Đặc sản thịt trâu đãi khách quý
Đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La vốn có nền văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú và đa dạng, với nhiều món ăn đã trở thành đặc sản.
Trong đó, phải kể đến những món được chế biến từ thịt trâu. Với bàn tay khéo léo, sự tinh tế trong kết hợp nguyên liệu và nhạy cảm trong pha chế gia vị, đồng bào dân tộc Thái có cách riêng của mình để chế biến thịt trâu trở thành đặc sản nổi tiếng, đem lại nguồn thu nhập không nhỏ cho gia đình.
Thịt trâu gác bếp Hoa Xuân được công nhận là sản phẩm OCOP của tỉnh.
Với nhiều người, thịt trâu là thực phẩm không phổ biến như thịt bò hay thịt lợn và không phải ai cũng biết cách chế biến thành món dễ ăn và ăn ngon. Thế nhưng, với đồng bào dân tộc Thái, từ bao đời nay, thịt trâu vốn được xếp vào hàng nguyên liệu số 1 để làm món ngon thết đãi khách quý, là nguyên liệu chế biến những món ăn dành riêng cho dịp Tết. Ngày nay, những món ăn từ thịt trâu đã và đang được nhiều người biết đến hơn và nhờ văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc Thái mà nhiều người mới biết, hóa ra thịt trâu lại có thể chế biến thành nhiều món ăn có hương vị hấp dẫn đến vậy.
Đầu tiên phải kể đến thịt trâu gác bếp, đây là món được ưu tiên sử dụng phần thịt ngon nhất để chế biến. Những miếng thịt tươi nguyên được thái dọc thớ, ướp gừng, tỏi, ớt, muối và không thể thiếu hạt mắc khén. Trước tiên, thịt được hong khô trên bếp lửa vài ngày, rồi đem hấp chín và làm khô một lần nữa để bảo quản lâu ngày. Miếng thịt trâu khô ngả màu nâu cánh gián, nhìn qua không gây được sự chú ý, nhưng khi chậm rãi thưởng thức, cảm nhận từng thớ thịt dai mềm, càng nhai càng thấy kích thích vị giác từ những hương vị tổng hòa, vị ngọt của thịt, vị cay nồng của tỏi, ớt, tê tê nơi đầu lưỡi của mắc khén. Thưởng thức thịt trâu gác bếp phải ngồi khoanh chân bên bữa cơm trên nhà sàn, vừa trò chuyện vừa xé miếng thịt khô, nhai thật kỹ, nhấp chén rượu nếp thơm mới thấy cái thú của ẩm thực Tây Bắc, mới cảm nhận hết hương vị núi rừng.
Phụ nữ dân tộc Thái rất tài tình và khéo léo trong sử dụng nguyên liệu để chế biến món ăn. Nếu như phần thịt ngon nhất của con trâu được dùng làm thịt khô, thì những phần còn lại cũng được chế biến thành những món hấp dẫn. Đầu tiên, những phần thịt sau khi lọc ra, chị em khéo thái miếng vuông vức, đem trộn gia vị theo kinh nghiệm, rồi nướng trên than hồng dậy mùi thơm nức. Còn với phần da, ai cũng biết da trâu rất dày và dai, người ta vẫn thường dùng để căng trống. Nhưng, với đồng bào dân tộc Thái, da trâu lại là nguyên liệu được dùng để làm nên món ăn đặc sản canh bon nấu với da trâu, cà dại. Hay món nộm da trâu với hoa chuối rừng, da trâu muối chua giòn sần sật có vị chua nhẹ là món ăn không thể thiếu trên mâm cơm mừng tân gia hay những ngày lễ tết tụ họp đông người. Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến món canh lá vón vén nấu với đuôi trâu thui vàng và ninh kỹ. Bát canh vón vén giản dị, mộc mạc, vị chua thanh, ngọt nước cũng chẳng thể thiếu, từ những chầu rượu đãi khách trên mâm cơm gia đình, cho đến những bàn tiệc sang trọng ở các nhà hàng ẩm thực dân tộc Thái, được coi là bí quyết hay một sự tinh tế của người phụ nữ dân tộc Thái khi khéo léo đưa vào bữa ăn để giải rượu cho những thực khách đôi lúc lỡ ham vui mà quá chén.
