Đặc sản vùng địa đầu Tổ quốc: Cam Hà Giang vàng ươm, đậm đà, vị ngọt khé
Cam Hà Giang có đặc điểm riêng dễ nhận biết là quả to và tròn, vỏ sần sùi, khi chín có màu vàng ươm, lõi cam vàng, có hạt, ăn có vị ngọt khé, đậm đà, có mùi thơm đặc trưng.
Hà Giang là một trong những tỉnh có diện tích trồng cam lớn nhất của cả nước, được trồng tập trung tại ba huyện: Vị Xuyên, Bắc Quang và Quang Bình nhưng nhiều nhất vẫn là ở huyện Bắc Quang. Huyện Bắc Quang là cửa ngõ của tỉnh Hà Giang, được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, thổ nhưỡng, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Và cũng chỉ có nơi đây mới cho ra được những trái cam có hương vị đặc trưng như vậy. Tính đến cuối năm 2015, tổng diện tích cam sành của tỉnh đạt 5.709 ha, trong đó 1.600 ha cho thu hoạch, sản lượng ước đạt 13.553 tấn….
Toàn huyện Bắc Quang có khoảng gần 2.500ha trồng cam, năng suất, chất lượng sản phẩm đạt gần 10 tấn/ha, sản lượng đạt gần 15.000 tấn, tạo thu nhập cho bà con trên địa bàn hơn 100 tỷ đồng.
Cam Hà Giang có đặc điểm riêng dễ nhận biết là quả to và tròn, vỏ sần sùi, khi chín có màu vàng ươm, lõi cam vàng, có hạt, ăn có vị ngọt khé, đậm đà, có mùi thơm đặc trưng. Quả cam có cùi dày nên có thể để đến 20 ngày vẫn không bị hỏng…
Video đang HOT
Với vị không quá chua, nhưng cũng không ngọt khắt cam sành Hà Giang khiến ai thưởng thức cũng mê. Đặc biệt, trong những ngày lễ tết cam sành Hà Giang trở nên đắt hàng hơn bao giờ hết. Tầm tháng 11 âm lịch hàng năm là thời điểm những vườn cam tại nhiều huyện ở Hà Giang vào vụ thu hoạch.
Giữa màu xanh của lá, màu vàng tươi của những trái cam như tô thắm thêm sắc trời mảnh đất biên cương của tổ quốc. Rộn ràng tươi vui hơn nữa chính là nét mặt rạng rỡ của bà con nông dân và không khí thu mua, vận chuyển cam tấp nập. Trên mảnh đất cao nguyên đá này, cam chính là “vàng trong đá”, là tinh hoa của trời đất và cũng là kết tinh của mồ hôi, nước mắt đồng bào nơi đây.
Cam sành Hà Giang đã từng vang danh trên thị trường, được người tiêu dùng đón nhận. Tuy nhiên, cũng có thời điểm, do thoái hóa, diện tích cam đã bị giảm sút mạnh, ảnh hưởng tới sản lượng, chất lượng của cam Hà Giang. Trước tình hình đó, tỉnh đã xây dựng, thực hiện dự án “Phát triển và nâng cao giá trị sản phẩm cam, quýt tỉnh Hà Giang đến năm 2020″. Đồng thời xác định, cây cam là một trong 5 sản phẩm cây con chủ lực, để thực hiện mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2016 – 2020.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ bà con gắn bó với cây và mở rộng sản xuất, địa phương này đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người nông dân. Song song với đó, công tác xây dựng thương hiệu, quảng bá, giới thiệu sản phẩm không ngừng được đẩy mạnh. Tiêu biểu như hàng loạt hội nghị giới thiệu sản phẩm được tổ chức; quảng bá hình ảnh sản phẩm; xây dựng biển chỉ dẫn vào vườn cam VietGap trên các trục đường, ghi rõ thông tin về diện tích, sản lượng, địa chỉ liên hệ.
Hoạt động xúc tiến thương mại được triển khai thông qua việc liên kết với các doanh nghiệp phân phối sản phẩm tại các siêu thị, chợ đầu mối… Nhờ đó, đến nay, cam sành Hà Giang đã có thương hiệu và có mặt ở hầu khắp các siêu thị lớn như Co.op Mart; Metro và sàn giao dịch rau hoa Hà Nội.
Năm 2014, cam sành Hà Giang được người tiêu dùng bình chọn là một trong 10 sản phẩm dịch vụ người tiêu dùng tin cậy; được Hiệp hội Khoa học và Công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam chứng nhận danh hiệu vàng “Món ngon tinh hoa ẩm thực Việt”. Cam sành Hà Giang là một sản phẩm của riêng núi rừng Tây Bắc, của riêng vùng khí hậu cao nguyên đá. Thương hiệu cam sành Hà Giang đã được nhiều người biết đến. Và hôm nay, nếu có đến miền địa đầu của Tổ quốc mà chưa thưởng thức hương vị cam sành ở chính địa phương thì có lẽ bạn đã thiếu đi một nửa hương vị đáng nhớ của hành trình.
