Đặc nhiệm Nga chặn âm mưu đánh bom khủng bố
Lực lượng đặc nhiệm thuộc Cơ quan an ninh liên bang (FSB) của Nga đã chặn âm mưu đánh bom khủng bố của 3 nghi phạm mang quốc tịch một quốc gia Trung Á.
Interfax hôm nay (30/3) dẫn thông báo của FSB xác nhận lực lượng đặc nhiệm trực thuộc cơ quan này đã phát hiện âm mưu tiến hành một vụ đánh bom tại nơi đông người ở vùng lãnh thổ Stavropol phía Tây Bắc nước Nga và bắt giữ 3 nghi phạm mang quốc tịch một quốc gia Trung Á.
FSB thông báo bắt 3 nghi phạm là người một quốc gia Trung Á. Ảnh minh họa: Sputnik
“Trong quá trình điều tra tại nơi lưu trú của các nghi phạm tại Stavropol, (các nhà điều tra) đã phát hiện và thu giữ các vật dụng được dùng để chế tạo thiết bị nổ cùng nhiều chất hóa học liên quan”, thông báo của FSB có đoạn.
Cùng ngày, hãng thông tấn RiaNovosti đăng tải đoạn video ghi lại cảnh các thành viên FSB theo dõi rồi bắt hai nghi phạm trong vụ việc. FSB phát hiện các nghi phạm đã mua đinh vít để nhồi chúng vào thiết bị nổ tự chế nhằm làm gia tăng mức độ sát thương.
FSB không công bố danh tính của các nghi phạm bị bắt giữ. Một cuộc điều tra đang được tiến hành để xác định những người có liên quan.
Thông tin về việc lực lượng an ninh Nga phá âm mưu khủng bố nói trên được công bố một tuần sau vụ việc một nhóm tay súng xông vào hội trường nhà hát Crocus City Hall ở ngoại ô thủ đô Moscow rồi xả súng điên cuồng và đốt phá, khiến ít nhất 143 người thiệt mạng và hơn 300 người bị thương.
Lực lượng an ninh Nga đã bắt giữ 11 nghi phạm, trong đó có 4 nghi phạm được cho là trực tiếp tham gia tấn công và đều mang quốc tịch Tajikistan. Truyền thông quốc tế ngày 29/3 cho hay giới chức Tajikistan cũng bắt 9 người bị nghi có liên hệ với nhóm tay súng trên.
ISIS-K, chi nhánh tại Afghanistan của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, đã nhận trách nhiệm vụ tấn công, nhưng Nga cho rằng Ukraine và các quốc gia phương Tây có liên quan đến vụ việc ở Crocus City Hall. Kiev và phương Tây đã bác bỏ cáo buộc của Moscow.
Video đang HOT
Muốn chết với tên thật của mình sau 50 năm bị truy nã
Ngày 28/1/2024, Sở Cảnh sát thủ đô Tokyo (TMPD), Nhật Bản nhận được tin báo của bệnh viện Kanagawa, nội dung cho biết bệnh nhân Hiroshi Uchia 70 tuổi bị ung thư giai đoạn cuối và đang trong tình trạng thập tử nhất sinh, muốn gặp người chỉ huy cao nhất để nói về một chuyện quan trọng.
Khi ông Hiroshi Kojima, Tổng giám đốc TMPD đến nơi, Hiroshi Uchia cho biết mình chính là Satoshi Kirishima, thành viên của nhóm khủng bố EAAJAF, chủ mưu nhiều vụ đánh bom ở Tokyo hồi thập niên 1970 và đã lẩn trồn suốt 50 năm khi bị truy nã. Lý do mà Satoshi tự thú là ông muốn ra đi với cái tên thật của mình!
Gia nhập hàng ngũ khủng bố
Sinh năm 1954 tại làng Kannabe-cho, tỉnh Hiroshima, Nhật Bản, Satoshi Kirishima bắt đầu theo học ngành Luật, Đại học Meiji Gakuin, Tokyo từ tháng 6/1974.
