‘Đại chiến hành tinh khỉ’ chưa chắc hạ bệ được ‘Người Nhện’
Hai tác phẩm điện ảnh giải trí chất lượng của mùa hè 2017 đang so kè gắt gao trong cuộc đua tới ngôi đầu phòng vé Bắc Mỹ cuối tuần này.
Trailer cuối cùng bộ phim ‘Đại chiến hành tinh khỉ’ “ War for the Planet of the Apes” là phần ba của loạt phim tái khởi động thương hiệu “Hành tinh khỉ”. Phim tiếp tục xoay quanh cuộc chiến tranh giành hành tinh xanh của loài linh trưởng thông minh với con người.
Là tập phim khép lại bộ ba tái khởi động thương hiệu Planet of the Apes – Hành tinh khỉ, War for the Planet of the Apes thu 20 triệu USD trong ngày khởi chiếu 14/7. Giới quan sát từ đó dự đoán bom tấn của Fox sẽ đạt thành tích ra mắt khoảng 52 triệu USD sau ba ngày đầu tiên trình chiếu.
Đó là con số thấp hơn những gì tập đầu tiên – Rise of the Planet of the Apes (2011) và tập hai – Dawn of the Planet of the Apes (2014) từng làm được. Trong quá khứ, hai phần trước lần lượt ra quân tại Bắc Mỹ ở mức 54,8 triệu USD và 72,6 triệu USD.
War for the Planet of the Apes và Spider-Man: Homecoming đang tạo ra cuộc đua hấp dẫn tại phòng vé trong cuối tuần này. Ảnh: Outnow.
Lý do cho sự thụt lùi có thể xảy ra chính là bom tấn siêu anh hùng Spider-Man: Homecoming. Sau khi ra mắt ở mức 117 triệu USD hồi cuối tuần trước, bộ phim riêng về Người Nhện thuộc chuỗi MCU của Marvel Studios mới mang về cho Sony 19 triệu USD trong riêng hôm 14/7.
Hiện Spider-Man: Homecoming được dự đoán sẽ cán đích ở mức 50-60 triệu USD trong cuối tuần này, và có thể giành chiến thắng tuần thứ hai liên tiếp tại thị trường điện ảnh lớn nhất thế giới.
Với War for the Planet of the Apes, bộ phim tiếp tục theo chân khỉ đầu đàn Caesar (Andy Serkis) trong cuộc chiến sinh tồn giữa linh trưởng và loài người trên hành tinh xanh sau khi một loại virus quét sạch gần như toàn bộ nhân loại. Mất đi gia đình, Caesar mù quáng rơi vào hận thù, và đẩy đồng loại vào một cuộc chiến cam go.
Điểm chung của War for the Planet of the Apes và Spider-Man: Homecoming là cả hai bom tấn đều rất được lòng giới phê bình. Số điểm của hai bộ phim trên chuyên trang Rotten Tomatoes lúc này lần lượt là 94% và 93% – thuộc top cao nhất trong mùa hè phim hè 2017.
Trong khi đó, bom tấn hoạt hình Despicable Me 3 của Universal dự kiến về đích ở vị trí thứ ba với khoảng 19 triệu USD, tiếp tục đà ăn khách sau khi ra mắt từ cuối tháng 6.
Video đang HOT
The Big Sick là tác phẩm gây bất ngờ trong mùa hè năm nay, và được đánh giá là hoàn toàn có cơ hội tranh giải tại Oscar 2018. Ảnh: Amazon Studios.
Hai vị trí còn lại trong top 5 dự kiến thuộc về Baby Driver và The Big Sick. Cả hai đều được giới phê bình ngợi khen, và thuộc nhóm không phải là phim phần tiếp theo, ngoại truyện hay tái khởi động thương hiệu.
Nếu như Baby Driver là tác phẩm hành động đua xe mãn nhãn, thì The Big Sick thuộc dòng hài – tình cảm, và có sự góp mặt của ngôi sao Kumail Nanjiani. Phim mở rộng quy mô trình chiếu từ 326 lên 2.597 rạp từ 14/7. Hai tác phẩm dự kiến thu khoảng 8 triệu USD trong ba ngày cuối tuần.
Cuối cùng, phim kinh dị Wish Upon là cái tên đang gây ra thất vọng cho nhà sản xuất. Trong ngày khởi chiếu 14/7, tác phẩm chỉ thu 2 triệu USD, và dự kiến kiếm tổng cộng 6 triệu USD sau ba ngày. Giới phê bình không đánh giá cao bộ phim với số điểm chỉ 21% trên Rotten Tomatoes, còn khán giả đang chấm phim điểm 4,5/10 trên IMDb.