Theo Thu Trang (TTXTTMNN)
Mít Thái trên đất Nam Đàn: dễ trồng, múi to, thơm ngon và ngọt
Mít Thái là loại cây ăn quả dễ trồng, quả sai, múi to, hạt nhỏ, vỏ mỏng, thơm ngon và ngọt. Mô hình trồng mít Thái của gia đình anh Trần Văn Thuận ở xóm Vệ Nông xã Vân Diên (Nam Đàn) cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/ năm đang mở ra nhiều triển vọng mới cho các vùng đất bán sơn địa...
Nói đến lý do chọn cây mít Thái, Anh Thuận cho biết: Trước đây, trên diện tích gần 2 ha vườn đồi, gia đình anh chủ yếu trồng sắn, bạch đàn nên hiệu quả kinh tế không cao. Hưởng ứng phong trào phá bỏ vườn tạp, phát triển kinh tế vườn đồi, năm 2009, gia đình anh đã mạnh dạn đầu tư, quy hoạch lại vườn và đưa vào trồng hơn 100 cây mít Thái Lan.
Mô hình mít Thái của gia đình anh Trần Văn Thuận, xã Vân Diên (Nam Đàn).
Đây là loại cây thích hợp với nhiều chân đất, nhất là đất gò đồi. Thời gian từ khi trồng đến thu hoạch chỉ trong vòng 18 tháng, cho quả sai và ra quả quanh năm, trọng lượng trung bình mỗi quả từ 7 - 15 kg. Theo kinh nghiệm của anh Thuận, mít Thái tuy dễ trồng nhưng đòi hỏi phải thường xuyên tưới nước, bón phân (tốt nhất là phân chuồng) và theo dõi để phòng trừ các loại sâu đục thân, đục trái.
Giống mít Thái cho quả từ 7-15 kg.
Sau mỗi lần hái trái phải cắt bỏ bớt cành thừa để cây nhận đủ ánh sáng giúp trái to và ngọt. Ngoài ra nên tỉa bỏ những trái đầu cành, chỉ giữ lại những trái ôm thân và gần gốc. Nếu cây còn nhỏ chỉ giữ tối đa khoảng 10 trái/cây. Khi cây trưởng thành, số trái có thể nâng lên nhiều hơn.
Đặc biệt mít Thái trồng càng lâu năm múi sẽ càng có vị ngọt đậm, thơm ngon hơn mít tơ. Từ trồng mít Thái, mỗi năm cho gia đình anh nguồn thu trên 100 triệu đồng. Anh cho biết thêm: "Tình cờ một lần xem trên ti vi có giới thiệu cây mít Thái, nên tôi đã ra tận ngoài Bắc để mua giống về trồng. Nói chung mít Thái cho giá trị kinh tế cao, bình quân mỗi kg từ 12.000 - 15.000 đồng. Khoảng vài tuần nữa tôi sẽ xuất bán. Từ trồng mít Thái, cuộc sống giờ đây cũng đỡ vất vả hơn nhiều, mua được xe máy, tủ lạnh, có điều kiện nuôi con ăn học".
Vườn mít nhà anh Thuận
Cây mít Thái không chỉ giúp gia đình anh Thuận thoát nghèo mà còn tích lũy được đồng vốn để tiếp tục đầu tư xây dựng chuồng trại phát triển đàn lợn thịt ổn định từ 100 - 150 con, mỗi năm xuất bán 25 - 30 tạ lợn hơi thu về 100 - 120 triệu đồng. Ngoài ra tranh thủ công chăm sóc vườn cây ăn quả, anh còn nhận khoán thêm 2 ha rừng thông khai thác nhựa để có thêm nguồn thu 50 triệu đồng/ năm.
Với cách làm này, gia đình anh đã trở thành điển hình phát triển kinh tế vườn đồi cho hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Nhận xét về mô hình này, ông Nguyễn Ngọc Hùng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Vân Diên khẳng định: "Mô hình trồng mít Thái của gia đình anh Thuận, tuy mới, nhưng cho thu nhập khá cao.
Ngoài ra anh cũng không ngần ngại trao đổi kinh nghiệm và hướng dẫn cách trồng, chăm bón cho ai có nhu cầu, gần đây anh đứng ra cung cấp cây giống cho bà con, vì vậy đã tạo điều kiện thuận lợi để người dân mạnh dạn làm giàu từ cây trồng này". Dự định trong thời gian tới, anh tiếp tục nhân rộng diện tích trồng mít Thái, vừa tăng thu nhập vừa để bà con thăm quan học tập.
Theo Hồng Sương (Đài Nam Đàn)
"Lên đời" cho xoài, nhãn chinh phục thị trường khó tính Thời gian gần đây, hàng loạt các mặt hàng nông sản sạch của nhà vườn ở đồng bằng sông Cửu Long liên tiếp nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các đối tác Mỹ, châu Âu. Tín hiệu vui trên đã mở ra một hướng đi mới giúp nhà vườn tự tin trong việc canh tác sản xuất nông sản sạch xuất khẩu....