Dài 6.400 km nhưng không có một cây cầu nào bắc qua sông Amazon, nguyên nhân gây bất ngờ
Sông Amazon dài 6.400 km chảy qua nhiều quốc gia nhưng không có bất cứ một cây cầu nào bắc qua vì lý do đặc biệt này.
Amazon là con sông dài nhất thế giới, chảy qua 9 quốc gia, chiếm khoảng 40% diện tích Nam Mỹ, một trong những tuyến đường thủy quan trọng bậc nhất hành tinh nhưng không có bất cứ cây cầu nào bắc qua sông.
Dài 6.400 km nhưng không có một cây cầu nào bắc qua sông Amazon, nguyên nhân gây bất ngờ
Sông Amazon chứa nhiều nước ngọt hơn bất kỳ con sông nào, là nơi sinh sống của cá heo sông lớn nhất thế giới và hệ động thực vật đa dạng.
Việc không có cầu bắc qua sông Amazon đã gây ra nhiều khó khăn cho các nhà thám hiểm cũng những ai muốn đi qua từ đầu này sang bờ kia. Điều này khá bất thường vì ngay cả những con sông nhỏ cũng có cầu bắc qua.
Hay với sông Nile dài nhất thế giới, chỉ tính riêng khu vực sông Nile chảy qua Cairo, Ai Cập cũng có đến 9 cây cầu bắc qua, hoặc sông Danube ở Châu Âu chỉ dài bằng 1/3 sông Amazon nhưng có đến 133 cây cầu bắc qua.
Vậy nguyên nhân gì dẫn đến việc không có bất kỳ cây cầu nào bắc qua sông Amazon? Có những khó khăn cơ bản nào khi xây dựng cầu trong khu rừng nhiệt đới, những vùng đất ngập nước rộng lớn và lớp cỏ rậm rạp sâu, dày không? Có rào cản tài chính không?
Walter Kaufmann, Viện công nghệ Thụy Sĩ, chủ nhiệm khoa kết cấu đã giải thích lý do đằng sau sự thiếu vắng những cây cầu khiến tất cả bất ngờ. Nguyên nhân đơn giản cho câu hỏi khó hiểu đó là không cần thiết, không phát sinh nhu cầu cấp bách về một cây cầu bắc qua sông.
Ông giải thích rằng nhiều khu vực sông Amazon chạy qua khu vực có dân cư thưa thớt. Do vậy, không có bất cứ con đường chính nào để kết nối với một cây cầu. Bên cạnh đó, các thị trấn lớn gần sông có các phương tiện giao thông thuận tiện để đưa người từ bờ này sang bờ kia mà không cần đến cầu.
Walter Kaufmann cũng chỉ ra những khó khăn về mặt kỹ thuật, cũng như hậu cần, chi phí đầu tư rất lơn nếu xây dựng cầu qua sông. Nhiều đầm lầy, đất mềm ven sông, cần cầu dẫn dài và nền móng sâu, khiến cho việc xây dựng sẽ tốn kém thêm phần nào.
Ngoài ra, thay đổi mực nước qua các mùa qua rõ rệt, độ sâu khác biệt lớn nên việc xây dựng cầu đòi hỏi kỹ thuật cực kỳ khắt khe. Trong mùa khô, từ tháng 6 đến tháng 11, sông Amazon có chiều rộng trung bình từ 3,2 đến 9,7 km. Mùa mưa từ tháng 12 đến tháng 4, sông có thể rộng đến 48 km, mức nước cao hơn 15 mét so với mùa khô.
Cuối cùng, đã không có bất cứ cây cầu nào được xây dựng trên sông. Và khi được hỏi liệu có cơ hội nào sẽ xuất hiện một cây cầu qua Amazon trong tương lai gần không, Walter Kaufmann chia sẻ rằng: “Tôi nghĩ rằng một cây cầu sẽ được xây dựng nếu nhu cầu cần thiết vượt trội hơn nhiều so với khó khăn và chi phí để xây dựng. Cá nhân tôi nghi ngờ rằng điều này sẽ không sớm xảy ra”.
Chuyên gia mạo hiểm cho tay mình vào bể cá mút đá háu đói: Kết quả bất ngờ!
Kết quả sẽ thế nào?
Coyote Peterson - nhà thám hiểm hoang dã - nhà động vật học hoang dã người Mỹ đã thực hiện một trải nghiệm mạo hiểm khi cho tay của mình vào một bể nước chứa cá mút đá biển (tên khoa học: Petromyzon marinus) đang rất háu đói.
Loài cá này có chiều dài lên đến 90 cm và có hàm răng rất sắc nhọn cho phép chúng gắn vào da của các vật chủ để nạo mô cá chủ bằng lưỡi và răng kertin sắc của nó. Tương tự như cách loài đỉa hút máu, dịch tiết ra từ loài cá này sẽ khiến máu của nạn nhân không đông lại.
Chính vì thế vật chủ thường sẽ bị chết do mất máu quá nhiều hoặc nhiễm trùng. Vậy nếu nhà thám hiểm hoang dã Coyote để đôi tay của mình ngập vào bể nước có gần 100 con cá mút đá đang rất đói bụng thì điều gì sẽ xảy ra?
Kết quả, sau khi ngâm tay của mình trong bể cá gần hai phút thì nhà thám hiểm đã rút tay ra vì có vẻ như bầy cá không mấy hứng thú với ông. Vết cắn của cá mút đá tuy không gây chết người nhưng có thể gây đau đớn và nhiễm trùng nếu không được chữa trị kỹ lưỡng.
Lấy cảm hứng từ gấu Bắc Cực để tạo ra chiếc lều trú ẩn độc nhất vô nhị Các sinh viện tại Học viện hoàng gia Đan Mạch đã lấy cảm hứng từ gấu Bắc Cực để thiết kế chiếc lều trú ẩn giúp người gặp nạn chống chọi với điều kiện khắc nghiệt băng tuyết. Thám hiểm Bắc Cực chắc chắn không phải chuyến đi dành cho tất cả mọi người. Thông thường chỉ những nhà thám hiểm có kinh...