Đà Nẵng: Tăng giá vé xe ngày lễ bị phạt nặng
Đà Nẵng sẽ không tăng giá cước vận tải vào dịp lễ 30/4, 1/5
Ngày 26/4, UBND thành phố Đà Nẵng cho hay, các doanh nghiệp vận tải hành khách không được tự nâng giá vé xe trong dịp Cuộc thi trình diễn pháo hoa, dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Theo đó, UBND thành phố Đà Nẵng yêu cầu Sở GTVT thành phố chỉ đạo các doanh nghiệp vận tải hành khách theo tuyến cố định phải bảo đảm đủ phương tiện chất lượng tốt phục vụ hành khách, không được tự tiện nâng giá vé, phải niêm yết giá vé công khai, không được bỏ chuyến.
Ngoài ra, các doanh nghiệp vận tải xe buýt lên kế hoạch tăng các chuyến xe có nhiều khách du lịch đi. Đối với các doanh nghiệp taxi thực hiện nghiêm túc việc niêm yết giá cước trên xe và tổng đài taxi không được hứa với khách nhưng không điều xe đến.
Video đang HOT
Dự kiến vào dịp Cuộc thi trình diễn pháo hoa và nghỉ lễ 30/4 và 1/5, lượng khách đi bằng đường bộ đên Đà Nẵng có khả năng giảm khoảng 30% so với dịp lễ năm trước.
Tại Bến xe Đà Nẵng, hiện có hơn 1.000 đâu xe nhưng nhiều khả năng sẽ hoạt động chưa đến 90% công suât trong dịp này và tât cả các các đơn vị, doanh nghiệp vận tải hành khách ở Đà Nẵng đêu cam kết không tăng giá cước vân chuyên.
Theo 24h
'Hung thần' lộng hành: Thanh tra giao thông nói gì?
Việc "bảo kê", tiêu cực để "hung thần" đất Cảng lộng hành là có, vì không lý gì những "hung thần" lại đi được từ Hải Phòng đến các tỉnh và ngược lại.
Đó là chia sẻ của một đại diện Thanh tra giao thông, thuộc Sở Giao thông vận tải Hải Phòng xung quanh câu chuyện "Ai tiếp tay để "hung thần" đất Cảng lộng hành" mà TS đã nêu.
Tại sao "hung thần" lộng hành?
Một đại diện Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hải Phòng cho hay, khi giá nhân công, vật liệu và đặc biệt là giá xăng dầu luôn ở mức cao như hiện nay, các doanh nghiệp vận tải luôn tìm cách để chở quá tải, tăng nguồn thu để bù chi phí.
Với một khối lượng hàng hóa, thay vì phải chở 3 xe, thì doanh nghiệp dồn hàng vào 2 xe để chở. Như vậy, doanh nghiệp đã giảm chi phí cho 1 xe, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận hơn là phải chở 3 xe.
Cũng theo đại diện Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hải Phòng, việc phát hiện, xử lý những phương tiện quá khổ, quá tải cũng đang là một vấn đề nan giải.
Thứ nhất, việc hạ tải trong nội đô sẽ gây nên tình trạng ùn ứ, ách tắc giao thông, vì hầu hết các xe được cân tải trọng đều vi phạm lỗi chở quá khổ, quá tải. Chỉ cần dừng một vài xe để hạ tải trong một thời gian ngắn thôi cũng sẽ kéo theo hàng loạt xe phía sau phải dừng lại.
Những hình ảnh như thế này dễ gặp ở đường phố Hải Phòng - Ảnh Minh Khang
Bên cạnh đó, doanh nghiệp vận tải phát triển ngày một nhiều, trong khi giá trị đơn hàng lại thấp. Để cạnh tranh với nhau, buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi cách giảm chi phí để nhận được các đơn hàng vận chuyển hàng hóa, tạo được lợi nhuận và chỗ đứng của mình trên thị trường vận tải.
Một vấn đề nữa, là hiện nay theo Nghị định 34/2010 của Chính phủ, thì đối với các xe chở quá khổ, quá tải mới xử phạt lái xe chứ chưa xử phạt doanh nghiệp có phương tiện vi phạm. Chính vì vậy, họ chấp nhận nộp phạt và nếu bị tước giấy phép lái xe (GPLX) của tài xế, doanh nghiệp sẵn sàng sa thải và thay tài xế khác.
Khi được hỏi, liệu có sự "bảo kê" hay làm ngơ, có tiêu cực của lực lượng chức năng "tiếp tay" cho "hung thần" đất Cảng lộng hành?. Vị đại diện Thanh tra giao thông này cho biết, theo nhận định chủ quan là có.
Vì không có lý gì mà những xe quá khổ, quá tải này lại có thể chở hàng từ Hải Phòng đi các tỉnh và từ các tỉnh lại có thể về đến Hải Phòng được.
Xử lý có khó không?
Quốc lộ 5 đoạn đi qua địa phận Hải Phòng đang ngày một xuống cấp nghiêm trọng - Ảnh Minh Khang
Thứ nữa là hiện nay chưa có phương tiện chuyên dụng để hạ tải và bến bãi chứa hàng hóa hạ tải theo quy định. Nên hầu hết các xe chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền và tạm giữ giấy phép lái xe là cơ bản.
Việc tạm giữ GPLX cũng rất hãn hữu. Vì việc xử phạt là để giáo dục, răn đe là cơ bản. Khi các tài xế đã nhận ra lỗi và chấp hành xử phạt hành chính thì lực lượng TTGT sẽ "cho" không tạm giữ GPLX nữa.
Một khó khăn nữa trong việc xử lý vi phạm của "hung thần" là lực lượng TTGT mỏng, thời điểm tuần tra, kiểm soát, xử lý hầu hết là vào giờ hành chính. Đồng thời, mỗi khi có lực lượng TTGT tổ chức cân tải trọng, bằng nhiều nguồn thông tin khác nhau, các chủ xe sẽ không cho xe xuất bến hoặc chuyển hướng lưu thông và hạ tải.
Chính phủ cần có chế tài cho phép xử phạt doanh nghiệp có phương tiện vận tải vi phạm. Bởi thực ra các tài xế hiện nay hầu hết là làm thuê cho các doanh nghiệp. Họ không muốn chở quá khổ, quá tải thì chỉ còn cách "đứng đường" nên đành chấp nhận mặc dù biết, nếu bị xử lý thì sẽ bị tạm giữ GPLX là coi như mất "cần câu cơm" một thời gian, học và thi lại lý thuyết và phạt tiền.
Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp, vào cuộc quyết liệt, mạnh mẽ, thường xuyên của 2 lực lượng CSGT và TTGT, mới sớm giảm thiểu tình trạng "hung thần" đất Cảng lộng hành.
Theo vietbao
Cần "đại phẫu" ngành xe khách Sự an toàn của người dân còn bị đe dọa chừng nào chưa tiến hành một cuộc "đại phẫu", tái cấu trúc hoạt động của các doanh nghiệp vận tải hành khách. Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, cho biết tình hình tai nạn giao thông (TNGT) trong năm 2012 và...