Đà Nẵng: Làm rõ 2 nghi phạm trong vụ nổ súng đòi nợ
Phi vay nợ Lâm 30 triệu đồng, không thể trả nên nhờ anh là Quý trả thay. Lâm kéo 4 người đến nhà đòi nợ, Quý xin khất vài ngày thì nhóm Lâm liền nổ súng.
Ngày 21.8, Công an Q.Liên Chiểu (TP.Đà Nẵng) đã làm rõ 2 trong số 5 người tham gia vụ đòi nợ dẫn đến mâu thuẫn và nổ súng tại khu vực tổ 60, P.Hòa Khánh Nam, Q.Liên Chiểu.
Trước đó, theo Viện KSND Q.Liên Chiểu, sáng ngày 16.8, người dân khu vực tổ 60 P.Hòa Khánh Nam báo tin đến cơ quan chức năng về việc xảy ra vụ nổ súng.
Nhận tin báo, Cơ quan CSĐT Công an Q.Liên Chiểu phối hợp với Viện KSND Q.Liên Chiểu và Công an P.Hòa Khánh Nam tiến hành khám nghiệm hiện trường.
Cơ quan điều tra và Viện KSND tại hiện trường
NGUYỄN TÚ
Qua kiểm tra, xác minh ban đầu, vụ nổ súng xảy ra tại nhà anh Phan Lê Ngọc Phi (21 tuổi, ngụ tổ 60, P.Hòa Khánh Nam). Trước đó, Phi có vay của Huỳnh Ngọc Lâm (20 tuổi, ngụ số 264/7 đường Hoàng Văn Thái, P.Hòa Khánh Nam) khoảng 30 triệu đồng.
Số tiền này được anh Phan Lê Ngọc Quý (anh ruột của Phi) đứng ra trả nợ giúp cho em.
Video đang HOT
Vào khoảng 21 giờ 30 phút ngày 15.8, Huỳnh Ngọc Lâm cùng với Trần Chí Tâm (26 tuổi, ngụ 217 đường Mẹ Suốt, P.Hòa Khánh Nam) và 3 người khác (chưa rõ lai lịch) đến nhà anh Quý để đòi nợ, yêu cầu anh trả nợ thay em như đã cam kết.
Do chưa có tiền nên anh Quý hẹn Lâm cho thêm vài ngày sẽ trả nợ, nhưng Lâm không đồng ý. Lúc này, Trần Chí Tâm rút ra vật giống súng rulo và bắn 1 phát về phía vợ chồng anh Quý, nhưng rất may đạn không trúng ai.
Mẫu vật thu giữ tại hiện trường.
NGUYỄN TÚ
Sau khi nổ súng xong, cả nhóm Lâm, Tâm rời khỏi hiện trường. Qua khám nghiệm, Công an Q.Liên Chiểu và Viện KSND Q.Liên Chiểu ghi nhận tại hiện trường thu giữ được 1 vật màu đen, nghi là đầu đạn cao su.
Đồng thời, cơ quan chức năng đã làm rõ 2 nghi phạm ban đầu trong vụ nổ súng là Huỳnh Ngọc Lâm cùng với Trần Chí Tâm, đồng thời tiếp tục truy xét 3 người còn lại.
Current Time0:00
/
Duration28:41
Auto
Xem nhanh 20h: Thời sự toàn cảnh ngày 21.8
Rơi vào tù tội vì 'đòi nợ bằng nắm đấm'
Đối với đòi nợ, pháp luật quy định người cho vay không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực..., nhưng nhiều người đã bất chấp để rồi rơi vào tù tội vì đòi nợ không đúng cách.
Ngày 18.4 vừa qua, Công an Q.Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng) khởi tố ông Phạm Luận (56 tuổi) cùng em trai và con trai về hành vi bắt giữ người trái pháp luật.
Bị cáo Nguyễn Linh Thùy (đứng hàng cuối) cùng nhóm bị cáo Mai Thị Lan Duyên tại tòa. Ảnh Phúc Bình
Theo thông tin ban đầu, anh P.Q.K (32 tuổi) vay tiền của ông Luận nhưng chưa trả, nên bị em trai và con trai của ông Luận đưa về kho hàng của gia đình, khóa trái cửa nhằm gây sức ép đòi nợ. Sáng sớm hôm sau, ông Luận mở cửa kho thì phát hiện anh K. tử vong trong tư thế treo cổ, nên trình báo công an.
Từ bị hại trở thành bị cáo
Đó không phải lần đầu xảy ra vụ việc chủ nợ vướng lao lý do đòi nợ không đúng cách.
