Đà Nẵng kết hợp xét tuyển và thi trong tuyển sinh lớp 10
Nguyên tắc xét tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông là chỉ xét tuyển đối với các thí sinh tham gia thi tuyển đủ 3 bài thi gồm: Ngữ Văn, Toán và Ngoại ngữ.
Ngày 16/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng cho biết, vừa ban hành kế hoạch tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông năm 2020-2021.
Theo đó, phương thức tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông công lập tại Đà Nẵng năm nay là kết hợp xét tuyển với thi tuyển.
Phương thức tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông công lập tại Đà Nẵng năm nay là kết hợp xét tuyển với thi tuyển. Ảnh: AN
Cụ thể, học sinh thi ba môn gồm: Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ. Trong đó, môn Ngữ văn, Toán theo hình thức tự luận, môn Ngoại ngữ theo hình thức tự luận kết hợp với trắc nghiệm.
Thời gian làm bài thi: môn Ngữ văn, Toán: 120 phút; môn Ngoại ngữ: 90 phút. Về lịch thi thì Sở giáo dục sẽ thông báo cụ thể chậm nhất 30 ngày trước ngày thi môn thi đầu tiên.
Nội dung đề thi trong phạm vi chương trình trung học cơ sở do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, chủ yếu ở lớp 9.
Đề thi bảo đảm nội dung chương trình, chính xác, rõ ràng, phân hoá được trình độ học sinh, phù hợp với thời gian làm bài cho từng môn thi.
Mỗi môn có đề thi chính thức và đề thi dự bị với mức độ tương đương về yêu cầu, nội dung, thời gian làm bài. Mỗi đề thi có hướng dẫn chấm và biểu điểm kèm theo.
Điểm xét tuyển = Điểm Ngữ văn x 2 Điểm Toán x 2 Điểm Ngoại ngữ Tổng điểm kết quả xếp loại hạnh kiểm và học tập của 4 năm học cấp trung học cơ sở Điểm ưu tiên (nếu có).
Về nguyên tắc xét tuyển thì chỉ xét tuyển đối với các thí sinh tham gia thi tuyển đủ 3 bài thi (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ), điểm mỗi bài thi đều lớn hơn 0;
Điểm chuẩn của mỗi trường ở nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 là bằng nhau. Thí sinh được xét tuyển theo nguyện vọng 1 trước, nguyện vọng 2 sau. Nếu đã trúng tuyển nguyện vọng 1 thì không xét nguyện vọng 2.
Xét tuyển theo nguyên tắc lấy điểm từ cao xuống thấp để tuyển đủ chỉ tiêu tuyển sinh.
Về chế độ tuyển thẳng thì có 4 đối tượng tuyển thẳng được quy định như sau: Học sinh là người dân tộc rất ít người, học sinh khuyết tật có giấy xác nhận khuyết tật, học sinh đạt giải (cá nhân, đồng đội) cấp quốc gia, quốc tế trong các cuộc thi, kỳ thi…
Video đang HOT
Nguyên tắc sắp xếp học sinh trúng tuyển vào các ban được thực hiện sau khi học sinh đã trúng tuyển vào trường trung học phổ thông.
Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch phân ban, xếp lớp, báo cáo Sở.
Hội đồng tuyển sinh mỗi trường trung học phổ thông tổ chức họp cha mẹ học sinh và toàn thể học sinh mới trúng tuyển vào trường để phổ biến chủ trương và những vấn đề có liên quan đến việc phân ban.
Hướng dẫn học sinh đăng ký vào một trong 3 ban: ban Khoa học tự nhiên, ban Khoa học xã hội và nhân văn, ban Cơ bản.
Việc tổ chức phân ban tại các trường phải phù hợp với nguyện vọng, năng lực học tập của học sinh, bảo đảm quyền lợi của học sinh và điều kiện của nhà trường.
TẤN TÀI
Tâm hồn nghệ sĩ và giấc mơ bay của nhà khoa học
Trong đoàn bác sĩ Hoa Kỳ tham dự Hội nghị Tim mạch học can thiệp Toàn quốc lần thứ VI tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Ariyana, Đà Nẵng có một bác sĩ trẻ người Việt.
Mai Đinh Tùng với cánh chim sắt chinh phục bầu trời.
Tên anh là Mai Đinh Tùng, học vị tiến sĩ và học hàm phó giáo sư. Hơn thế nữa, anh còn là một phi công huấn luyện bay, một guitarist...
Dấu ấn từ một sự tình cờ
Gần mười năm trước, lần đầu tiên tôi đến Mỹ theo lời mời tham quan học tập của Trung tâm Y khoa Saint Mary, tiểu bang Indiana. Khi tôi đến thăm Wandering Deers Farm (tạm dịch: Lộc Gia Trang) của giáo sư, bác sĩ Thạch Nguyễn tại một khu rừng rộng 72 mẫu ở thành phố Michigan, tiểu bang Indiana có nghe nói về một cậu sinh viên y khoa du học tại Hoa Kỳ, quê ở Đà Nẵng vừa đến đây chơi.