Chỉ nửa tháng sau khi nhập trường, Satoshi được Yoshimasa Kurokawa và Hisauchi Ugajin, sinh viên Luật năm thứ 3 tìm đến làm quen rồi sự thân tình giữa họ nảy nở rất nhanh chóng. Đến tháng 9, Yoshimasa và Hisauchi cho Satoshi biết họ là thành viên của nhóm Bọ cạp thuộc Mặt trận vũ trang chống Nhật Đông Á (EAAJAF). Cả hai thuyết phục Satoshi tham gia.
Ra đời hồi tháng 8/1970, EAAJAF là tổ chức khủng bố, lãnh đạo bởi Masashi Daidoji, sinh viên ngành Lịch sử, Khoa Nhân văn Đại học Mosesi, Tokyo. chủ trương dùng bạo lực chống lại chính phủ và các tập đoàn Nhật Bản mà theo Masashi "đó là biểu tượng của chủ nghĩa đế quốc".
Trụ sở Mitsubishi Heavy Industries sau khi bị đánh bom.
Để bắt đầu, Masashi quyết định cho nổ tung một số công trình kiến trúc như một phần của cái gọi là "chiến dịch đấu tranh" nhằm gây tiếng vang. Ngày 12/12/ 1971, một quả bom phát nổ tại chùa Koa Kannon. Đến ngày 6/4/1972, một quả bom nữa làm hư hại một phần cổng chào Soji-ji Ossuary rồi ngày 23/10/1972, hai quả bom khác đồng loạt được kích hoạt, một ở Fusetsu no Gunzo, là đài tưởng niệm những người lính Nhật chết trong Thế chiến II và hai là Viện Văn hóa phương Bắc. Cả 4 vụ khủng bố đều không gây thương vong vì bom nổ vào lúc vắng người.
Sau những cuộc tấn công này, EAAJAF chuyển sang đánh bom khủng bố toàn diện và Satoshi lúc ấy vừa gia nhập được cử đi học lớp huấn luyện chế tạo bom. Tài liệu do cảnh sát Nhật thu được cho thấy EAAJAF làm bom bằng những vật liệu thông dụng, dễ tìm như phân hóa học, thuốc pháo hoa, diêm sinh, lưu huỳnh... Những quả bom ấy ra đời dưới những căn hầm được các thành viên đào ngay trong nhà họ. Bên cạnh đó, cánh chính trị của EAAJAF cũng cho ra mắt cuốn sách Hara Hara Tokei (Đồng hồ kêu bing boong) để giải thích cho dư luận hiểu về mục tiêu của họ. Đại tá Fuchida, chỉ huy Lực lượng Cảnh sát đặc biệt Tokyo giai đoạn này giải thích: "Thành viên EAAJAF không được trả lương. Họ sống bằng thu nhập từ các công việc bình thường như phục vụ ở quán trà, cà phê, quán ăn, tài xế taxi, xe bus hoặc là công chức trong các cơ quan nhà nước. Họ được tổ chức thành những chi bộ với những tên gọi khác nhau. Mỗi chi bộ chỉ có 6 đến 9 thành viên và được huấn luyện để không bị người khác nghi ngờ. Họ tham gia đầy đủ các tổ chức lao động tại nơi làm việc hoặc các phong trào xã hội nơi họ cư trú. Họ tránh né tất cả những vấn đề liên quan đến chính trị và luôn thể hiện mình là người ủng hộ đường lối, chính sách của Chính phủ Nhật".
Ngày 14/8/1974, một nhóm các thành viên EAAJAF lên kế hoạch nổ tung cây cầu đường sắt do Hoàng đế Hirohito chỉ đạo xây dựng từ trước Thế chiến II khi một đoàn tàu chở gia đình Hoàng gia Nhật đi qua. Vụ khủng bố được EAAJAF đặt cho mật danh là "Chiến dịch Cầu vồng". Tuy nhiên 1 ngày trước khi hành sự, một thành viên trong nhóm cho biết mình đang bị theo dõi nên Masashi ra lệnh hủy bỏ.