Video đang HOT
Những món ăn từ thịt trâu của đồng bào dân tộc Thái giờ đây đã trở nên phổ biến, được xếp là món chính trong thực đơn của rất nhiều nhà hàng ẩm thực tại Sơn La. Món thịt trâu khô còn được xếp hạng là sản phẩm OCOP của tỉnh, trở thành một đặc sản riêng có, niềm tự hào của đồng bào dân tộc Thái và cũng là món quà ẩn chứa tình cảm và tinh thần gửi gắm những người phương xa mỗi khi có dịp ghé thăm mảnh đất Sơn La giàu lòng mến khách.
Măng vầu xào thịt lợn hun khói - món ngon khó cưỡng của người Lạng Sơn
Người dân vùng cao Lạng Sơn chỉ cần vào rừng đào những búp măng nằm ẩn dưới lớp lá cây là đã có món ngon.
Đặc sản Sơn La: Món canh kỳ lạ được nấu từ 3 loại thịt chuột - chim - sóc / Món cơm có tên đậm chất kiếm hiệp, là đặc sản nức tiếng Đồng Tháp
Tại vùng núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn), măng đắng, phần thân non của cây vầu, được chế biến thành những món ăn phổ biến của người dân vùng cao. Cây vầu thường mọc ở nơi địa hình đồi núi, độ ẩm lớn và mưa nhiều.
Người miền núi thường tự hào rằng chẳng bao giờ đói khát mỗi khi đi rừng. Chỉ cần tìm thấy mụt măng, dùng dao xén ngay phần gốc vừa chặt ra, nhai có vị thơm nhưng đắng nhẹ, vừa no vừa chống khát.
Măng vầu - đặc sản bình dị của người Lạng Sơn. (Ảnh minh họa)
Để lấy được những củ măng non và ngọt đầu mùa, người dân vùng cao phải dùng cuốc, xẻng đào sâu vào lòng đất, khi những búp măng chưa kịp nhú lên khỏi mặt đất. Về cuối mùa, măng nhú càng cao càng đắng.
Măng ngon là khi còn ở dưới lòng đất. Càng mọc lên cao măng càng đắng. (Ảnh minh họa)
Măng đắng này còn có thể chế biến thành nhiều món hấp dẫn như xào, luộc, nướng và hầm xương,... Nhưng có lẽ đậm đà hơn cả là măng đắng xào thịt lợn hun khói.
Măng đắng đậm đà nhất là xào với thịt ba chỉ xông khói. (Ảnh minh họa)
Những dải thịt ba chỉ, thịt vai dài được ướp muối, treo trên bếp củi cho khô dần, ám mùi khói đặc trưng. Sau một thời gian vừa đủ, lớp da sẽ săn lại, lớp mỡ trong vắt. Thịt hun khói chỉ cần ngâm rửa trong nước ấm, gột bỏ lớp bồ hóng, thái ra, xào với măng tươi, sả ớt hoặc cần tỏi là có món ăn ngon.
Thịt ba chỉ xông khói thơm nức mũi của người vùng cao. (Ảnh minh họa)
Thịt lợn xông khói xào với mang vầu là sự kết hợp hoàn hào. (Ảnh minh họa)
Món này thơm nức mũi, ăn lại rất đưa cơm. Miếng thịt béo vừa phải, thơm và dai hơn thịt lợn thường. Măng có vị đắng nhạt pha lẫn vị giòn ngọt, chỉ muốn ăn mãi không ngán.
Nếu mua được mụt măng đắng, bạn hãy chế biến theo cách của người Sơn La để đãi gia đình một bữa cuối tuần xem sao.
Những đặc sản Hoàng Su Phì ngon và lạ Hoàng Su Phì là một điểm đến thiên đường cho những ai đam mê ảnh và xê dịch với những cánh đồng lúa chín vàng óng ả, dòng suối uốn lượn, khoe từng đường cong mềm mại với núi rừng. Cảnh đẹp thì không cần phải bàn cãi nhưng đến Hoàng Su Phì cũng đừng quên thưởng thức hoặc mua những đặc sản...