Giáo sư Thạch Nguyễn hỏi tôi: Cậu ấy là con của bác sĩ Mai Quốc Thông ở Đà Nẵng, Phước có biết không? Tôi đáp: Dạ biết!
Bác sĩ Mai Quốc Thông chuyên về lĩnh vực tim mạch khá nổi tiếng, đã có một thời gian giảng dạy ở Đại học Y khoa Huế.
Với tôi, anh vừa là thầy, vừa là bạn. Tuy nhiên, về sau tôi với anh lại học cùng lớp bác sĩ chuyên khoa I và anh làm lớp trưởng. Trong khoảng thời gian học đó, tôi với anh cũng có nhiều kỷ niệm với nhau.
Giáo sư Thạch Nguyễn là một trong những chuyên gia tim mạch hàng đầu của Hoa Kỳ và thế giới. Hằng năm, ông được mời tham dự hội nghị và giảng dạy ở hàng chục quốc gia khác nhau. Năm 2011, Trường Đại học Y Hà Nội trao tặng ông học hàm giáo sư danh dự.
Được biết, trong dịp Hội nghị Tim mạch học can thiệp Toàn quốc lần thứ VI vào 2 ngày 6 - 7/12/2019, Giáo sư Thạch Nguyễn dẫn đầu đoàn bác sĩ Tim mạch Hoa Kỳ sang tham dự. Trong đoàn có một sinh viên y khoa mà gần mười năm trước đã từng đến thăm Lộc Gia Trang.
Chàng sinh viên y khoa năm xưa du học đó, nay đã là Tiến sĩ y khoa, Phó giáo sư Mai Đinh Tùng. Chút dấu ấn từ một sự tình cờ ngày nào đã gợi lên trong tôi một sự tò mò đầy thích thú. Trong lần về tham dự Hội nghị y học này, Mai Đinh Tùng sẽ tham gia báo cáo với đề tài: "Yếu tố nguy cơ tim mạch tiềm ẩn thế kỷ 21".
Mai Đinh Tùng và mẹ.
Tuổi trẻ và khát vọng chân trời mới
Mai Đinh Tùng sinh năm 1986, tại Đà Nẵng. Cha người gốc Tam Kỳ, Quảng Nam, mẹ người gốc Cẩm Lệ, Đà Nẵng. Tuổi thơ của Mai Đinh Tùng trôi qua êm đềm ở một góc phố biển miền Trung hiền hòa, dưới những tàn lá cây mát rượi.
Thuở nhỏ Tùng rất thích nuôi chó, yêu khoa học và khám phá. Khám phá đầu tiên mà Tùng thực hiện và trở thành kỷ niệm tuổi thơ nhớ mãi đến bây giờ là tháo chiếc đồng hồ treo tường để xem có gì trong đó mà các chiếc kim quay được và kêu tích tắc... tích tắc... suốt ngày. Tháo xong, ráp lại thì thấy... thừa nhiều ốc vít và đồng hồ cũng... câm luôn nên bị ba mắng cho một trận.
Ba của Tùng là bác sĩ, má của Tùng là một giảng viên đại học. Nhờ đó, từ nhỏ Tùng đã có một nền tảng giáo dục vững chắc để có thể xây dựng toà lâu đài tri thức sau này.
Năm lớp 11, nhờ vốn liếng tiếng Anh thuộc hàng "top" của trường, Tùng tự tìm tòi, dự tuyển qua mạng Internet và nhận được học bổng giao lưu văn hoá của xứ sở cờ hoa. Tùng sang Hoa Kỳ học lớp 12 và tốt nghiệp tại Trường Trung học Sylacauga (Sylacauga High School), tiểu bang Alabama.
Sau đó Tùng tốt nghiệp cử nhân Hóa sinh tại Đại học San Diego State (San Diego State University), tiểu bang California (năm 2009) để bắt đầu cho sự nghiệp y khoa của mình. Tùng nhận được học bổng nghiên cứu sinh Y khoa tại Đại học Michigan State, tiểu bang Michigan, tốt nghiệp tiến sĩ y khoa năm 2014 và học lấy chứng chỉ sư phạm y khoa tại Đại học Stanfort, tiểu bang California một năm sau đó.
Năm 2016, chàng Tiến sĩ Y khoa Mai Đình Tùng trở thành thành viên hội đồng tuyển sinh Y khoa của Đại học Michigan State. Tuy vậy, Tùng vẫn miệt mài học tập chuyên sâu về lĩnh vực Nội khoa và lần lượt nhận bằng tốt nghiệp bác sĩ nội trú từ 2 Đại học Wayne State và Michigan State.
