Đại biểu đề xuất: Xong lớp 9 có thể liên thông vào đại học?
Thảo luận dự án Luật Giáo dục, ĐB Lê Quân (Hà Nội) cho rằng nếu học hết lớp 9 vào học nghề, 18-19 tuổi có thể gia nhập thị trường lao động. Sau đó, có thể học liên thông lên cao hơn.
Theo ĐB Lê Quân, theo chỉ thị của Bộ Chính trị năm 2011 cũng như quyết định năm 2018 của Chính phủ thì mục tiêu đến năm 2020 phải có 30% học sinh trung học cơ sở học nghề và 2025 đạt 40%.
Tuy nhiên, đến nay thực tế mới đạt rất ít, khoảng 8%.
Ông Lê Quân góp ý cho dự án luật.
Ông cho rằng có việc phân luồng chưa tốt, chưa thực sự gắn với đào tạo, công tác phân luồng đa số phụ thuộc vào nỗ lực của các trường nghề, phải đến tận thôn xóm để tư vấn tuyển sinh.
Video đang HOT
Theo vị ĐB, con em học giỏi đỗ cấp 3, các địa phương ưu tiên trường chuyên lớp chọn nhưng chưa quan tâm đến đối tượng học sinh không đỗ cấp 3 làm lãng phí nguồn lực xã hội.
ĐB khẳng định xu hướng thế giới là gia nhập thị trường lao động sớm. Nếu học hết lớp 9 vào học nghề, 18-19 tuổi có thể gia nhập thị trường lao động với mức lương 8-9 triệu đồng/tháng, sau đó, có thể học liên thông vào đại học. Mô hình này đã thành công ở các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan hay các quốc gia phát triển như Pháp, Anh.
“Nếu phân luồng tốt cũng như đang giải quyết vấn đề kéo dài tuổi nghỉ hưu, chúng ta có nguồn lao động chất lượng, tăng cường tuổi lao động sớm đặc biệt là con em nhà nghèo, người dân tộc thiểu số” – ông Quân nói.
Trách nhiệm của các bậc học, theo ĐB phải đào tạo đủ kiến thức, kỹ năng, phẩm chất để theo bậc trên. Đề nghị quy định là người học xong trình độ bậc dưới đủ điều kiện để học liên thông lên bậc trên, tránh tình trạng như hiện nay, học hết văn bằng, muốn liên thông lên đại học phải tham gia kỳ thi tuyển sinh quốc gia.
Ông đề nghị nên đưa vào dự luật là “học sinh THCS không chỉ học lên trung cấp mà có thể học lên cao đẳng…” – ông Quân nói.
Theo Pháp luật TPHCM
Vì sao sinh viên "cắn răng" đóng tiền "chống trượt" tiếng Anh?
Để có chứng chỉ tiếng Anh mới được tốt nghiệp, nhiều sinh viên đại học đã phải đóng tiền "chống trượt" hàng triệu đồng, thực chất đây là tiền ôn luyện để học "mẹo" thi đỗ.
Mới đây, điều tra của nhóm phóng viên của một tờ báo cho thấy rằng, trường ĐH Công nghiệp Hà Nội đã tạo dựng các kỳ thi cấp chứng chỉ đầy "dối trá". Cụ thể, các sinh viên trường này phải đóng tiền "chống trượt" kỳ thi cấp chứng chỉ đầu ra môn tiếng Anh.
Theo đó, giảng viên khoa Ngoại ngữ của trường này sẽ thu của mỗi sinh viên 1,9 triệu đồng cho việc ôn luyện thi lấy chứng chỉ TOIEC, nhưng thực chất là để "chống trượt".
Cũng theo điều tra nói trên, những sinh viên tham gia ôn luyện được dạy học thuộc lòng bộ đề thi cho sẵn và tập tô. Theo phản ánh của sinh viên, các câu hỏi trong đề thi thật môn tiếng Anh giống tới 80% như đề đã được cho khi học ôn "chống trượt". Những sinh viên đã đóng phí "chống trượt" không làm được bài, đều mặc định được 460 điểm TOIEC.
