ thống thi trực tuyến được phát triển trên nền tảng ứng dụng phần mềm thi bảo mật iTest kết hợp với camera giám sát. Mô hình tổ trực tuyến đáp ứng được các yêu cầu trong quản lý, giám sát tối đa sinh viên dự thi, cán bộ coi thi trên nền tảng hạ tầng kỹ thuật số hiện có.
Bài thi được phát triển trên hệ thống thi trực tuyến tại địa chỉ https://thihpc.dgnl.edu.vn có tích hợp camera giám sát trực diện sinh viên dự thi. Phần mềm thi chạy trên trình duyệt SEB (Safe Exam Browser) với đặc tính là thiết lập các kiểm soát hoạt động của máy thi theo yêu cầu của kỳ thi. Phương thức thiết lập được hướng dẫn cho sinh viên tự cài đặt theo tệp được Trung tâm Khảo thí cấu hình tải về từ địa chỉ http://cet.vnu.edu.vn/home/tcko/tai-ve-va-cai-dat và tệp này có mật mã để máy chủ nhận diện cho phép đăng nhập vào hệ thống thi.
Thí sinh trong một phòng thi trực tuyến. (Ảnh ĐH QGHN cung cấp)
Ngoài ra, hệ thống kết hợp thiết bị giám sát thứ hai kết nối với phòng Quản lý sinh viên dự thi trực tuyến của cán bộ coi thi. Thiết bị này yêu cầu phải kiểm soát được hình ảnh, âm thanh liền kề khu vực sinh viên dự thi và đồng thời có góc rộng trong diện tích khoảng 2m2 nơi sinh viên làm bài thi.
Dựa trên phát triển và ứng dụng bộ công cụ kiểm tra đánh giá trực tuyến, Trung tâm Khảo thí đã tổ chức thi kết thúc học phần chung bằng hình thức trực tuyến cho 2.038 sinh viên năm học 2020-2021.
Dữ liệu phân tích kết quả ban đầu chỉ ra sự tương đồng về điểm bài thi giữa 2 hình thức thi trực tuyến và trực tiếp. Việc tổ chức thi trên máy mang lại hiệu suất cao cho công tác tổ chức thi và quy trình tổ chức thi là phù hợp, đảm bảo khách quan, minh bạch và chính xác. Dữ liệu kết quả thi đánh giá chất lượng giảng dạy học phần và chất lượng học tập của sinh viên dựa trên kỹ thuật kiểm tra đánh giá hiện đại.
Cùng con chọn ngành phù hợp trong ngày trải nghiệm trực tuyến RMIT
RMIT Việt Nam tổ chức Ngày trải nghiệm trực tuyến 2021 vào 6, 7/11 nhằm giúp phụ huynh và học sinh tìm hiểu thông tin về ngành nghề hot trong tương lai.
Đây là hoạt động thường niên miễn phí của RMIT tổ chức liên tục từ năm 2015. Năm nay, sự kiện tổ chức từ 9h sáng đến 5h chiều thứ bảy và chủ nhật, ngày 6, 7/11. Điểm nhấn của sự kiện là 15 lớp học thử online thuộc ba nhóm ngành Kinh doanh và Quản trị, Truyền thông và Thiết kế, Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ. Tất cả sẽ do các giảng viên giàu kinh nghiệm của RMIT giảng dạy trực tiếp. Các lớp học diễn ra bằng tiếng Anh, học sinh và phụ huynh cũng có cơ hội giao lưu và đặt câu hỏi trực tiếp cho giảng viên trong từng lớp học.
Ngày trải nghiệm trực tuyến 2021: Cho con trở thành sinh viên RMIT chỉ với một cú nhấp chuột.
Ngày trải nghiệm trực tuyến 2021 cũng tổ chức hàng loạt hội thảo (bằng tiếng Việt) giới thiệu về nhiều nhóm ngành hot, tọa đàm với người trong nghề về triển vọng nghề nghiệp theo các nhóm ngành này. Từ đó, học sinh sẽ có cơ hội tìm hiểu rõ hơn các ngành nghề và nhận ra mình phù hợp với ngành nào, doanh nghiệp đối tác với RMIT là những doanh nghiệp nào, phản hồi của họ về chương trình học và chất lượng đầu ra của sinh viên RMIT...