Hôm sau, ở Seoul, Hàn Quốc xảy ra vụ ám sát Tổng thống Park Chung-hee nhưng không thành công. Vụ ám sát được thực hiện bởi Mun Segwang, thành viên của Chongryon (Tổng hội công dân Hàn Quốc tại Nhật Bản) và một thành viên khác thuộc "Mặt trận vũ trang học sinh trung học vì bạo lực cách mạng".
Tuy vụ ám sát Tổng thống Park Chung-hee thất bại nhưng nó đã là nguồn cảm hứng cho EAAJAF tiến hành vụ đánh bom trụ sở tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi Heavy Industries ở Tokyo. Nhiệm vụ này được giao cho nhóm Bò cạp, trong đó có Satoshi, người vừa tốt nghiệp chương trình huấn luyện về cách chế tạo bom. Vụ đánh bom có mặt Masashi Daidoji, lãnh đạo EAAJAF trực tiếp đến hiện trường.
Lệnh truy nã 9 thành viên EAAJAF, ảnh cuối là Satoshi.
Ngày 30/8/1974, quả bom phát nổ khiến 8 người thiệt mạng và 376 người khác bị thương, tòa nhà Mitsubishi Heavy Industries gần như sụp đổ hoàn toàn, vượt xa sự mong đợi của EAAJAF, mở đường cho những vụ khủng bố khác nhắm vào các tập đoàn công nghiệp Nhật Bản, thực hiện bởi nhóm Răng nanh và nhóm Chó sói...
Tháng 4/1975, một lần nữa Satoshi lại trực tiếp tham gia một vụ đánh bom. Mục tiêu là một tòa nhà ở quận Ginza, nằm trong khu thượng lưu thủ đô Tokyo, nơi các nhà tài phiệt Nhật thuê mướn làm văn phòng. Đích thân Satoshi giấu quả bom hẹn giờ trong túi xách rồi đặt nó dưới gầm cầu thang bộ dẫn lên tầng 1. Tuy nhiên do cấu trúc của tòa nhà bằng bê tông cốt thép quá vững chắc, liều lượng chất nổ của quả bom lại không đủ mạnh để làm sập cầu thang và tầng 1, nơi có hơn 30 văn phòng của các công ty, tập đoàn nên không ai thương vong.
50 năm lẩn trốn
Ngày 19/5/1975, sau một thời gian theo dõi, Cảnh sát Nhật Bản bắt được Masashi Daidoji cùng 6 thành viên chủ chốt của EAAJAF gồm Ayako, Saito, Ekida, Sasaki, Masunaga và Kurokawa cùng một điều dưỡng được coi là cộng tác viên. Saito tự sát ngay sau khi bị bắt. Quá trình khám xét, họ tìm thấy 1 chìa khóa trong túi quần Kurokawa - là người đã rủ Satoshi gia nhập EAAJAF. Theo lời khai của Kurokawa, nó là chìa khóa nhà của Satoshi. Lúc cảnh sát ập đến nhà Satoshi thì anh ta không có mặt. Kết quả khám xét cho thấy có một căn hầm nằm dưới sàn nhà bếp, lối xuống hầm được ngụy trang bằng chiếc tủ lạnh to đùng, di chuyển bằng bản lề. Trong hầm, cảnh sát tìm thấy một số vật liệu dung để chế tạo bom, đồng hồ hẹn giờ cùng một số hình ảnh Satoshi chụp chung với nhiều người khác, tất cả đều là thành viên EAAJAF.
