Đà Nẵng lên kế hoạch phòng chống tham nhũng
Kế hoạch tập trung vào một số lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao như quản lý tài chính, ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng đất đai, bổ nhiệm cán bộ…
UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành kế hoạch về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017. Kế hoạch nhằm tăng cường triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, chú trọng giải pháp công khai, minh bạch hoạt động cơ quan, đơn vị, tổ chức, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức.
Trong đó, tập trung vào một số lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao như quản lý tài chính, ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng đất đai, môi trường; tiếp nhận tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ; quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước; các chính sách an sinh xã hội…
Đà Nẵng vừa ban hành kế hoạch phòng chống tham nhũng năm 2017
Đặc biệt, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong công tác cải cách thủ tục hành chính và chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước; trong việc triển khai thực hiện kê khai và công khai bản kê khai tài sản, thu nhập đối với người có nghĩa vụ phải kê khai; xử lý trách nhiệm khi xảy ra tham nhũng trong nội bộ cơ quan, đơn vị.
Đồng thời, tăng cường kiểm tra việc thực thi công vụ đối với công chức, viên chức, nhất là việc thực hiện các quy tắc ứng xử, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp và những việc công chức, viên chức không được làm. Tập trung và các vị trí giải quyết yêu cầu của công dân, tổ chức, doanh nghiệp trên các lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng.
Video đang HOT
Kế hoạch cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; giải quyết triệt để các vụ tố cáo có liên quan đến tham nhũng, lãng phí. Tập trung việc tổ chức đối thoại với nhân dân để có cơ sở rà soát, xử lý trong giải quyết các vụ việc khiếu nại kéo dài.
Theo Khánh Hồng (Dân trí)
"Mổ xẻ" những đại án kinh tế
Trong số 6 đại án thì có 4 vụ liên quan tới ngân hàng hoặc từ những cái "bắt tay" của kẻ lừa đảo với cán bộ cơ quan quản lý
Trong năm 2017, nhiều đại án kinh tế sẽ được đưa ra xét xử theo chỉ đạo của Thường trực Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng.
Vung tiền tỉ
Nổi cộm trong các đại án là việc các lãnh đạo, cán bộ, nhân viên ngân hàng (NH) cố ý làm trái các quy định của nhà nước để hưởng lợi cá nhân.
Vụ án gây chấn động trong ngành NH là Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo 1.085 tỉ đồng tại NH TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) Chi nhánh TP HCM. Huynh Thi Huyên Như nguyên là Phó Phòng Quản lý rủi ro của VietinBank, trong quá trình bị xét xử về hành vi chiếm đoạt gần 4.000 tỉ đồng của 15 NH, công ty, cá nhân vào cuối tháng 12-2014 đa bị đê nghi điêu tra tôi danh "Tham ô tai san" 1.085 ti đông. Từ đây, toa câp sơ thâm đa tuyên Huyên Như pham tôi "Lưa đao chiếm đoạt tài sản" với số tiền 1.085 ti đông cua 5 đơn vi mở tài khoản hợp pháp tai VietinBank gôm: Công ty CP Chứng khoán Saigonbank Berjara (210 tỉ đồng), Công ty Bảo hiểm Toàn Cầu (125 tỉ đồng), Công ty An Lộc (170 tỉ đồng), Công ty CP Chứng khoán Phương Đông (380 tỉ đồng) va Công ty Hưng Yên (hơn 200 tỉ đồng). Đến tháng 1-2015, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM đã hủy án để điều tra lại một số vấn đề.
Trong vụ án về vi phạm cho vay và thất thoát vốn nhà nước tại NH TMCP Đại Dương (OceanBank), Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank, đã chỉ đạo cho vay không bảo đảm điều kiện vay vốn, không có tài sản bảo đảm; khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, trái quy định. Nổi lên là khoản vay 500 tỉ đồng mà Hà Văn Thắm đã cho Công ty TNHH MTV Dịch vụ và Thương mại Trung Dung của Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch HĐQT NH TMCP Xây dựng Việt Nam, vay không có tài sản bảo đảm, đến nay mất khả năng thu hồi và có nhiều hành vi sai phạm.