Do đạo diễn John R. Leonetti thực hiện, Wish Upon là câu chuyện về cô bé 17 tuổi Clare (Joey King) khi nhận được món quà từ cha mình. Đó là một hộp nhạc giúp biến giấc mơ của chủ nhân thành hiện thực, nhưng với cái giá không hề dễ chịu.
Tại Việt Nam, Wish Upon dự kiến khởi chiếu từ 21/7 dưới tựa đề Chiếc hộp ma quái.
Theo Zing
Vì sao Người nhện đến giờ mới chịu trở về với Marvel?
Sự trở về cũng là mở ra một thời kì mới cho cả Marvel lẫn Sony.
Spider-Man: Homecoming - Người nhện: Trở về nhà đang làm bom tấn Marvel làm mưa làm gió phòng vé thế giới. Chỉ sau gần 1 tuần ra rạp, bộ phim đã thu về trên 300 triệu USD và được dự kiến sẽ đạt doanh thu khoảng 800 triệu USD trên toàn cầu, tính cả thị trường Trung Quốc.
Spider-Man: Homecoming có thể coi là bước đệm để Người nhện ra nhập vũ trụ điện ảnh Marvel trong thành phần Binh đoàn Avengers, sánh vai cùng Thor, Captain: America,... Câu hỏi đặt ra là, tại sao đến bây giờ, Người nhện mới chịu xuất hiện trong Marvel.
Đứa con lưu lạc cứu... "người mẹ" sắp phá sản
Nếu là một fan của Người nhện nhưng lại chẳng hiểu lắm về những siêu anh hùng hay vũ trụ điện ảnh Marvel, thì bạn có thể đặt ra câu hỏi là tại sao trong Spider-Man: Homecoming, Người nhện lại xuất hiện với những "ngôi sao" khác như Iron Man, Captain America,.. Trong khi đó, những bom tấn khác về Người nhện từ năm 2002 đến nay, Người nhện đều xuất hiện và chiến đấu đơn lẻ.
Câu trả lời không khó hiểu lắm: Người nhện chính là một nhân vật "đinh" của hãng Marvel nhưng đã bị bán đi trong thời kì hãng này gặp khó khăn.
Ngược dòng về quá khứ, Người nhện được sáng tạo bởi nhà văn Stan Lee và nhà văn-nghệ sĩ Steve Ditko thuộc truyện tranh Marvel, lần đầu xuất hiện trong Amazing Fantasy #15 (tháng 8 năm 1962). Lee và Ditko tạo ra nhân vật là một đứa trẻ tuổi teen mồ côi, được dì May, dượng Ben nuôi nấng và phải đối phó với các cuộc thay đổi rất bình thường ở tuổi vị thành niên đồng thời cũng phải khoác lên một bộ trang phục khác để chống lại tội phạm.
Những người tạo ra Người nhện đã cho cậu sức mạnh siêu nhiên và sự nhanh nhẹn, khả năng bám dính vào hầu hết các bề mặt, phun ra tơ từ cổ tay và phản ứng với các mối nguy hiểm một cách nhanh chóng nhờ có "giác quan loài nhện", giúp cậu chống lại kẻ thù của mình.
Suốt nhiều năm liền, Người nhện là một siêu anh hùng thu về không ít tiền của cho Marvel, nhất là trong bối cảnh thị trường giải trí thế kỉ trước khá nghèo nàn, điện ảnh, truyền hình và âm nhạc đều chưa phát triển.
Từ những năm 1970, Marvel bắt đầu chuyển sang làm phim (truyền hình và điện ảnh) từ chất liệu là những siêu anh hùng của mình. Tuy nhiên, tình hình không mấy sáng sủa. Phim Marvel thường phát vào cuối tuần trên sóng các kênh truyền hình Bắc Mỹ. Hãng gần như luôn phải cạnh tranh với công ty hàng đầu khu vực lúc bấy giờ - DC Comics (thành lập năm 1934).
Thập kỷ 1980, sản phẩm điện ảnh duy nhất của Marvel là Howard The Duck (Vịt Howard). Phim thua lỗ nặng khi ra rạp năm 1986. Nhiều dự án chuyển thể truyện tranh siêu nhân lên màn ảnh cũng thất thu. Nguyên nhân được nhà nghiên cứu Sean Howe đưa ra trong sách Marvel Comics: Untold Stories là: công nghệ phim ảnh chưa phát triển và kinh phí đưa các siêu anh hùng lên phim quá cao.
