Đà Nẵng tìm giải pháp khắc phục sạt lở dọc bờ biển
Chiều 14/1, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP Đà Nẵng cho biết, qua kiểm tra thực tế, Sở Tài nguyên và Môi trường ghi nhận có 6 khu vực bị sẹo lõm nghiêm trọng dọc tuyến đường Hoàng Sa – Võ Nguyên Giáp – Trường Sa…
Theo Sở TN&MT TP Đà Nẵng, xói lở bờ biển tại khu vực bờ biển Hoàng Sa – Võ Nguyên Giáp – Trường Sa thường xuất hiện vào những ngày có thời tiết cực đoan như bão, áp thấp nhiệt đới không khí lạnh hoạt động mạnh gây sóng to, gió mạnh và nước dâng trong bão, áp thấp nhiệt đới, trùng với thời kỳ hoạt động mạnh của gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng trực tiếp đến bờ biển Đà Nẵng. Qua kiểm tra thực tế, Sở TNMT TP Đà Nẵng ghi nhận có 6 khu vực bị xói lở.
Cụ thể, khu vực đối diện ngã ba đường Hồ Thấu với Võ Nguyên Giáp; phía sau dãy nhà hàng Phước Mỹ 2 đến nhà hàng Mỹ Hạnh; từ ngã ba Võ Văn Kiệt đến trước Khách sạn Grand Tourane; từ Bãi tắm số 9 đến trước khách sạn Mường Thanh; Ngã ba Võ Nguyên Giáp – Hoàng Kế Viêm (trước khách sạn Holiday); bãi tắm Sơn Thủy.
Video đang HOT
Cận cảnh sạt lở, sẹo lõm nghiêm trọng dọc bờ biển tuyến đường Hoàng Sa – Võ Nguyên Giáp – Trường Sa (TP Đà Nẵng)…
Tại các khu vực bị xói lở, nước biển có xu hướng xói sâu vào, hình thành những vũng xoáy, ăn sâu vào bãi cát. Những vũng xoáy này thường xuyên bị dịch chuyển theo thời gian. Hiện tượng này đã từng xuất hiện trong các năm 2017-2018 và tiếp tục trong thời gian từ cuối tháng 12/2020 đến đầu tháng 1/2021.
Trước mắt, Sở TN&MT TP Đà Nẵng tiếp tục thực hiện công việc kiểm tra, theo dõi thường xuyên, cập nhật số liệu về hiện tượng để gửi báo cáo UBND thành phố có các biện pháp xử lý phù hợp cho từng người thời gian cụ thể.
Đối với các khu vực có công trình ảnh hưởng (Vỉa hè đường Võ Nguyên Giáp trước ngã ba Hồ Thấu, khu vực bãi tắm Sơn Thủy), các cơ sở liên kết đang triển khai theo chỉ đạo của UBND thành phố. Đồng thời tuyên truyền, khuyến cáo cho các hộ kinh doanh trên bãi biển chỉ thực hiện các công trình, các cơ sở vật chất có tính chất cơ bản để dễ dàng di chuyển để hạn chế thiệt hại khi có hiện tượng xây dựng bờ biển.
Tuyên truyền, biển báo để khuyến cáo cho người dân, du khách không tắm biển tại các khu vực để xây dựng bảo đảm an toàn vì các khu vực này.
Lập đề án cảnh báo sớm thiên tai khu vực miền núi, trung du Việt Nam
Việt Nam chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung, phần mềm online hỗ trợ khai thác kết quả cảnh báo, dự báo theo diễn biến khí tượng để cập nhật các hiện tượng sạt lở, lũ bùn, lũ ống, lũ quét.
Cây cối nằm ngổn ngang, đất đá bồi lấp tạo nên cảnh tan hoang sau trận lũ quét, cô lập hoàn toàn xã Hướng Việt. Ảnh: TTXVN phát
Ngày 11/1, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường họp đánh giá việc lập Đề án "Điều tra, đánh giá chi tiết và xây dựng hệ thống quản lý thông tin - cảnh báo sớm trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam".
Đề án đặt mục tiêu tổng quát là điều tra, đánh giá chi tiết và cập nhật thông tin về trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam trên cơ sở phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan nghiên cứu - quản lý - chính quyền - nhân dân địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội; xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý thông tin hiện đại, thống nhất liên ngành phục vụ công tác cảnh báo sớm các khu vực nhạy cảm theo thời gian thực nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.
Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Trần Bình Trọng cho biết: Nhiều năm qua, các đơn vị thuộc Bộ cùng nhiều cơ quan liên quan, các tổ chức, cá nhân đã có nhiều công trình, nghiên cứu về cảnh báo nguy cơ thiên tai, tai biến địa chất và phân vùng tổng hợp nguy cơ thiên tai trên lãnh thổ Việt Nam.
Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, đóng góp không nhỏ vào việc phòng, tránh và giảm nhẹ thiệt hại do trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét gây ra, song việc điều tra, quan trắc, cảnh báo về các tai biến nêu trên còn nhiều vấn đề tồn tại.
Trong đó, Việt Nam chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung, phần mềm online hỗ trợ khai thác kết quả cảnh báo, dự báo theo diễn biến khí tượng thủy văn để chính quyền thôn, xã và người dân cập nhật các hiện tượng mưa lớn, trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét; chưa có sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương trong triển khai đề án/dự án, đặc biệt chính quyền xã, già làng, trưởng bản trong điều tra chi tiết các xã (xác định các khối trượt nguy cơ rất cao, các tuyến lánh nạn, vị trí sơ tán, định cư người dân an toàn...).
Thêm vào đó, nước ta cũng chưa có mô hình cơ quan, tổ chức điều phối chung hợp lý, dẫn đến các kết quả nghiên cứu, điều tra, nguồn dữ liệu của các đề án, dự án, đề tài của cơ quan, tổ chức chưa được tổng hợp, lồng ghép kịp thời phục vụ hỗ trợ ra quyết định cảnh báo...
Đề án "Điều tra, đánh giá chi tiết và xây dựng hệ thống quản lý thông tin - cảnh báo sớm trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam" góp phần khắc phục những tồn tại của giai đoạn trước và từng bước đáp ứng mong muốn của chính quyền, nhân dân các địa phương trong việc phòng, tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, tai biến trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét, bảo đảm phát triển kinh tế xã hội bền vững.
Đề án cũng đặt ra các mục tiêu cụ thể để ứng phó với trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét tại khu vực miền núi, trung du Việt Nam.
Đó là việc xây dựng hệ thống quản lý thông tin - cảnh báo sớm theo thời gian thực; ứng dụng công nghệ 4.0, thiết kế cấu trúc cơ sở dữ liệu và xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung thống nhất liên ngành phục vụ công tác cảnh báo sớm theo thời gian thực.
Xây dựng bộ tiêu chí và xác định được các khu vực có nguy cơ cao; lựa chọn được hệ phương pháp và mô hình phân vùng cảnh báo, ổn định mái dốc chi tiết, khả thi áp dụng tại các khu vực nhạy cảm; xây dựng được hệ thống quan trắc, giám sát để cảnh báo sớm theo thời gian thực.
Trong đề án cũng đề cập việc tiến hành nghiên cứu, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để triển khai các nhiệm vụ; điều tra, đánh giá chi tiết trong thời gian ngắn nhất các khu vực nhạy cảm; chuyển giao kết quả, hướng dẫn sử dụng và giáo dục cộng đồng về công tác phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại; lắp đặt và vận hành hệ thống quan trắc, giám sát và cảnh báo sớm theo thời gian thực; xây dựng Trung tâm quản lý thông tin - cảnh báo sớm...
Đề án dự kiến thời gian thực hiện từ tháng 1/2021 đến tháng 12/2025 để đảm bảo tính cấp thiết, đáp ứng yều cầu thực tế trong công tác phòng tránh thiên tai.../.
Cô giáo vừa dạy vừa 'chạy' sạt lở, 10 năm vay mượn tiền xây mới nhà 5 lần Chỉ trong 10 năm, cô Thuận 5 lần bị mất nhà, trong đó 4 lần vì sạt lở. Cứ vay mượn xây nhà mới ít lâu lại mất trắng, cô buồn vô hạn. Nhưng 'ở bên bọn trẻ vui lắm', cô vẫn bám lớp, bám trường. Cô Thuận là giáo viên dạy học lâu nhất tại xã Sơn Long với 20 năm gieo...