Đa phần phụ huynh của tôi không muốn cho con học sách giáo khoa cũ
Khuyến khích cơ sở giáo dục tăng cường việc thu gom sách giáo khoa cũ cuối mỗi năm học, để xây dựng tủ sách dùng chung cho học sinh cả trường khi có nhu cầu.
Nhiều phụ huynh không mặn mà cho con học sách giáo khoa cũ
Năm học 2021-2022, sau khi kết thúc năm học, tôi có vận động phụ huynh của lớp ủng hộ lại bộ sách giáo khoa lớp 2 với ý định sẽ cho học sinh khó khăn mượn vào năm học tiếp theo.
Đợt phát động này, tôi nhận được gần 20 bộ sách giáo khoa cũ (trừ 2 cuốn sách Tiếng Việt và Toán do học nhiều nên hơi cũ còn toàn bộ là sách giáo khoa còn mới).
Tủ sách dùng chung nhưng nhiều phụ huynh không mặn mà (Ảnh tác giả)
Tuy thế, khi nghe thông báo phụ huynh nào có nhu cầu mượn sách giáo khoa cũ cho con thì đăng ký, tôi không nhận được nhiều sự đồng tình trừ một vài người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Có phụ huynh gặp cô trao đổi thẳng: “Mượn bộ sách giáo khoa cũ cũng chỉ đỡ được gần 200.000 đồng, vẫn phải bỏ ra gần chừng ấy tiền mua sách giáo khoa và vở bài tập tiếng Anh. Sách cũ, học sinh dùng rồi, có em còn viết vào đấy nên để con học cũng thấy tội”.
Một số phụ huynh khác cũng bày tỏ, dù gia đình khó khăn nhưng vẫn muốn cố gắng cho con được học sách mới. Vậy là, gần 20 bộ sách giáo khoa cũng chỉ cho 2 học sinh hộ nghèo mượn để học.
Nói đến chuyện này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mấy năm về trước, trường tôi đã cho học sinh mượn sách giáo khoa cũ về học nhưng không nhận được nhiều sự hợp tác từ phụ huynh.
Video đang HOT
Năm đó, trong thư viện nhà trường có gần một ngàn bộ sách giáo khoa của các khối lớp, rất nhiều bộ sách vẫn gần như mới nguyên. Đây là thành quả của nhiều năm trường tôi thu gom sách giáo khoa cũ từ sự ủng hộ của phụ huynh.
Thấy gần tới thời gian thay sách, nguy cơ những bộ sách cũ nhưng còn mới sẽ bị bỏ hết nên năm đó nhà trường xả kho sách yêu cầu giáo viên cho học sinh các lớp mượn về cho năm học tới.
Thế là, sách giáo khoa cũ được giao theo sĩ số mỗi lớp. Giáo viên chúng tôi không cần hỏi ý kiến mà cứ phát cho mỗi em một bộ.
Thế nhưng chỉ hôm sau thôi, học sinh lớp tôi (và nhiều lớp của đồng nghiệp) lên trả lại gần hết với lý do, mẹ con nói không học sách cũ để mẹ mua sách mới cho.
Chỉ nên trang bị sách giáo khoa cho những vùng thật đặc biệt khó khăn
Đọc được thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất với Chính phủ phương án trích từ ngân sách 3.500 tỷ đồng mua sách giáo khoa cấp vào thư viện cho học sinh mượn, bản thân người viết có đôi chút băn khoăn về tính hiệu quả.
Nhìn chung, chủ trương này bước đầu thấy rõ sự quan tâm của Bộ Giáo dục đối với học sinh các cấp học. Giá sách của chương trình mới tăng cao, giảm áp lực về tài chính cho người học, Bộ Giáo dục đã đưa ra giải pháp này.
Có điều, chủ trương cho học sinh mượn sách giáo khoa chỉ thật sự ý nghĩa đối với những người cần, đó là những gia đình không có hoặc ít có khả năng về tài chính.
Vì thế, chủ trương mua sách giáo khoa bỏ vào thư viện cho học sinh mượn chỉ nên giới hạn ở những vùng có hoàn cảnh thật đặc biệt khó khăn.
Bên cạnh đó, trước khi triển khai, Bộ Giáo dục cũng cần phải tính toán đến việc các địa phương có bất ngờ thay đổi bộ sách đang học thành một bộ sách giáo khoa khác vào năm học kế tiếp hay không?
Điều này, rất dễ xảy ra vì quyền lựa chọn sách giáo khoa là do nhà trường (đối với bộ sách lớp 1) và địa phương ấy quyết định.
Trong thực tế, đã có những trường hợp mới học một bộ sách một năm thì sang năm tiếp theo vẫn thay sang một bộ sách khác. Khi đã thay sách khác, những bộ sách giáo khoa cũ trong thư viện cũng chẳng còn ai ngó tới.
Ví như, trong thư viện nhà trường đã được trang bị hàng trăm bộ sách giáo khoa cho học sinh mượn. Thế nhưng, bất ngờ năm học ấy, tỉnh lại đổi sang một bộ sách giáo khoa khác thì số sách giáo khoa được tài trợ sẽ đi về đâu?