Đến giữa những năm 1990, Marvel lâm vào khủng hoảng nặng nề. Năm 1993, thị trường truyện tranh Bắc Mỹ ở vào thế cung vượt cầu. Doanh thu bán sản phẩm của Marvel sụt giảm hơn 70% khiến công ty mắc nợ nghiêm trọng. Cổ phiếu của hãng trị giá 35,75 USD trong năm 1993 xuống còn 2,38 USD vào năm 1996. Năm 1998, để tồn tại, Marvel phải sáp nhập với công ty truyện tranh ToyBiz, lấy tên mới là Marvel Entertainment. Avi Arad, một giám đốc của ToyBiz, được ban điều hành công ty mẹ chỉ định làm Giám đốc điều hành mảng phim.
Để cứu Marvel trước nguy cơ phá sản, Avi Arad quyết định bán bản quyền các dự án đình đám cho các hãng phim khác. Hãng phim Fox đã mua dự án X-Men, Sony mua Spider-Man còn New Line mua bộ ba phim Blade.
Đây có thể coi là một quyết định đau đớn nhưng bất đắc dĩ của Marvel nhằm cứu hàng trăm con người và cả những dự án khác của họ. Tuy nhiên, cách bán bản quyền này chẳng mang lại cho Marvel bao nhiêu tiền. Ba bộ phim đầu tiên về Người nhện trong 5 năm đầu thế kỉ 21 mang về cho Sony hàng tỉ USD thì Marvel chỉ được chia vài chục triệu USD.
Đến lúc đó, Marvel mới bừng tỉnh và quyết định đứng ra làm các phim độc lập. Còn sau đó, mọi thứ đã đi vào lịch sử. Marvel thống trị phòng vé toàn cầu trong 15 năm trở lại đây với hàng chục bom tấn đình đám. Họ đã tạo ra cả một nền văn hóa với lượng fan khổng lồ.
Cuộc đoàn tụ và những chân trời mới
Marvel vẫn luôn day dứt vì đã trót bán Người nhện cho Sony nhưng họ chẳng thế làm gì khác vì "tiền đã trao, cháo đã múc". Công cuộc thúc đẩy đưa Người nhện về với những người anh em của mình cũng chẳng dễ dàng gì dù Marvel luôn tỏ ra thiện chí. Sony đời nào chịu nhả "bầu sữa" đã giúp họ thu về hàng tỷ USD trong vài năm.
Tình hình đã thay đổi hoàn toàn vào năm 2014 sau khi bom tấn The Amazing Spider-Man 2 không có được doanh thu cao như như mong đợi của Sony. Sau hai phần làm lại The Amazing Spider-Man, Sony bắt đầu thấy sốt ruột khi chất lượng của loạt phim bắt đầu đi xuống và nhận được không ít lời chê của giới chuyên môn. Tình hình mảng phim truyện của Sony cũng trượt dài trong thảm hại dù đầu tư không ít tiền bạc.
Giữa lúc đó, Marvel bắt đầu tiếp cận mãnh liệt hơn nhằm đưa đứa con lưu lạc trở về. Sony nhận thấy thành công của Marvel trong nhiều năm trở lại đây cuối cùng đã đồng ý để Người nhện tái hợp với Avengers, bắt đầu từ Captai America: Civil War (Nội chiến siêu anh hùng, ra rạp năm 2016).
Với Homecoming đang ra rạp, phía Sony nắm quyền phát hành chính và cũng sở hữu toàn bộ tiền bán vé, song sự trở về của Người nhện với Avengers mang ý nghĩa và biểu tượng với Marvel nhiều hơn. Từ bây giờ, Marvel Studios được phép sử dụng hình ảnh nhân vật Spider-Man trong các tác phẩm tiếp theo thuộc vũ trụ điện ảnh của mình.
Điều đó có nghĩa, trong vòng vài năm tới, khán giả sẽ được chứng kiến Người nhện tung hoành trong các bom tấn thuộc giai đoạn 3 của vũ trụ Marvel như Avenger: Infinity War phần 1,2...
Rõ ràng với Marvel, đây là một thắng lợi lớn bởi Người nhện đã là biểu tượng của hãng trong vòng nửa thế kỉ qua. Bao nhiêu năm trời, khi Peter Parker tung hoành trong những bom tấn riêng của Sony, fan Marvel vẫn đau đáu về sự trở về của anh ta trong đội ngũ Avengers. Spider-Man: Homecoming, sự trở về này thật sự ngọt ngào.
Theo VNE
10 câu hỏi còn bỏ ngỏ từ 'Người Nhện: Trở về nhà' Thuộc Vũ trụ Siêu anh hùng Marvel (MCU), "Spider-Man: Homecoming" để lại nhiều thắc mắc cho khán giả khi gợi mở các phần phim tiếp theo trong tương lai *Lưu ý: Bài viết tiết lộ nội dung Spider-Man: Homecoming Tương lai nào cho Liz?: Không phải Mary Jane hay Gwen Stacy, Liz (Laura Harrier) mới là người trong mộng của Peter Parker (Tom...