Trong phòng thi dành cho sinh viên đã nộp tiền "chống trượt" (học ôn). Ảnh: Báo Lao động
Thông tin trước báo chí, ông Trần Đức Qúy - Hiệu trưởng trường ĐH Công nghiệp Hà Nội cho rằng, nhà trường đã họp và xác minh nội dung thông tin báo chí đăng tải. Đồng thời cho rằng, trường chưa bao giờ có khoản tiền chống thi trượt. Khoản tiền các sinh viên phải nộp là khoản thu dành cho các sinh viên yếu về kỹ năng ngoại ngữ. Đó là tiền đăng ký học bổ sung kiến thức nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra theo quy định.
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội không tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ mà chỉ có một kỳ thi nội bộ để kiểm tra và công nhận đạt chuẩn đầu ra. Ban lãnh đạo nhà trường vẫn sẽ tổ chức họp và làm tường trình báo cáo tới cơ quan chủ quản là Bộ Công thương và Bộ GD&ĐT, tiếp tục làm việc với các cá nhân, đơn vị để xác minh thông tin và xử lý nghiêm sai phạm (nếu có).
Sự việc vẫn đang trong quá trình xác minh, làm rõ, song với TS. Lê Viết Khuyến - Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam) cho rằng, cần xử lý nghiêm túc theo quy chế. Không bất ngờ với việc làm này, theo TS. Khuyến, sự việc có nguồn gốc sâu xa từ... cơ chế quy định đã nảy sinh ra gian lận.
Cụ thể, Quy chế Đào tạo ĐH hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT) quy định sinh viên phải tích lũy được số tín chỉ các môn học theo quy định. Môn nào cũng phải thi và đạt kết quả điểm từ trung bình trở lên, trong đó có môn tiếng Anh, mới đảm bảo điều kiện tốt nghiệp. Một số trường quy định phải có chứng chỉ ngoại ngữ TOIEC, IELTS đạt số điểm cho phép của trường. Những sinh viên không đạt không được cấp bằng, điều này là sai quy chế thi tốt nghiệp.
"Các điều kiện được đặt ra như trên là hành vi "lách" quy chế, tổ chức thi chứng chỉ, lớp ôn mà lệ phí được gọi là tiền "chống trượt". Các trường cho rằng điều này là nâng cao chất lượng, song lại dễ nảy sinh tiêu cực, vi phạm quy chế" - TS. Lê Viết Khuyến chia sẻ thêm.
Thời gian qua, câu chuyện sinh viên các trường ĐH, CĐ chật vật để đạt chứng chỉ ngoại ngữ theo chuẩn mới phổ biến ở các trường cũng đã được bàn luận rất nhiều. Bên cạnh mục đích nâng cao chất lượng giáo dục đại học, đào tạo nguồn chất lượng có trình độ ngoại ngữ đáp ứng hội nhập quốc tế... song chuyện hàng năm ở một trường đại học có hàng trăm, thậm chí cả ngàn sinh viên trước nguy cơ bị đuổi học, không được cấp bằng tốt nghiệp.
Điều này đặt ra câu hỏi về năng lực đào tạo ngoại ngữ "lỏng", bất cập nhưng thi lại rất khó, điều này buộc sinh viên phải học thêm, luyện thi mới đáp ứng dược yêu cầu cấp chứng chỉ. Ngoài ra, quy chuẩn ngặt nghèo này cũng dễ nảy sinh tiêu cực, các trường "đua nhau" mở các khóa bồi dưỡng, luyện thi mà nhiều người gọi là tiền "chống trượt", không đăng ký thì dễ trượt vì đề thi khó, đăng ký học ôn lệ phí cao, nhưng chỉ học cốt sao qua kỳ thi, chứ không phải là nâng cao trình độ ngoại ngữ.
Theo Người lao động
Cô giáo trẻ nấu cơm cho hàng trăm trò nghèo Ngoài giờ lên lớp, cô Dung tranh thủ vận động thêm người dân trong xã mỗi người một ít để tổ chức bữa ăn. Từ lâu, cô Dung đã trở thành người mẹ thứ 2 của những học sinh nghèo Ngày đầu đứng trên bục giảng cô giáo Huỳnh Thị Thùy Dung đã rớt nước mắt khi chứng kiến những đứa trẻ người...