Học sinh tiếp tục phải mua bộ sách mới còn những bộ sách giáo khoa trong thư viện lại chẳng để làm gì.
Giải pháp nào hạn chế gánh nặng sách giáo khoa cho phụ huynh?
Một bộ sách giáo khoa hiện nay (chưa bao gồm sách Tiếng Anh, Tin học) có giá 200.000 đồng. Với số tiền này, nhiều gia đình vẫn đủ sức lo cho con một bộ sách giáo khoa mới.
Thực tế, nhiều phụ huynh ở một số địa phương đang phải bỏ ra số tiền lớn gấp 4 đến 5 lần để mua một bộ sách do một số cơ sở giáo dục lập lờ trong việc bán sách.
Đó là, bán tất cả các loại vở bài tập, vở luyện viết với giá cao nên bộ sách giáo khoa đôi khi đến hơn 800 ngàn đồng. Điều này, mới tạo nên gánh nặng về sách giáo khoa cho phụ huynh.
Vì thế, muốn giảm gánh nặng tài chính cho phụ huynh thay vì cho mượn sách giáo khoa, Bộ Giáo dục cần có thêm quy định về tuổi thọ cho những bộ sách mà địa phương đã chọn (có thể sử dụng ít nhất từ 5 năm trở lên).
Cần cấm tuyệt đối việc nhà trường bán sách kèm tất cả các loại vở bài tập ít có khả năng sử dụng như vở bài tập âm nhạc, mỹ thuật, hoạt động trải nghiệm, đạo đức, tự nhiên và xã hội, vở luyện viết vì học sinh đã có vở tập viết).
Khuyến khích các cơ sở giáo dục tăng cường việc thu gom sách giáo khoa cũ vào cuối mỗi năm học, để xây dựng một tủ sách dùng chung cho học sinh toàn trường khi có nhu cầu.
Theo kinh nghiệm nhiều năm vận động phụ huynh tặng sách, người viết thấy rằng, nếu nhà trường làm tốt công tác vận động, chỉ sau vài năm học, tủ sách dùng chung của cả trường ít nhất cũng có vài trăm bộ sách.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Trường học tăng các khoản thu dịch vụ, Sở GD-ĐT TP HCM sẽ xử lý nghiêm
Trước những phản ánh của phụ huynh về các khoản thu đầu năm không hợp lý, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP HCM cho biết sẽ tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm
Tại buổi làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM với các sở, ban, ngành về thực hiện chương trình, sách giáo khoa của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 mới đây, ông Cao Thanh Bình, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP HCM, cho biết qua quá trình thực hiện khảo sát tại các quận, huyện và TP Thủ Đức, nhiều phụ huynh phản ánh về tình trạng một số cơ sở giáo dục tăng các khoản thu như tiền máy lạnh, tiền bán trú... tạo nhiều gánh nặng cho phụ huynh.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, khẳng định Sở GD-ĐT TP sẽ tăng cường kiểm tra và xử lý đối với các cơ sở giáo dục nếu để xảy ra tình trạng thu các khoản thuộc thu hộ, chi hộ sai quy định vì quy định của TP năm học này là giữ nguyên mức thu các khoản thu dịch vụ so với năm học trước.
Trước đó, Sở GD-ĐT TP HCM đã có văn bản hướng dẫn việc thu, sử dụng học phí và các khoản thu khác; thực hiện chế độ miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập năm học 2022-2023 của các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
Cụ thể, các đơn vị duy trì, giữ nguyên nội dung và định mức thu các khoản dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động GD-ĐT công lập trên địa bàn TP HCM trong năm học 2021-2022 (bao gồm mức thu trường tiên tiến, tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, tổ chức các lớp học ngoại ngữ, tin học, năng khiếu, môn tự chọn, học nghề, tổ chức phụ vụ bán trú, vệ sinh các lớp bán trú... và các khoản thu hộ, chi hộ của ngành GD-ĐT) để tiếp tục thực hiện cho năm học 2022-2023 .
Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP HCM cũng yêu cầu các đơn vị khi xây dựng dự toán cần lưu ý thời gian thu phải đảm bảo nguyên tắc theo số tháng thực học nhưng không vượt quá khung thời gian quy định của UBND TP về kế hoạch, thời gian năm học. Tất cả khoản thu phải được các đơn vị thông báo đầy đủ, công khai bằng văn bản đến phụ huynh, học sinh, sinh viên. Bộ phận tài vụ của nhà trường thực hiện thu tiền, phát hành biên lai, hóa đơn cho từng học sinh, sinh viên; không cho giáo viên trực tiếp thu, chi tiền.
Trường học tại La Gi giúp phụ huynh mua SGK tiết kiệm, hiệu quả như thế nào? Các trường tiểu học ở La Gi bán sách giáo khoa trên tinh thần tự nguyện. Ai muốn mua thì mua không bắt buộc. Phụ huynh mua một cuốn hay mua cả bộ sách đều được. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị về việc sử dụng sách giáo khoa và sách tham khảo trong các cơ sở giáo...