Đà Nẵng đầu tư 23,9 tỷ đồng mua thiết bị, đồ chơi cho trẻ mầm non
Số tiền này dùng để mua trang thiết bị, đồ chơi cho trẻ từ 6-18 tháng tuổi tại các trường mầm non công lập trên địa bàn.
Đà Nẵng chi 23,9 tỷ đồng để đầu tư trang thiết bị, đồ chơi cho các trường mầm non công lập nhằm đón trẻ từ 6-18 tháng tuổi vào học. Ảnh: giaoduc.net.vn
Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng vừa phê duyệt đề án “đầu tư trang thiết bị – đồ chơi cho trẻ từ 6-18 tháng tuổi tại các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố giai đoạn 2018-2019″, với tổng kinh phí gần 23,9 tỉ đồng từ nguồn ngân sách thành phố.
Theo đó, xuất phát từ nhu cầu gửi con của công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, sau thời gian nghỉ sinh mà không có điều kiện chăm sóc trẻ tại gia đình, đề án đầu tư trang thiết bị – đồ chơi cho trẻ từ 6-18 tháng tuổi tại các trường mầm non công lập.
Mục đích để tiếp nhận trẻ từ 6-18 tháng tuổi vào các trường mầm non công lập, giảm bớt ghánh nặng cho công nhân.
Đây được xem là sự quan tâm đúng mực của các cấp chính quyền địa phương, nhằm đảm bảo cơ bản về số lượng và chú trọng chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
Đề án nhằm đầu tư hệ thống trường mầm non có đủ cơ số trang thiết bị cho trẻ từ 6-18 tháng tuổi theo nhóm, đảm bảo đồng bộ với cơ sở vật chất – kỹ thuật.
Trường mầm non thực hiện thí điểm của các quận, huyện để xây dựng hệ thống trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đến năm 2020.
Thông qua việc thực hiện đề án, tăng tỉ lệ huy động trẻ từ 6-18 tháng tuổi ra lớp tại các trường mầm non công lập.
Video đang HOT
Lộ trình thực hiện đề án được phân kỳ trong 2 năm. Năm 2018 thí điểm thực hiện 21 trường mầm non công lập tại địa bàn 7 quận, huyện/68 trường mầm non công lập toàn thành phố, với 47 nhóm lớp từ 12 tháng đến 18 tháng tuổi.
Đầu tư thiết bị cho 117 nhóm, lớp/68 trường mầm non công lập toàn thành phố, làm nền tảng cho các trường trong công tác rà soát và làm quen với việc bố trí không gian phòng nhóm để tiếp nhận trẻ theo độ tuổi cho lộ trình năm tiếp theo thực hiện được thuận lợi và khoa học hơn.
Tổ chức 5 lớp bồi dưỡng cho chuyên viên phụ trách giáo dục mầm non các phòng giáo dục đào tạo, phó hiệu trưởng phụ trách giáo dục trong các trường mầm non công lập, giáo viên nhà trẻ trong các trường mầm non công lập với kinh phí 280 triệu đồng.
Năm 2019 đầu tư thiết bị đại trà cho 44/68 trường mầm non công lập với 55 nhóm lớp thí điểm thu nhận trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi.
Ủy ban nhân dân thành phố giao Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức thực hiện đề án.
Phương thức mua sắm tập trung tại Sở Giáo dục và Đào tạo để đảm bảo đồng bộ trang thiết bị cho trường mầm non.
Sở này cũng sẽ quản lý, điều phối có hiệu quả nguồn lực tài chính, theo dõi, kiểm tra việc phân bổ và sử dụng kinh phí trong ngân sách.
Đồng thời, có biện pháp quản lý, chấn chỉnh kịp thời nếu phát hiện sai trái. Sở Giáo dục và Đào tạo cũng có trách nhiệm tổ chức hội thảo, hội nghị tập huấn cách sử dụng thiết bị và ứng dụng thiết bị vào các hoạt động dạy – học cho các trường mầm non trên toàn thành phố.
Ủy ban nhân dân thành phố cũng giao Ủy ban nhân dân các quận, huyện tiến hành khảo sát hiện trạng cơ sở vật chất của các trường mầm non công lập trên địa bàn để có cơ sở đầu tư cải tạo, nâng cấp cơi nới và mở rộng diện tích nhóm, lớp đảm bảo lộ trình thực hiện đề án.
Và đề xuất chọn từ 2-3 trường mầm non công lập thí điểm tiếp nhận trẻ từ 6 – 18 tháng tuổi vào các trường mầm non công lập bắt đầu từ năm học 2018-2019/
Chủ động và tích cực huy động các nguồn lực khác để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất – kỹ thuật.
Các đơn vị, trường học có trách nhiệm xây dựng kế hoạch dạy học có sử dụng trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi một cách có hiệu quả.
Kịp thời thay thế các bộ phận thiết bị hỏng hóc nhằm tăng thời gian sử dụng thiết bị. Xây dựng kế hoạch bảo quản, sử dụng hiệu quả trong từng năm học, góp phần đưa trang thiết bị vào sử dụng một cách có hiệu quả.
Theo Giaoduc.net
Để trẻ hứng thú học tiếng Anh
Việc cho trẻ mầm non (MN) tiếp xúc với tiếng Anh sẽ giúp cho trẻ làm quen với tiếng Anh một cách nhẹ nhàng, vui vẻ, thoải mái. Có rất nhiều cách giúp trẻ MN làm quen với tiếng Anh thông qua các hoạt động vui chơi như tập hát, đọc thơ, nghe kể chuyện và một số hoạt động khác.
