Đà Nẵng: Gỡ vướng kết luận 2852, nhiều dự án bất động sản hồi sinh
Bộ TN&MT vừa có văn bản hướng dẫn xử lý vướng mắc về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất liên quan đến Kết luận 2852/KL-TTCP ngày 02/11/2012 của Thanh tra Chính phủ.
Nhiều doanh nghiệp hy vọng việc gỡ vướng Kết luận 2852 sẽ giúp nhiều dự án hồi sinh
Theo đó, Bộ TN&MT đề nghị TP Đà Nẵng kiểm tra, rà soát các hồ sơ đã cấp giấy chứng nhận, căn cứ vào hồ sơ giao đất, cho thuê đất và căn cứ vào các quy định có hiệu lực tại thời điểm cấp giấy chứng nhận để xác định lại thời gian sử dụng đất.
Đối với trường hợp xác định thời hạn sử dụng đất không đúng quy định của pháp luật đất đai, nhưng người được cấp giấy chứng nhận chưa chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai thì thực hiện thu hồi giấy chứng nhận đã cấp và cấp lại giấy chứng nhận cho người sử dụng đất theo quy định tại điểm d khoản 2 và khoản 3 điều 106 của Luật Đất đai; điểm b khoản 4 khoản 7 và khoản 8 điều 87 của Nghị định 43/2014 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai được sửa đổi bổ sung.
Video đang HOT
Bộ cũng cho biết, với trường hợp người mua đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất cho người mua thứ cấp và đã được giải quyết theo quy định của pháp luật về đất đai thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận không thu hồi giấy chứng nhận đã cấp theo quy định tại điểm d, khoản 2, điều 106 của Luật Đất đai và khoản 5, điều 87 của Nghị định 43.
Đồng thời Bộ TN&MT nhấn mạnh, việc thu hồi giấy chứng nhận chỉ được thực hiện khi và chỉ khi có bản án hoặc quyết định của TAND đã được thi hành theo quy định tại khoản 6 điều 87, Nghị định 43.
Trước đó, liên quan đến Kết luận thanh tra số 2852 của Thanh tra Chính phủ về thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng trong việc chấp hành pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng và một số dự án đầu tư liên quan đến việc sử dụng đất trên địa bàn TP Đà Nẵng, Thanh tra Chính phủ đã chỉ rõ những sai phạm của địa phương trong việc xác định thời gian sử dụng đất ghi trong các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà UBND TP Đà Nẵng đã cấp là không đúng với quy định của Luật đất đai và yêu cầu địa phương xem xét xử lý.
Theo kết luận thanh tra, việc xác định giá thu tiền sử dụng đất; giảm tiền sử dụng đất phải nộp cho các đơn vị và cá nhân gây thất thu ngân sách gần 3.500 tỷ đồng. Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND TP Đà Nẵng chấn chỉnh việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, các thông tin công khai liên quan đến đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất, công trình đầu tư xây dựng và công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất…
Theo tìm hiểu của PV, sau nhiều năm thi hành theo kết luận thanh tra, văn bản số 2852 đã khiến thị trường bất động sản Đà Nẵng mắc kẹt, tất cả các dự án có liên quan không thể triển khai xây dựng, hàng ngàn người dân không được chuyển nhượng các lô đất trên vì được cấp sai thời hạn sử dụng đất.
Các lô đất thương mại dịch vụ, sản xuất kinh doanh đa phần nằm ở quận Hải Châu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn như khu đầu tuyến Sơn Trà – Điện Ngọc, dự án khu Bắc Tượng Đài, các khu đất nhà hàng tiệc cưới ở khu đường 2-9, các khu đất trục đường 30-4 (quận Hải Châu), khu đầu tuyến Sơn Trà – Điện Ngọc, vệt đất ven biển trên đường Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp, Trường Sa, khu dự án Harbour Ville, vệt đất đường Lê Đức Thọ (quận Sơn Trà) và nhiều lô đất lớn khác ở quận Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu….
