Đặc phái viên Hàn-Mỹ-Nhật nhóm họp về tình hình Triều Tiên
Đặc phái viên về vấn đề Triều Tiên của Mỹ, ông Sung Kim dự kiến sẽ thăm Hàn Quốc để hội đàm với những người đồng cấp Kim Gunn của Hàn Quốc và Takehiro Funakoshi của Nhật Bản.
Tên lửa Hwasong-17 mới được giới thiệu trong lễ diễu binh nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập quân đội Triều Tiên, tại Bình Nhưỡng, ngày 25/4/2022. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, chuyến thăm diễn ra từ ngày 2-4/6, với mục đích thảo luận về các biện pháp liên quan đến các vụ phóng tên lửa gần đây của Bình Nhưỡng và hỗ trợ quốc gia Đông Bắc Á này ứng phó với làn sóng bùng phát dịch COVID -19.
Cụ thể, thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 2/6 cho biết đặc phái viên Sung Kim dự kiến sẽ tái khẳng định cam kết của Mỹ trong nỗ lực tìm kiếm đối thoại với Triều Tiên, đồng thời tiếp tục hợp tác với cộng đồng quốc tế để thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
Chuyến đi của ông Sung Kim diễn ra một tuần sau khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) không thông qua một nghị quyết do Mỹ đề xuất nhằm tìm cách áp đặt các biện pháp trừng phạt mới của LHQ đối với Bình Nhưỡng sau các vụ thử tên lửa gần đây. Triều Tiên đã thực hiện 17 vụ thử tên lửa chỉ tính riêng từ đầu năm 2022 đến nay.
Giới chuyên gia nhấn mạnh sự cần thiết của phi hạt nhân Bán đảo Triều Tiên
Trong cuốn sách có tựa đề "Hai tổng thống, một chương trình nghị sự" của Trung tâm Wilison sắp được xuất bản, một nhóm 20 chuyên gia Hàn Quốc và Mỹ đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc thực hiện mục tiêu phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
Tên lửa Hwasong-17 mới được giới thiệu trong lễ diễu binh nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập quân đội Triều Tiên, tại Bình Nhưỡng, ngày 25/4/2022. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Theo các chuyên gia, Mỹ và Hàn Quốc cần khẳng định lại việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm chứng, không thể đảo ngược vẫn là mục tiêu trên Bán đảo Triều Tiên. Bên cạnh đó, các chuyên gia còn cho rằng Washington cần ủng hộ nỗ lực đối thoại giữa Hàn Quốc với Triều Tiên.
Giáo sư Park Won-gon thuộc Đại học Ewha Womans ở Seoul cho rằng các nước thừa nhận khó có thể đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa trong ngắn hạn. Do đó, Hàn Quốc và Mỹ cần tiếp tục tăng cường phối hợp.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc hỗ trợ các vấn đề nhân đạo tại Triều Tiên.
Cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên bị đình trệ và bế tắc sau hội nghị thượng đỉnh lần ba giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump năm 2019 không có tuyên bố chung. Sau đó không lâu Triều Tiên bắt đầu thử nghiệm một loạt tên lửa đạn đạo tầm ngắn mới.
Tình hình bán đảo Triều Tiên đang nóng trở lại với hàng loạt vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng và sự đáp trả cứng rắn từ phía Mỹ. Triều Tiên đã tiến hành 16 vụ thử tên lửa kể từ đầu năm nay và không loại trừ khả năng sẽ tiến hành một vụ thử hạt nhân.
Chùm ảnh cảnh duyệt binh ban đêm ở Triều Tiên Hãng thông tấn KCNA hôm nay 26.4 công bố nhiều hình ảnh về cảnh duyệt binh tại Bình Nhưỡng vào tối 25.4 kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Quân đội Triều Tiên (KPRA). Cuộc duyệt binh nói trên diễn ra tại quảng trường Kim Nhật Thành từ 22 giờ (giờ địa phương). Sau đây là những hình ảnh về cuộc duyệt binh....