ảnh minh họa
Cho trẻ làm quen với tiếng Anh qua chuyện kể
Theo cô Tô Thị Thanh Vân - Trường MN Thực hành Cao đẳng Sư phạm Trung ương thành phố Hồ Chí Minh: Trẻ MN có thể làm quen với tiếng Anh qua truyện kể. Đây là "món ăn" không thể thiếu cho trẻ trong trường MN. Những cầu truyện ngắn sẽ giúp trẻ rất nhiều trong việc phát triển các kỹ năng. Như việc trẻ làm quen với cách dùng từ, cách miêu tả trong văn học, những ngữ âm, ngữ điệu và đặc biệt là giúp trẻ biết đánh giá các nhân vật trong truyện và trẻ có thể phát triển những câu nói đơn giản.
Và kể truyện bằng tiếng Anh giúp trẻ làm quen với từ vựng, làm quen cấu trúc câu; giúp trẻ phát triển kỹ năng nghe, nói, phát triển trí não (để hiểu được câu chuyện trẻ sẽ chú ý có chủ định, đồng thời trẻ cũng tưởng tượng ra những cảnh là tình tiết của câu chuyện, cung cấp việc suy nghĩ có logic cho trẻ) và trẻ cũng học được nhiều bài học giáo dục bổ ích.
Một việc cũng không kém phần quan trọng là sau mỗi câu chuyện GV nên cho trẻ ôn lại nội dung câu chuyện sau khi kết thúc bằng nhiều hình thức. Với mục đích chơi nhiều hơn học, GV nên lấy hoạt động vui chơi làm phương thức để tiến hành việc cho trẻ là quen với tiếng Anh; còn GV đóng vai trò chủ đạo, là người hướng dẫn và tổ chức.
Sử dụng các trò chơi, các yếu tố chơi một cách thoải mái đối với trẻ, tránh mọi hình thức áp đặt. Ngoài ra cô giáo cũng cần phát huy tính tích cực ham hoạt động và khả năng tự hoạt động của trẻ.
Trên cơ sở hoạt động vui chơi đó trẻ sẽ hiểu được một số mệnh lệnh, hỏi đáp đơn giản và giúp trẻ phát huy khả năng bắt chước, có một phản xạ nhạy bén trong việc bắt chước phát âm tiếng Anh do vậy trẻ có thể phát âm chính xác hơn.
Sử dụng bài hát và trò chơi trong hoạt động cho trẻ làm quen với tiếng Anh
Theo TS. Lại Hải Hà - Phòng Quản lý Nghiên cứu Khoa học - Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương cho biết: Việc sử dụng âm nhạc, cụ thể là các bài hát để cho trẻ làm quen với tiếng Anh là một phương pháp phổ biến và đánh giá cao về tính hiệu quả bởi nó góp phần vào việc giúp trẻ tăng cường khả năng ghi nhớ rất nhanh và có hiệu quả lâu dài. Đặc điểm của các bài hát tiếng Anh đó là giai điệu vui nhộn ca từ đơn giản, dễ nhớ do có sự lặp đi lặp lại về giai điệu, từ, ngữ và câu mà giáo viên muốn truyền đạt.
Một số các bài hát có kết hợp với sự thể hiện động tác tương ứng và biểu cảm khuôn mặt, tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm bằng nhều giác quan của cơ thể, giúp trẻ khắc sâu nội dung cần ghi nhớ.
Bài hát giúp trẻ bớt căng thẳng, tăng sự hứng thú, giúp tập trung và chú ý. Bài hát còn là nguồn tài liệu phong phú giúp ích cho việc mở rộng vốn từ của trẻ. Các bài hát tiếng Anh rất đa dạng về nội dung và chủ đề. Giáo viên có thể dễ dàng lựa chọn và phân loại để phù hợp với mục đích giáo dục đề ra. Lời bài hát không những giúp trẻ cung cấp vốn từ vựng phong phú mà còn hàm chứa nội dung, ý tưởng, cảm xúc, hành động được truyền đạt một cách biểu cảm. Đồng thời bài hát cũng giúp trẻ tiếp cận với tiếng Anh một cách gần gũi, tự nhiên.
Hoạt động cho trẻ MN làm quen với tiếng Anh đang trở thành đề tài nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội. Mặc dù có nhiều nghiên cứu chứng minh khả năng tích cực của trẻ trong việc tiếp nhận một ngôn ngữ mới, nhưng việc lựa chọn sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức phù hợp của giáo viên cho trẻ là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả chất lượng. việc sử dụng phương pháp kể chuyện, bài hát, trò chơi được các nhà giáo dục ghi nhận và đánh giá cao.
Nhờ vào sự phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý và đặc điểm nhận thức của trẻ, trò chơi, bài hát và kể chuyện chính là những phương thức duy trì tối đa sự hứng thú, tập trung và tích cực nhận thức của trẻ, là một gợi ý thích hợp cho các GV trong việc cho trẻ MN làm quen với tiếng Anh.
Theo Giaoducthoidai.vn
Đề xuất miễn học phí cho trẻ học mầm non và học sinh THCS: Lo ngại tính khả thi Đề xuất miễn học phí với trẻ mầm non và học sinh THCS tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố, được coi là tín hiệu tốt nhằm tăng hiệu quả chính sách phổ cập, tạo thuận lợi hơn cho gia đình người học. Tuy nhiên,...