Đại biểu Quốc hội mang sách Toán lớp 1 để làm ví dụ tại phiên họp Thường vụ Quốc hội
Sáng 19.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về báo cáo tổng hợp của Chính phủ, báo cáo của Chánh án Tòa án NDTC, Viện KSNDTC và cá nhân có liên quan việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn tại kỳ họp, kết luận của UBTVQH về chất vấn tại phiên họp.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga mang sách giáo khoa lớp 1 ra phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 19.9 để dẫn chứng (Ảnh: T.Dũng)
Liên quan đến vấn đề giáo dục, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho hay, kết quả kỳ thi THPT quốc gia còn để xảy ra sai phạm ở một số địa phương, gây bức xúc trong nhân dân. Việc phân luồng học sinh phổ thông, nhất là phân luồng sau trung học cơ sở chuyển biến chậm. Việc dạy và học ngoại ngữ còn những khó khăn nhất định.
Video đang HOT
Ông Phúc nêu vấn đề về tình trạng dạy thêm, học thêm trái quy định vẫn chưa được khắc phục, công tác sửa đổi, phát hành sách giáo khoa (SGK) còn nhiều bất cập. Dự thảo Đề án quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và đào tạo giáo viên giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2035 không được công khai để lấy ý kiến của người dân. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học chưa gắn với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực theo tinh thần Nghị quyết 29/TW.
Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã cầm một cuốn sách Toán lớp 1 để dẫn chứng cho phần phát biểu của mình. Bà Nga cho biết trước đây bài tập riêng, sách giáo khoa riêng, giờ Toán lớp 1 luyện tập chung với sách giáo khoa. Các cháu làm bài tập, nối hình, kẻ thêm hình, ghi bài tập vào trong đó. Như thế đương nhiên là khoá sau không dùng được.
Bà Nga cho hay: Chúng tôi phản ánh lại ý kiến của cử tri, chuyển đến Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo là lý do tại sao? Mỗi một năm xuất bản khoảng 100 triệu bản sách giáo khoa, xã hội chi khoảng 1.000 tỷ đồng nhưng đến năm sau không dùng được nữa. Chúng tôi phản ánh lại về những nghi ngại xung quanh việc độc quyền xuất bản của Nhà xuất bản Giáo dục.
Cùng chung quan điểm trên, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải đặt vấn đề: Có lợi ích nhóm giữa biên soạn và phát hành sách hay không? Bà Hải cho rằng: Ở Mỹ vẫn dùng lại sách giáo khoa; bên cạnh đó, việc dùng lại sách ngoài mục đích tiết kiệm còn có ý nghĩa giữ gìn sách. Hiện nay nhiều trường phải cho học sinh viết bút chì, sau tẩy đi để sang năm còn dùng được. Cho nên Chính phủ cần có đánh giá có việc lợi ích nhóm trong ban hành sách giáo khoa hay không?
Theo laodong.vn
Quỹ ban đại diện cha mẹ học sinh phải tự nguyện, công khai
Theo đó, sở đặc biệt lưu ý các đơn vị trường học không được quy định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho cha mẹ học sinh.
Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học, gia đình người học các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện hoặc không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh. Việc thu, chi kinh phí của ban đại diện phải đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ.
Sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp và cuộc họp toàn thể ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Sở cũng yêu cầu các đơn vị có chế độ miễn, giảm phù hợp với các đối tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tuyệt đối không để học sinh khó khăn vì không có tiền đóng góp mà phải bỏ học. Các đơn vị phải thực hiện giãn thời gian thu, không tổ chức thu gộp nhiều khoản trong cùng một thời điểm.
Phòng máy tính của Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái (quận 5, TPHCM) với hơn 50 máy tính, được trang bị từ kinh phí ủng hộ của phụ huynh học sinh
Nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh, Sở GD-ĐT TPHCM cũng có văn bản yêu cầu các đơn vị trường học (từ mầm non đến THPT) trên địa bàn không cho phép các phương tiện xe cơ giới lưu thông hoặc dừng đỗ trái phép trong khu vực có học sinh đang học, sinh hoạt và vui chơi trong khuôn viên trường, ngoài ra đặt biển báo hạn chế tốc độ, quy định khu vực cấm phương tiện giao thông cá nhân lưu thông và dừng đỗ trong khu vực trường học.
Tăng cường trách nhiệm của nhân viên bảo vệ trong việc quản lý, bao quát, kịp thời nhắc nhở, hướng dẫn các phương tiện tham gia giao thông trong khuôn viên trường học bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các thành viên trong nhà trường, đặc biệt là đối với học sinh.
Theo sggp.org.vn
Gỡ "khó" ở ngôi trường quá tải sĩ số GD&TĐ - Sĩ số lớp học đầu cấp quá đông, đặc biệt là học sinh lớp 1 ở một số trường tiểu học (TH) tại Hà Nội đang khiến dư luận quan tâm liệu sẽ ảnh hưởng ra sao tới chất lượng giáo dục. Để giải bài toán này đòi hỏi các trường có số HS đầu vào quá tải phải nỗ lực...