Tháng 5-2014, Hà Văn Thắm chỉ đạo thư ký của HĐQT OceanBank lập khống 24 hợp đồng chuyển nhượng căn hộ của dự án Star City Westlake giữa 9 cá nhân do Thắm chỉ định, sau đó giao Giám đốc Phòng Giao dịch Đào Duy Anh của OceanBank thẩm định cho vay. Hà Văn Thắm đã chiếm đoạt 137 tỉ đồng cho vay với các hợp đồng này. Ngoài ra, Hà Văn Thắm còn chỉ đạo, thống nhất với lãnh đạo OceanBank về chủ trương chi tiền ngoài lãi suất huy động đối với khách hàng gửi tiền tại OceanBank, vượt trần huy động theo quy định của NH Nhà nước, gây thiệt hại cho OceanBank hơn 984 tỉ đồng.
Huỳnh Thị Huyền Như lại chuẩn bị hầu tòa Ảnh: Phạm Dũng
Vô trách nhiệm
Ngoài những "con cá lớn" như Hà Văn Thắm, Huỳnh Thị Huyền Như, trong hệ thống NH xảy ra nhiều vụ án mà nguyên nhân xuất phát từ việc buông lỏng quản lý, vô trách nhiệm với công việc.
Trong vụ gây thiệt hại 90 tỉ đồng tại Công ty In, Thương mại và Dịch vụ Agribank, Phạm Ngọc Ngoạn - nguyên giám đốc, chủ tịch HĐTV công ty này - gây thiệt hại cho nhà nước hơn 90 tỉ đồng thông qua việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất tại KCN Quang Minh (huyện Mê Linh, TP Hà Nội) để xây dựng nhà máy in NH. Dù chưa đủ điều kiện thực hiện song Phạm Ngọc Ngoạn vẫn chỉ đạo chuyển hơn 90 tỉ đồng cho đối tác. Sau đó, hợp đồng không thực hiện được, khoản tiền này đến nay không có khả năng thu hồi. Ngoài ra, Phạm Ngọc Ngoạn còn sai phạm trong việc dùng quyền sử dụng đất tại số 10 phố Chùa Bộc để góp vốn vào Công ty CP Bất động sản Agribank; đầu tư vào dự án đẩy giá quyền sử dụng đất tại lô C, khu D1, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, TP Hà Nội và đầu tư xây dựng khách sạn 5 sao tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt 66 tỉ đồng tại dự án Dệt Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh) thì có sự tiếp tay của Nguyễn Thế Thư, nguyên Giám đốc Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ Phát triển Bắc Ninh (NH Phát triển Việt Nam); Trần Đức Lực, nguyên Phó Giám đốc Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Bắc Ninh; Nguyễn Huy Bình, nguyên Phó trưởng Phòng Tín dụng Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Bắc Ninh và Nguyễn Thế Tài, nguyên cán bộ NH An Bình (hội sở phía Bắc).
Nhờ sự "vô tư" của những đối tượng này mà năm 2005, vợ chồng Doãn Ngọc Giang và Kiều Thị Thanh Hương (ngụ quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) đã chỉ đạo Nguyễn Việt Hoàng (cháu của Giang) vay 45 tỉ đồng của NH Phát triển Việt Nam để đầu tư xây dựng Nhà máy Dệt Quế Võ. Sau khi được NH giải ngân, vợ chồng Giang - Hương đã rút tiền trong tài khoản rồi bỏ trốn.
Tham nhũng, rửa tiền
Trong 2 vụ án liên quan tới tham nhũng thì nổi cộm là tham ô tài sản, rửa tiền tại Công ty TNHH một thành viên Vận tải viễn dương Vinashin (Vinashinlines).
