Đà Nẵng: Trường ĐH Sư phạm khai giảng năm học 2021 – 2022
Ngày 4/11, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng đã tổ chức Lễ khai giảng năm học 2021 – 2022. Nhà trường đạt tỉ lệ tuyệt đối trong tuyển sinh đại học chính quy, nhiều ngành sư phạm có điểm chuẩn rất cao.
Đại diện tân sinh viên Trường ĐH Sư phạm tặng hoa cho Ban giám đốc ĐH Đà Nẵng và Hiệu trưởng nhà trường.
PGS.TS Lưu Trang – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng cho biết: “Năm học 2020 – 2021, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học trực tuyến ở tất cả các ngành, các bậc học của Nhà trường đã bước vào giai đoạn chuyên nghiệp
Hoạt động NCKH của giảng viên và sinh viên Nhà trường đạt được thành tích cao. Sinh viên đạt giải cao trong Hội nghị sinh viên NCKH các cấp. Con số công bố ở các tạp chí trong nước và nước ngoài của giảng viên, các nhà khoa học của Trường tăng 30% so với năm học 2019-2020.
Hợp tác quốc tế, giao lưu, trao đổi SV và giảng viên cũng nhiều khởi sắc. Nối tiếp năm học qua, trong năm học này, Nhà trường đã thu hút cũng như trao tặng nhiều học bổng cho sinh viên, học viên đến từ các nước là đối tác của Trường, thu hút được lưu học sinh học đại học, dự tuyển học chương trình Thạc sĩ và Tiến sĩ”.
PGS.TS Lưu Trang tuyên dương, khen thưởng tân sinh viên
Video đang HOT
Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng đã tập trung đầu tư cho chất lượng qua việc cải tiến chương trình, kiểm định chương trình, hợp tác quốc tế, trao đổi SV. Nhà trường cũng góp phần rất lớn và khẳng định được những đóng góp của mình trong trọng trách bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, một trong những nhiệm vụ trọng yếu dành riêng cho trường đại học SP chủ chốt trong bối cảnh đổi mới.
Với tân sinh viên khóa tuyển sinh năm 2021, thầy Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng chia sẻ: “Các em đã nhập học trong một bối cảnh đặc biệt, đến giảng đường ĐH cũng rất đặc biệt: Giảng đường trực tuyến. Thầy nghĩ học ở giảng đường trên không gian mạng này các em sẽ gặp những khó khăn, trở lực, nhưng đây là những trải nghiệm thú vị, nhiều ấn tượng và kỉ niệm trong tương lai. Thầy hi vọng không lâu nữa sẽ được đón các em đến giảng đường thật để được trải nghiệm thực tế, được tiếp xúc với thầy cô, bạn bè; để cảm nhận đầy đủ những giờ học tập, nghiên cứu và sinh hoạt trong cộng đồng đúng nghĩa”.
Có 19 tân SV được nhận học bổng Truyền cảm hứng UED trong dịp này. Ngoài ra, nhà trường đã khen thưởng cho những SV có thành tích cao trong học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học.
Dạy học môn tích hợp: Nhanh chóng chuẩn hóa đội ngũ
Mặc dù đạt được những yêu cầu bước đầu nhưng thực tế dạy học tích hợp ở lớp 6 qua một tháng thực hiện vẫn có những khó khăn nhất định.
Một lớp Sư phạm Khoa học tự nhiên của Trường ĐH Sư phạm TPHCM.
Để tháo gỡ, có nhiều giải pháp được đưa ra nhưng quan trọng nhất vẫn là việc chuẩn hóa đội ngũ đào tạo giáo viên tích hợp của các trường sư phạm.
Vấn đề cốt lõi là nhân lực
Hiện một số sở GD&ĐT có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy liên môn để triển khai cho kế hoạch đổi mới năm tiếp theo. Theo GS.TS Huỳnh Văn Sơn - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT mới) ở bậc THCS đòi hỏi dựa trên nền tảng xây dựng kế hoạch dạy học môn học, kế hoạch bài dạy.
Đội ngũ giáo viên đã được bồi dưỡng ban đầu về vấn đề này qua các module của Chương trình ETEP cũng như bồi dưỡng thường xuyên ở các tỉnh thành. Tuy nhiên, vẫn còn có những khó khăn nhất định, như việc sắp xếp bố trí giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý lớp 6 vẫn còn theo hướng mỗi giáo viên một phần nội dung riêng...
"Một số giáo viên học chương trình cử nhân cao đẳng sư phạm ngành đôi từ năm 2012 trở về trước, đã học nâng chuẩn và có thể đảm đương ban đầu. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng cho đội ngũ có thể dần đảm nhiệm cả hai phần nội dung nên được quan tâm, giải quyết. Đây cũng chính là vấn đề mà ngành Giáo dục đã và đang chuẩn bị kỹ lưỡng khi thực hiện song song hai mũi nhọn: Đào tạo mới và bồi dưỡng, cập nhật, hoàn chỉnh cho đội ngũ giáo viên", GS.TS Huỳnh Văn Sơn nhận định.