Ngay trong đêm 19/5, Satoshi được một thành viên EAAJAF cho biết thủ lĩnh Masashi đã bị bắt, nhà riêng của Satoshi đang bị cảnh sát bao vây rồi khuyên anh ta nên bỏ trốn. 7 ngày sau, lệnh truy nã Satoshi cùng 8 thành viên khác được cảnh sát công bố trên toàn lãnh thổ Nhật Bản khiến Satoshi hiểu rằng mình không còn đường lùi.
Ngày 20/5, Satoshi rút 50.000 yen tiền mặt tại một ngân hàng ở Shibuya. 11 ngày sau, anh ta điện thoại về cho gia đình ở Hiroshima. Trong cuộc nói chuyện, Satoshi tiết lộ với cha rằng: "Con đang ở Okinawa. Con đã chuẩn bị được một ít tiền và có lẽ sẽ ra nước ngoài. Gia đình đừng lo gì về con...". Đây cũng là lần cuối cùng Satoshi liên lạc với gia đình cho đến khi chết 49 năm sau đó.
Theo ông Hiroshi Kojima, Tổng giám đốc Sở Cảnh sát Tokyo (TMPD), cuộc nói chuyện giữa ông và Satoshi ở phòng săn sóc đặc biệt Bệnh viện Kanagawa kéo dài hơn 3 giờ đồng hồ vì rất nhiều lần, Satoshi phải dừng lại để cố gắng nén cơn đau do ung thư đại tràng. Chắp vá câu chuyện do Satoshi kể, có thể hình dung ra rằng sau khi bỏ trốn khỏi Tokyo, ông ta đến thành phố Fujisawa, tỉnh Kanagawa rồi xin vào làm việc trong một công ty xây dựng bằng cái tên giả Hiroshi Uchida. Với số tiền rút ra từ ngân hàng, Satoshi thuê một phòng trong một chung cư 2 tầng, sống một mình. Các cuộc điều tra về sau cho thấy nhiều công nhân cùng làm chung với Satoshi đều cùng nhận xét rằng ông ta là người hiền lành, tốt bụng, rất thích âm nhạc và đặc biệt là rất hâm mộ ca sĩ James Brown, người Mỹ. Yamachi, người làm chung với Satoshi, cho biết mỗi tháng một lần, Satoshi lại đến quán bar Fujisawa, nơi diễn ra những sự kiện âm nhạc để cùng tham dự.
Yamachi nói: "Những lần ấy, tôi thường ngồi chung bàn với Satoshi. Anh ta chỉ uống 1 chai sake 1/4 lít và hầu như chỉ lắng nghe mà không nói gì". Tanaka, một người bạn khác của Satoshi nói thêm: "Hơn 30 năm làm chung với Satoshi, tôi chưa bao giờ nghe anh ấy kể về gia đình. Satoshi cũng không có bạn gái mặc dù một cô phục vụ ở quán bar Fujisawa tên là Michiko rất thích anh ta. Có lần vì tò mò, tôi hỏi thì Satoshi trả lời: "Tôi không muốn làm khổ ai nữa!". Thật là khó hiểu? Công ty xây dựng nơi Satoshi làm việc cho biết ông ta không sử dụng điện thoại di động, nhà cũng không có điện thoại bàn và không mở tài khoản ngân hàng, luôn nhận lương bằng tiền mặt. Mọi sư chi tiêu cũng trả bằng tiền mặt.
Thi thể Satoshi được đưa đi hỏa thiêu.
Chiều 28/1/2024, một tiếng sau cuộc gặp giữa ông Hiroshi Kojima, Tổng giám đốc Sở Cảnh sát Tokyo và Satoshi, lệnh bắt Satoshi được cảnh sát Tokyo tiến hành nhưng ông ta vẫn được cho nằm tại bệnh viên và không bị áp dụng bất kỳ môt biện pháp ngăn chặn nào. Trước cửa phòng bệnh của Satoshi chỉ có 1 nhân viên an ninh canh giữ. Ngay sáng hôm sau, Satoshi được lấy mẫu trong khoang miệng để làm xét nghiệm DNA. Kết quả Satoshi Kirishima và Hiroshi Uchida đúng là một người.