Bốn bị can sắp hầu tòa gồm: Trần Văn Liêm, nguyên Tổng Giám đốc Vinashinlines; Giang Kim Đạt, nguyên quyền Trưởng Phòng Kinh doanh Vinashinlines; Trần Văn Khương, nguyên kế toán trưởng Vinashinlines và Giang Văn Hiển (cha của Giang Kim Đạt).
Từ tháng 5-2006 đến tháng 6-2008, Vinashinlines lập các dự án đầu tư mua tàu biển cũ không bảo đảm chất lượng về cho thuê lại. Các đối tượng đã nâng giá mua tàu cũ của công ty nước ngoài và hưởng tiền chiết khấu khi cho thuê 9 tàu thuộc sở hữu của Vinashinlines. Xác minh các giao dịch, Bộ Công an phát hiện Giang Kim Đạt được đối tác chuyển khoản gần 16 triệu USD sau các thương vụ mua tàu biển cũ. Giang Kim Đat nhơ Giang Văn Hiển mở nhiều tài khoản NH để rút ngoại tệ, sau đó đem gửi tiết kiệm, mua ô tô và 40 biệt thự, căn hộ cao cấp, đất đai ở vị trí "vàng" khắp cả nước. Vụ án có lúc tưởng đi vào bế tắc khi Giang Kim Đạt trốn ra nước ngoài. Phải đến ngày 7-7-2015, Giang Kim Đạt mới bị bắt để chuẩn bị ra trước vành móng ngựa. Ngoài tài sản bị thu giữ, Giang Kim Đạt phải bồi thường cho Vinashinlines gần 249 tỉ đồng. Còn nguyên Tổng Giám đốc Vinashinlines Trần Văn Liêm chiếm đoạt hơn 3,2 tỉ đồng, Trần Văn Khương chiếm đoạt 120.000 USD khi ký và quyết toán các hợp đồng liên quan.
Đối với vụ đưa hối lộ, nhận hối lộ tại Tổng Công ty Xây dựng đường thủy (Vinawaco), đê thưc hiên dự án nạo vét luồng hàng hải Hòn Gai - Cái Lân năm 2013, Hồ Thành Nghĩa (nguyên Giám đốc Ban Điều hành dự án nạo vét phía Bắc) và Phạm Đình Hòa (nguyên Trưởng Phòng Kế hoạch thị trường Vinawaco) đã thoa thuân đê Công ty Tân Việt được tham gia đấu thầu và ký hợp đồng thi công. Đổi lại, Công ty Tân Việt phải chi cho Nghĩa và Hòa số tiền bằng 50% giá trị hợp đồng. Cụ thể, Vũ Thanh Huyền (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Tân Viêt) và Trịnh Văn Thắng (nguyên Giám đốc Công ty Tân Việt) đã đưa cho Nghĩa 1,2 tỉ đồng và Nghĩa đưa lại Hòa 1,1 tỉ đồng. Ngoài ra, trong quá trình thi công, Công ty Tân Việt đã thanh toán khống về vị trí đổ thải, cự ly vận chuyển để chiếm đoạt hơn 7,8 tỉ đồng mà 4 cán bộ giám sát thi công của Phòng Quản lý dự án 2, Ban Quản lý dự án Hàng hải II thuộc Cục Hàng hải Việt Nam không phát hiện.
Theo NGUYỄN QUYẾT
Người lao động
Chỉ 4/10 cán bộ tham nhũng bị phạt tù giam Trong năm 2016, TAND các cấp tỉnh Nghệ An xét xử 4 vụ/10 bị cáo liên quan đến tội phạm tham nhũng, trong đó, phạt tù có thời hạn 4 bị cáo, phạt tù cho hưởng án treo 5 bị cáo, cải tạo không giam giữ 1 bị cáo. Các vụ tham nhũng được phát hiện phần lớn là do tố giác của...