Đồng thời, Tùng được phong học hàm tương đương với Phó giáo sư tại Đại học Y khoa Michigan State. Bác sĩ Tùng đang làm việc và nghiên cứu tại Bệnh viện Mercy, Springfield, tiểu bang Missouri. Springfield là thành phố lớn thứ 3 của tiểu bang này.
Cộng đồng người Việt ở các tiểu bang Michigan, Misouri không lạ gì bác sĩ trẻ Mai Đinh Tùng trong vai trò người khám bệnh và tư vấn sức khỏe tại các chùa chiền và nhà thờ trong những ngày hội sức khỏe vì cộng đồng.
Nhờ những nỗ lực vượt trội trong chuyên môn và những đóng góp không biết mệt mỏi cho cộng đồng, năm 2018, Mai Đinh Tùng được vinh danh bác sĩ trẻ xuất sắc của Hiệp hội bác sĩ Hoa Kỳ và trở thành ủy viên Hội đồng Bác sĩ Bệnh viện - Hiệp hội Bác sĩ Hoa Kỳ, tiểu bang Missouri.
Năm 2019, Mai Đinh Tùng trở thành thành viên bác sĩ giám định Cục hàng không Hoa Kỳ.
Bác sĩ, Tiến sĩ Y khoa Mai Đinh Tùng.
Bác sĩ, nghệ sĩ và phi công
Năm học lớp 7, tự nhiên thấy "nổi máu" văn nghệ, Tùng xin ba mẹ đi học đàn guitar để đàn hát giải trí sau thời gian học tập căng thẳng. Thời gian đầu đến Hoa Kỳ học giao lưu văn hóa, Tùng "tranh thủ" ghi danh học saxophone và tham gia đội kèn của trường với không ít lần tham gia biểu diễn văn nghệ.
Đàn guitar và kèn saxophone là người bạn đồng hành cùng với Tùng trong cuộc sống xa quê nhà. Mỗi khi thấy bác sĩ Tùng chơi guitar hay sacxophone, ai cũng bảo anh ấy là nghệ sĩ đích thực.
Và điều làm tôi ngạc nhiên đến thích thú khi biết "nghệ sĩ", bác sĩ Tùng còn là một huấn luyện viên phi công và là Giám đốc điều hành của chi nhánh hàng không Mile high Airplane Leasing, LLC.
Giấc mơ bay của bác sĩ Tùng hình thành thời thơ ấu và ẩn sâu trong tiềm thức trẻ con. Đà Nẵng là nơi có sân bay ngay trong lòng thành phố, nên thuở nhỏ Tùng từng dõi theo những cánh chim sắt bay lượn trên đầu để rồi hình thành ước mơ được bay chập chờn trong giấc ngủ. Một ngày nọ, giấc mơ bay trẻ con bước ra khỏi tiềm thức và thúc giục.
Thế là, mặc dù còn năm cuối ở giảng đường y khoa, Tùng vẫn tìm cách thu xếp thời gian ghi danh học bay và tốt nghiệp phi công dân dụng tại trường bay American Aces năm 2015. Ban đầu, Tùng cứ nghĩ học bay cho vui, cho thoả ước mơ tự mình cất cánh và xả stress. Đâu nghĩ có ngày, Tùng trở thành phi công huấn luyện bay cho một hãng hàng không Hoa Kỳ.
Y khoa, nghệ sĩ và... phi công. Là nghề hay là nghiệp hội tụ ở Mai Đinh Tùng một cách thú vị, lắt léo, đan xen, khó hiểu và cũng thật khó mà giải mã. Chỉ biết tất cả như là niềm đam mê và khát vọng vươn lên, bước chân vào những chân trời mới thênh thang của tuổi trẻ.
Khi tôi gửi email liên lạc hỏi Tùng có lời khuyên nào cho các bạn trẻ đang nuôi giấc mơ du học, mặc dù đang rất bận rộn nhưng Tùng đã sớm cho tôi câu trả lời: "Với các bạn chuẩn bị du học, hãy trang bị vốn tiếng Anh thật tốt. Với các bạn đang du học, hãy cố gắng kết bạn với người bản xứ, giao lưu và học hỏi cách suy nghĩ của người nước ngoài".
Tôi nghĩ, đó là lời khuyên chân thành, là kinh nghiệm mà Tùng đã trải qua để có những thành công như ngày hôm nay.
Hữu Phước
Theo giaoducthoidai
Lộ trình thực hiện chương trình mới giáo dục phổ thông mới của Đà Nẵng ra sao? Đà Nẵng cũng đề nghị Đại học Đà Nẵng mở mã ngành đào tạo và đào tạo số giáo viên còn thiếu khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới với tiến độ thực hiện từ nay...