Tháng 3.2023, TAND TP.Hà Nội tuyên phạt Mai Thị Lan Duyên (29 tuổi) và Nguyễn Đức Huy (26 tuổi) cùng mức án 11 năm tù về tội cướp tài sản. Cũng trong vụ án, Nguyễn Linh Thùy (29 tuổi) bị tuyên 11 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ba bị cáo này vốn là bạn bè, nhưng do cần tiêu xài, Thùy nảy sinh ý định vay tiền của người khác rồi chiếm đoạt. Thùy nói dối có mẹ làm tổng giám đốc một tập đoàn lớn, quen biết giới nghệ sĩ Hàn Quốc, thậm chí bịa chuyện anh trai chết... để tạo lòng tin. Do thương cảm, Huy nhiều lần cho Thùy vay tiền; Duyên cũng chuyển cho Thùy hơn 400 triệu đồng để cho vay, nhờ mua đồ hiệu, đầu tư cổ phiếu, bất động sản... nhưng Thùy tiêu xài cá nhân hết. Huy và Duyên nhiều lần đòi tiền, Thùy tìm cách khất, thậm chí viết cả giấy vay nợ mà vẫn chưa trả.
Bất lực, Huy, Duyên rủ thêm 2 người nữa cùng nhau đến nhà Thùy. Sau một hồi đôi co, nhóm Duyên dùng băng keo trói tay chân của Thùy, nhằm gây sức ép với mẹ Thùy phải trả nợ thay cho con gái. Mẹ Thùy thấy vậy liền báo công an.
Tại tòa, Duyên khai số tiền bị Thùy lừa là khoản tích cóp trong suốt 5 năm đi làm ở Hà Nội, bị cáo không đi cướp, cũng không lên kế hoạch trước về việc trói đối phương, chỉ muốn đến đòi lại tiền, vì quá nóng giận mà phạm tội, mong HĐXX cho hưởng khoan hồng.
HĐXX nêu quan điểm dù Thùy có nợ tiền nhưng các bị cáo cũng không được dùng vũ lực hay đe dọa dưới bất cứ hình thức nào. "Các bị cáo có giấy vay nợ, nếu Thùy không trả thì có quyền lên công an trình báo hành vi lừa đảo. Phải có biện pháp khác, không thể ai cũng đi đòi nợ bằng nắm đấm được", chủ tọa phân tích.
Cuối cùng, từ bị hại bị lừa đảo, Duyên và Huy kéo theo 2 người nữa trở thành bị cáo cướp tài sản. Thùy được xác định là bị hại trong vụ cướp, nhưng đồng thời là bị cáo trong vụ lừa đảo, ngoài án tù còn phải bồi thường số tiền đã chiếm đoạt của Duyên và Huy.
Một vụ án khác, tháng 4.2022, TAND TP.Tuy Hòa (Phú Yên) tuyên phạt 2 năm 6 tháng tù đối với bà Nguyễn Thị Thanh Châu về tội cưỡng đoạt tài sản. Bà Châu cho chị L.T.V vay 30 triệu đồng, nhưng V. mãi không trả. Để siết nợ, bà Châu rủ thêm 2 người đến nhà chị V., lấy đi một số tài sản gồm tủ lạnh, loa, bộ lục bình... với tổng trị giá 5,6 triệu đồng. Ngoài bà Châu, 2 người đi cùng bị tuyên 2 năm 3 tháng tù và 1 năm 6 tháng tù về cùng tội danh.
Cho vay không phải "thích làm gì cũng được"
Điểm chung của các vụ án trên, chủ nợ phạm tội xuất phát từ bối cảnh đã nhiều lần đòi nợ nhưng người vay chưa trả, do đó dùng vũ lực hoặc đe dọa để gây sức ép với đối phương.
Theo luật sư Hà Công Tâm (Đoàn luật sư TP.Hà Nội), không ít chủ nợ còn thiếu hiểu biết pháp luật, cho rằng có thể dùng bất cứ biện pháp gì miễn là đòi được nợ. Điều này khiến nhiều người lâm vào cảnh tù tội.
Đà Nẵng: 3 thiếu niên đánh người dã man để trộm 1 con gà 3 thiếu niên ở TP.Đà Nẵng đánh dã man 2 cha con nạn nhân để trộm... 1 con gà, mang đi bán được 150.000 đồng. Ngày 14.3, Công an Q.Liên Chiểu (TP.Đà Nẵng) cho biết đã bắt được 3 thiếu niên đánh dã man 2 cha con để trộm... 1 con gà, mang đi bán được 150.000 đồng. 3 thiếu niên tham gia...