Còn PGS.TS Lưu Trang - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng, cho rằng: Để chuẩn hóa đội ngũ giáo viên tích hợp phụ thuộc vào quy định của các sở và trường phổ thông, còn trường sư phạm tập trung trung bồi dưỡng đào tạo giáo viên theo CTGDPT mới. Trường đã tuyển sinh được 2 khóa đào tạo giáo viên dạy tích hợp: Sư phạm Lịch sử - Địa lý, Sư phạm Khoa học tự nhiên, Sư phạm công nghệ...
Theo GS.TS Huỳnh Văn Sơn, một số sở GD&ĐT có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở những môn học liên môn. Tháng 7/2021, Bộ GD&ĐT ban hành chương trình bồi dưỡng dành cho nhóm giáo viên dạy Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý nên Trường ĐH Sư phạm TPHCM đã chuẩn bị để thực hiện công tác này.
"Trường đã khảo sát và có dữ liệu về đội ngũ giáo viên dạy Lịch sử - Địa lý, Khoa học tự nhiên ở các tỉnh thành để có thể chủ động bồi dưỡng. Song song đó, một đề tài đặt hàng của trường về đánh giá nhu cầu bồi dưỡng nhóm giáo viên này để xác lập những lưu ý có liên quan để thực hiện bồi dưỡng.
Trong ba năm qua, trường đã đào tạo ngành Sư phạm mới đáp ứng nhu cầu của CTGDPT 2018 như Sư phạm Khoa học tự nhiên và Sư phạm Sử - Địa, nên có thể ứng dụng kinh nghiệm thành công ban đầu vào công tác đào tạo cho bồi dưỡng...", GS.TS Huỳnh Văn Sơn chia sẻ.
GS.TS Huỳnh Văn Sơn và PGS.TS Lưu Trang (phải).
Quy mô đào tạo ngành sư phạm sẽ thế nào?
Theo PGS.TS Lưu Trang, trong thời gian tới, quy mô đội ngũ giáo viên THCS sẽ gọn lại. Các trường sư phạm cũng thu hẹp quy mô đào tạo một số lĩnh vực, nhưng đồng thời mở rộng một số chương trình đào tạo khác.
"Trước đây, sinh viên tốt nghiệp ĐH Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hóa học, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Địa lý, Sư phạm Lịch sử... có thể về dạy cả THCS và THPT. Nhưng sắp tới họ chỉ có thể dạy ở THPT. Còn nếu muốn dạy THCS phải bồi dưỡng thêm kiến thức về những môn liên quan. Do đó quy mô đào tạo giáo viên cụ thể từng môn sẽ hẹp lại, nhưng giáo viên dạy liên môn dành cho THCS sẽ mở rộng ra đối với giáo viên tích hợp các môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý. Trong mùa tuyển sinh năm nay Bộ GD&ĐT cũng đã giảm chỉ tiêu các môn Khoa học tự nhiên lẻ và tăng chỉ tiêu giáo viên dạy liên môn", PGS.TS Lưu Trang thông tin.
Ở khía cạnh đào tạo, GS.TS Huỳnh Văn Sơn đồng ý với quan điểm: "Dạy học tích hợp nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông...
Còn dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. "Như vậy, giáo viên dạy Sử - Địa hay Khoa học tự nhiên cũng cần phải xem xét lại cách xem Sử - Địa là một môn hay hai môn (thực chất đã là một môn). Vì vậy, phải dự báo theo thời gian để có một nhóm nhân sự phù hợp nhất, đảm bảo chất lượng dạy học các môn này", GS.TS Huỳnh Văn Sơn nêu ý kiến.
Đồng thời, GS.TS Huỳnh Văn Sơn cũng cho rằng: Đào tạo nhóm giáo viên này, chắc chắn sẽ có thuận lợi nhất định vì đây là ngành có nhu cầu trong tương lai. Trong nhiều năm, một số trường cao đẳng sư phạm không còn đào tạo ngành này nên nhân lực dự phòng không còn nhiều. Bộ GD&ĐT cũng có những chủ trương ủng hộ các trường đào tạo ngành mới này đáp ứng thực tiễn giáo dục, nhất là triển khai CTGDPT mới.
"Tại Trường ĐH Sư phạm TPHCM, các ngành này được định hướng tham gia công tác bồi dưỡng cách đây 5 năm. Tổ công tác mở ngành đều được bố trí đủ ngành có liên quan và nhân sự tiếp nối, có sự đồng thuận cao về tổ chức đào tạo... Còn về khó khăn cũng cần đề cập đến việc đầu tư về các học phần mới, cơ sở vật chất phải theo yêu cầu; nhất là phòng thực hành - thí nghiệm phải đáp ứng tính chất đặc trưng của khoa học được đưa vào môn theo định hướng đào tạo đáp ứng, thực hành nghề chuyên sâu... Tuy nhiên, các khó khăn này không phải quá lớn nếu toàn trường, các ngành cùng quyết tâm thực hiện", GS.TS Huỳnh Văn Sơn chia sẻ.
Cô giáo người Cơ Tu tri ân bản làng 10 năm tuổi nghề, cô giáo Trần Thị Bích Thu, GV Trường Mầm non Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) có đến 9 năm "cắm bản" ở thôn Tà Lang. Cô được chọn là đại sứ Chương trình "Điều ước cho em". Cô giáo Trần Thị Bích Thu có nhiều sáng kiến trong việc đưa văn hóa của đồng bào Cơ...