Đà Nẵng: Thu hút 153,619 triệu USD đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo thống kê, qua 10 tháng đầu năm 2018, TP Đà Nẵng đã cấp 117 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký là 153,619 triệu USD.
Thông tin từ Sở Kế hoạch & Đầu tư TP Đà Nẵng cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2018 (tính đến ngày 23/10/2018), các Cơ quan đăng ký đầu tư của thành phố Đà Nẵng đã cấp được 117 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký là 153,619 triệu USD (tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2017).
Lũy kế đến nay, Đà Nẵng có 670 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2.882,390 triệu USD.
Trong đó, 12 dự án đầu tư trong các Khu Công nghiệp và Khu Công nghệ cao (9 dự án đăng ký hoạt động trong các Khu công nghiệp với tổng vốn đăng ký 25,034 triệu USD và 03 dự án đăng ký hoạt động trong Khu Công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 60,463 triệu USD) và 105 dự án đầu tư thực hiện ngoài các Khu Công nghiệp và Khu Công nghệ cao với tổng vốn đăng ký 93.156 triệu USD.
Có 16 lượt tăng vốn với tổng vốn tăng thêm là 21,204 triệu USD (tăng 25,12 lần so với cùng kỳ năm trước). Tổng vốn đăng ký mua cổ phần phần, phần vốn góp và góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài vào tổ chức kinh tế trong nước tăng 2,85 lần so với giá trị của cùng kỳ năm 2017 (209 lượt mua với tổng giá trị 47,184 triệu USD).
Video đang HOT
Lũy kế đến nay, Đà Nẵng có 670 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2.882,390 triệu USD.
Thoại Khanh
Theo phapluatplus.vn
Đường sắt đô thị đội vốn tỷ USD: Lại tăng vay nợ nước ngoài
Tổng nhu cầu vốn nước ngoài dự kiến là hơn 359 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, hạn mức Quốc hội giao chỉ là 300 nghìn tỷ đồng. Một trong các lý do là những tuyến đường sắt đô thị tăng vốn "khủng" nên cần được bổ sung thêm vốn vay nước ngoài.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có Tờ trình gửi Chính phủ về phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn vốn nước ngoài từ ngân sách Trung ương giai đoạn 2016-2020.
Đáng chú ý là, kết quả rà soát kế hoạch đầu tư trung hạn vốn nước ngoài 2016-2020 cho thấy, tổng nhu cầu vốn nước ngoài dự kiến là hơn 359 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, hạn mức Quốc hội giao chỉ là 300 nghìn tỷ đồng. Như vậy, nhu cầu vốn đã "vượt trần" Quốc hội cho phép là hơn 59 nghìn tỷ đồng.
Trong số 59 nghìn tỷ đồng "vượt trần" này, số vốn phát sinh tại các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM chiếm tới 29 nghìn tỷ; Dự án đường bộ cao tốc chuyển đổi cơ chế tài chính từ cho vay lại sang Nhà nước đầu tư trực tiếp là hơn 13,1 nghìn tỷ đồng...
Tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên.
Với các dự án đường sắt đô thị, tổng nhu cầu bổ sung theo đề nghị của UBND TP.HCM và Hà Nội là 32,8 nghìn tỷ đồng. Trong đó, tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên là 20,5 nghìn tỷ đồng; tuyến số 2 Bến Thành - Tham Lương là 8,4 nghìn tỷ đồng; tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo của Hà Nội là 3,9 nghìn tỷ đồng.
Đây là những tuyến đường sắt đô thị tăng vốn "khủng" mà VietNamNet đã phản ánh thời gian qua (xem tại đây).
Ngoài ra, việc chuyển đổi cơ chế từ vay lại sang Nhà nước đầu tư trực tiếp đối với các dự án giao thông do Tổng công ty Đầu tư đường cao tốc (VEC) và Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (Vidifi) cũng làm "vượt trần" vốn nước ngoài.
Theo đó, tổng số vốn chuyển từ cho vay lại sang Nhà nước đầu tư trực tiếp là hơn 13,1 nghìn tỷ đồng. Riêng dự án của VEC là 12,7 nghìn tỷ đồng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Thủ tướng xem xét, trình Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, chấp thuận bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn để làm cơ sở quyết toán.
Còn lại hơn 424 tỷ đồng là tại dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng của VIDIFI, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có kế hoạch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội nghiên cứu, chấp thuận bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn để trả nợ gốc khoản vay Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc.
Đề xuất trên, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, là do mức bội chi và chi tiêu nợ công thực tế thấp hơn so với mức trần Quốc hội quyết định và khả năng giải ngân khác nhau của các nguồn vốn đầu tư.
Theo Bộ này, phương án đó đáp ứng được nhu cầu giải ngân của các dự án đang thực hiện, nhu cầu của các dự án đã có hiệp định vay được ký kết, để đáp ứng nhu cầu "đặc thù phát sinh".
Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến việc bổ sung vốn nước ngoài sẽ được tiến hành theo cách điều chỉnh cơ cấu giữa vốn trong nước và vốn nước ngoài để bổ sung vốn cho các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài.
"Tổng mức vốn dự kiến cần bổ sung thêm bảo đảm không ảnh hưởng tới các chỉ tiêu an toàn nợ công đã được Quốc hội phê chuẩn, có thể xem xét đáp ứng bằng điều chuyển từ các nguồn vốn khác trong nước trong khuôn khổ 2 triệu tỷ đồng cho đầu tư phát triển đã được Quốc hội thông qua", Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá.
L.Bằng
Theo vietnamnet.vn
"Vùng sa thảo" thu hút đầu tư sau Hội nghị trung ương 8 Triển vọng phát triển vùng du lịch trọng điểm quốc gia hấp dẫn đầu tư ngày càng hiển thị rõ... Những ngày Hội nghị Trung ương 8 khóa XII của Đảng bàn bạc về phát triển kinh tế biển, lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận luôn theo dõi sát sao. Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng...