Đà Nẵng: Xây dựng mô hình giáo dục đạo đức học sinh sinh viên
Sáng 13-9, tại TP Đà Nẵng, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại học Đà Nẵng phối hợp tổ chức hội thảo “Xây dựng mô hình phối hợp nhà trường – gia đình – xã hội và mô hình câu lạc bộ rèn luyện kỹ năng trong giáo dục đạo đức học sinh sinh viên”.
Những năm gần đây, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên đã đạt những kết quả tích cực. Tuy nhiên, một bộ phận học sinh, sinh viên chưa có ý thực học tốt, có biểu hiện lệch chuẩn về đạo đức, lối sống; tình trạng bạo lực học đường, vi phạm pháp luật vẫn còn diễn ra.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội còn thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ, thường xuyên; nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống đổi mới nhưng chưa đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của xã hội, các hoạt động trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng chưa được coi trọng.
Ông Bùi Văn Linh, Phó vụ trưởng Vụ giáo dục công tác học sinh sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo trong hội thảo
Theo ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, các cơ sở giáo dục, đào tạo cần tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống của học sinh sinh viên. Đây là một trong những yêu cầu bức thiết trong chiến lược xây dựng và phát triển con người Việt Nam, vừa là mục tiêu phấn đấu, động lực để phát triển, đổi mới thành công giáo dục, đào tạo và phát triển bền vững đất nước.
Video đang HOT
Cụ thể, các cơ sở giáo dục cần đề cao vai trò, xác định rõ trách nhiệm của nhà trường, gia đình, xã hội trong quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên; triển khai các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội; tăng cường sự tham gia của phụ huynh vào các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.
Đồng thời, các cơ sở cần phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên thông qua đổi mới các hoạt động giáo dục, đào tạo, nhất là các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động câu lạc bộ, đội nhóm, rèn luyện kỹ năng.
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận các nhóm vấn đề chính: thực trạng của công tác phối hợp hiện nay và đề xuất hoàn thiện mô hình phối hợp trong thời gian tới; cách thức, tiêu chí đánh giá kết quả tổ chức hoạt động của mô hình phối hợp; các giải pháp để nhân rộng các mô hình điển hình.
XUÂN QUỲNH
Theo SGGP
Cả nước chỉ có 123 cơ sở giáo dục đại học được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng
Thông tin từ Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, tính đến ngày 31/8, cả nước có 123 cơ sở giáo dục đại học và 5 trường cao đẳng sư phạm được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Sinh viên trong ngày nhập học. Ảnh: Minh Thúy
Theo đó, tính đến ngày 31/8, cả nước đã có 255 cơ sở giáo dục hoàn thành báo cáo tự đánh giá (trong đó có 222 cơ sở giáo dục đại học và 33 trường cao đẳng sư phạm); 133 cơ sở giáo dục đại học và 7 trường cao đẳng sư phạm được các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước đánh giá ngoài, trong đó 123 cơ sở giáo dục đại học và 5 trường cao đẳng sư phạm được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Danh sách cơ sở giáo dục được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục
5 trường cao đẳng, trung cấp sư phạm được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục
Theo danh sách được công bố, hiện có 7 trường đại học được công nhận bởi tổ chức đánh giá và kiểm định quốc tế gồm: Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP HCM), trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng), trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trường Đại học Xây dựng, trường Đại học Tôn Đức Thắng, trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP HCM).
7 trường đại học được công nhận bởi tổ chức đánh giá, kiểm định quốc tế.
Thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ ban hành văn bản giám sát tổ chức kiểm định; thực hiện việc đào tạo và tuyển chọn kiểm định viên có chất lượng, trách nhiệm, thích ứng được với những đổi mới của giáo dục đào tạo.
Theo viettimes
Các điểm mới trong bồi dưỡng giáo viên triển khai chương trình phổ thông 2018 Theo đó, giáo viên sẽ không thụ động ngồi nghe mà làm việc chính, thực hiện các bài thực hành, kiểm tra... dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Nhân tố được xem là quyết định thành công của chương trình giáo dục phổ thông mới là đội ngũ giáo viên. Chính vì vậy việc bồi dưỡng giáo viên luôn là vấn đề...