Học sinh THPT chỉ cần ở nhà cũng có thể tham gia trọn vẹn các hoạt động trong hai ngày trải nghiệm.
Bên cạnh đó là những buổi hội thảo tìm hiểu thông tin giúp học sinh và cha mẹ tìm hiểu điều kiện đầu vào, cơ hội học bổng, du học tại RMIT Melbourne, Australia và cơ hội trở thành học sinh trao đổi tại hơn 200 đại học đối tác của RMIT trên khắp thế giới trong khi vẫn duy trì mức học phí Việt Nam.
Ngoài ra, khi giao lưu với sinh viên và cựu sinh viên RMIT, các sinh viên tương lai của trường cũng có thể hiểu hơn về đời sống sinh viên trong cộng đồng nhiều màu sắc, cách trải nghiệm, kết bạn, giao lưu, tạo điều kiện thuận lợi sau khi ra trường, đi làm...
Trải nghiệm giúp con tìm ra ngành học và môi trường mà con đam mê và gắn bó. Tìm hiểu và đăng ký tham gia Ngày trải nghiệm trực tuyến tại đây.
Cha mẹ hiện đại cùng con hướng nghiệp "trúng đích"
Trước đây, nhiều cha mẹ thường có thói quen định hướng con với câu hỏi "làm nghề gì" nhưng theo nhiều chuyên gia giáo dục, câu hỏi phù hợp với hiện tại sẽ là "con nghĩ năng khiếu của con hợp với nghề gì", "con nghĩ ngành nghề đó có phát triển trong tương lai không", "con muốn đời sống sau này của con sẽ ra sao"?
Thực tế, theo khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực Việt Nam, tỷ lệ học sinh trung học phổ thông chọn sai ngành học chiếm khoảng 60%. Chỉ có 5% học sinh có hiểu biết về ngành chọn học, 20% có hiểu biết tương đối đầy đủ và 75% thiếu hiểu biết về nghề bản thân chọn học.
Tuy nhiên hiện nay, với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, những ngành nghề mới xuất hiện ngày càng nhiều. Điều này vừa là cơ hội cũng là thách thức đối với các con trong việc chọn lựa nghề nghiệp. Ngay cả các bậc cha mẹ - những người đi trước cũng khó có thể hiểu rõ hết những ngành nghề mới để có thể định hướng và tư vấn cho con. Vì vậy, để có thể hiểu năng khiếu của con và bắt kịp những xu hướng nghề nghiệp hiện đại, cha mẹ cũng nên là những người tìm hiểu và hướng nghiệp cùng con.
Cha mẹ nên để con tự trải nghiệm và biết được ưu điểm của bản thân, ngành học mà các con yêu thích, từ đó có lựa chọn tốt hơn cho nghề nghiệp tương lai.
Đồng tình với phương pháp này, các chuyên gia đầu ngành tại RMIT cũng nhận định, cha mẹ tham gia định hướng nghề nghiệp cùng con là việc làm cần thiết. Theo đó, cha mẹ nên trở thành người cung cấp và phân tích thông tin để con đưa ra lựa chọn. Đặc biệt, các bậc cha mẹ nên tạo cơ hội cho các con trải nghiệm những ngành nghề mà con yêu thích và tôn trọng, giao quyền quyết định cho con bởi các em mới chính là người chịu trách nhiệm trước quyết định này.
Vẫn chưa có kế hoạch cho sinh viên đi học trở lại Các trường đại học trên địa bàn Hà Nội đang chờ bật đèn xanh mới có thể triển khai cho sinh viên tới trường. Hiện nay, các trường đại học trên địa bàn Thủ đô vẫn đang triển khai việc học trực tuyến và chờ sự hướng dẫn của UBND Tp.Hà Nội để xây dựng kế hoạch cho sinh viên tới trường. Trao...