Satoshi chết lúc 11 giờ khuya 1/2/2024. Theo luật, Satoshi vẫn bị khởi tố với tội danh khủng bố nhưng hồ sơ của ông ta cũng đồng thời khép lại với vỏn vẹn một dòng chữ "đã chết". Thi thể của ông ta được đưa đi hỏa táng 3 ngày sau mà không có thân nhân vì cha mẹ Satoshi cùng một người chị và một người em cũng đã qua đời.
Cuối cùng là các thành viên trong tổ chức khủng bố EAAJAF, Masashi Daidoji, kẻ sáng lập và Yoshimasa Kurokawa, kẻ cầm đầu nhóm Bò cạp lĩnh án tử hình, thi hành năm 2017. Sáu kẻ chủ chốt khác lĩnh án từ 18 năm đến tù chung thân. 2 kẻ còn lại là Ayako Daidoji và Yukiko Ekida được thả năm 1977 sau khi một nhóm khủng bố là "Hồng Nhật quân" cướp một máy bay của Hãng Hàng không Japan Airlines ở Bangladesh rồi nêu yêu sách Chính phủ Nhật phải thả 2 người này. Cả 2 hiện vẫn đang bị truy nã quốc tế.
Thành viên chủ chốt cuối cùng của EAAJAF bị bắt là Ryu Ota. Ban đầu, không một chứng cứ nào chứng minh Ryu là kẻ cầm đầu nhóm Răng nanh ngoại trừ việc Ryu có mối quan hệ với Sasaki và Soka Gakkai, thành viên nhóm Chó sói. Để qua mắt chính quyền, Ryu cạo đầu vào chùa, ngày ngày tụng kinh niệm Phật. Gần 2 năm sau, một đặc vụ của cảnh sát cài cắm vào chùa lấy được 2 tài liệu tuyên truyền của EAAJAF, được Ryu giấu dưới bệ thờ, gồm "Xã hội nổi dậy" và "Hiệp hội tư tưởng đương đại". Lúc bị bắt, Ryu nói anh ta không liên quan gì đến nó. Kết hợp giữa các chứng cứ và lời khai của những kẻ khác, Ryu thú nhận mình là thành viên EAAJAF.
Ngày 19/7/1975, gần 2 tháng sau khi thủ lĩnh EAAJAF sa lưới, một quả bom đã nổ ở đồn cảnh sát ở Hokkaido. Đến ngày 2/3/1976, một quả bom khác nhắm vào một tòa nhà chính phủ khiến 2 người thiệt mạng. Kẻ thực hiện là Katsuhisa Omori, thành viên EAAJAF bị bắt và bị tuyên án tử hình. Ngày 27/10/1977 Hiệp hội các đền thờ Thần đạo ở Tokyo bị đánh bom khiến 6 người bị thương, thủ phạm là Saburo Kato, thành viên EAAJAF. Đến cuối tháng 3/1985, 40 lá thư được rải ở một số siêu thị lớn gần ga Yokohama với nội dung: "Tôi sẽ cho nổ tung những cửa hàng này bằng chất nổ dẻo. Mặt trận vũ trang chống Nhật Đông Á", chứng tỏ EAAJAF vẫn tồn tại
Kẻ bị truy nã gắt gao ở Nhật Bản chết vì ung thư sau 50 năm trốn chạy Sau hàng thập kỷ bị truy nã và sống với thân phận giả, người đàn ông 70 tuổi đã chết ngày 29/1 vì bệnh ung thư dạ dày. Trong nhiều thập kỷ, bức ảnh đen trắng của Satoshi Kirishima - một trong những kẻ bị truy nã gắt gao nhất đã trở thành hình ảnh phổ biến khắp Nhật Bản. Ảnh: AFP Tóc...