Không dừng lại ở đó, theo phản ánh của một số doanh nghiệp, kết luận 2852 cũng đã ảnh hưởng lây lan tới các dự án khác bởi đều trong diện bị rà soát sai phạm. Nhiều doanh nghiệp đã tỏ ý dè chừng trong việc lựa chọn dự án đầu tư tại Đà Nẵng, trong khi đó nhiều doanh nghiệp cũng rơi vào cảnh mắc kẹt, đóng băng mọi chiến lược đầu tư kinh doanh đã vạch ra.
Theo tìm hiểu của phóng viên, từ khi thực hiện kết luận 2852/KL – TTCP, Đà Nẵng đã tiến hành rà soát được 1.209 trường hợp có sai phạm tương tự, thu hồi số tiền vi phạm vào ngân sách TP là 861,48 tỉ đồng tương đương 44% tổng số tiền trong kết luận của TTCP, điều chỉnh được 25% số lượng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp không đúng thời hạn.
Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng việc tháo gỡ kết luận 2852 của Thanh tra Chính phủ sẽ tạo điều kiện cho các dự án đầu tư xây dựng trở lại.
Năm 2020, Đất Xanh (DXG) đặt kế hoạch lợi nhuận ròng 1.034 tỷ đồng, giảm 15%
Theo tài liệu ĐHCĐ thường niên, năm 2020, Tập đoàn Đất Xanh (DXG) đặt kế hoạch doanh thu thuần 4.900 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 1.034 tỷ đồng, lần lượt giảm gần 16% và 15% so với kết quả năm 2019.
Cổ tức dự kiến 20% trên mệnh giá. HĐQT sẽ quyết định tạm ứng bằng tiền hoặc cổ phiếu nhưng không vượt quá 10% vốn tại thời điểm chốt danh sách cổ đông.
Năm 2020, DXG tập trung triển khai các dự án đã nhận chuyển nhượng, hoàn thiện các thủ tục pháp lý, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, bán hàng. Đồng thời, HĐQT cho biết sẽ tìm kiếm, phát triển quỹ đất, các dự án, cơ hội đầu tư.
Công ty sẽ đẩy mạnh việc mua và tích lũy những dự án bất động sản có vị trí tốt, đã có mặt bằng hoàn chỉnh, pháp lý rõ ràng; hoàn thiện các thủ tục nhằm chuẩn bị cho chiến lược tập trung và dài hạn.
Trong năm 2019, Đất Xanh đã huy động 875 tỷ đồng từ đợt chào bán ra công chúng, dự kiến sử dụng cho việc phát triển dự án Khu dân cư và tái định cư Nam Rạch Chiếc - Gem Riverside. Tuy nhiên, căn cứ theo tình hình thực tế, Công ty đã thay đổi phương án sử dụng vốn, cụ thể là góp vốn cổ phần tăng vốn cho CTCP Đầu tư kinh doanh bất động sản Hà An để phát triển dự án 92,2 ha ở Long Thành, Đồng Nai; và bổ sung vốn lưu động. Phương án này đã được kiểm toán chấp nhận.
ĐHCĐ dự kiến tổ chức ngày 30/5 tại trụ sở Công ty. Ngoài trình các nội dung báo cáo, kế hoạch kinh doanh, DXG cũng sẽ xin ý kiến cổ đông về việc tiếp tục để Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc năm 2020.
Đất "vàng" nằm bất động, Dopharma tiếp tục thua lỗ Thay vì tập trung vào mảng kinh doanh cốt lõi, Công ty CP Dược phẩm Trung ương 2 (Dopharma) - doanh nghiệp hơn 70 năm tuổi trong ngành dược - đang tập trung phần lớn nguồn lực cho các dự án bất động sản (BĐS). Trong khi các khu đất "vàng" vẫn bất động, quý I/2020, Dopharma tiếp tục chìm trong thua lỗ....