Đà Nẵng cấp phát rau xanh cho người dân trong đêm
Mỗi hộ dân ở nhiều khu dân cư được chia năm củ khoai tây, một miếng bí đỏ, một cải bắp, một cải thảo… trong ngày thứ hai tuyệt đối “không ra khỏi nhà”.
“Mọi người chia cho đều nhé!”, ông Nguyễn Văn Thành, 58 tuổi, Bí thư Chi bộ Chính Trạch 1, phường Tân Chính (quận Thanh Khê), nhắc các thành viên trong Ban điều hành dân cư. “Để tránh trung đông người trong dịch, chúng tôi đi phát từng nhà”, ông Thành nói.
Ông Phạm Hữu Nghiêm, Tổ trưởng dân phố 18, chia đều phần quà cho các hộ dân. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ông Thành cho biết, 18h30 ngày 17/8, chi bộ nhận được rau, củ, quả từ quận chở xuống. Vỉa hè đường Lê Duẩn được chọn làm nơi tập kết tạm. Gần chục người là tổ trưởng, tổ phó, tình nguyện viên trong Ban điều hành khu dân cư được huy động đến chia thành từng phần nhỏ.
Cải bắp và cải thảo bị dập phần ngoài do quá trình vận chuyển, được các tình nguyện viên bóc sạch phần hỏng để “khi đưa đến tay người dân trông sạch sẽ và không cảm thấy khó chịu”. Bí đỏ thì kiểm đếm số lượng quả, sau đó bổ ra từng miếng tương ứng với số hộ trong tổ.
Lúc 21h, những phần rau, củ, quả đầu tiên được các tình nguyện viên cho vào túi nylon, đặt lên xe đẩy, len vào các ngõ ngách sâu phía trong đường Lê Duẩn. Sau khi nhắc nhở người đại diện hộ gia đình nhớ đeo khẩu trang khi ra nhận thực phẩm, tình nguyện viên cho rau củ vào rổ, rá cho người dân để hạn chế tiếp xúc.
Trong căn nhà cấp 4, cụ Lê Thị Chánh, 82 tuổi, chia sẻ niềm vui khi nhận được phần rau xanh. Cụ sống cùng người con trai Dương Đình Trinh, 57 tuổi, bị bệnh mất khả năng lao động. Khi thành phố tạm dừng mọi hoạt động, hai mẹ con không chuẩn bị được gì nhiều. “Chúng tôi sẽ chia số rau này để ăn trong một tuần”, ông Trinh nói.
Cụ Lê Thị Chánh với phần rau, củ, quả vừa được nhận, tối 17/8. Ảnh: Nguyễn Đông.
Video đang HOT
Ở nhà kế bên cụ Chánh, ông Phan Minh Hiệp (50 tuổi), cho biết là lao động tự do, đã thất nghiệp hai tháng nay . “Nhận được hỗ trợ trong lúc dịch bệnh này tôi rất hài lòng. Rau xanh là thứ nhiều người lao động nghèo cần, vì không có tủ lạnh to để dự trữ được nhiều ngày”, ông nói.
Khu dân cư ở tam giác Lê Duẩn, Hoàng Hoa Thám, Lý Thái Tổ, từng phải phong toả cứng 14 ngày hôm 18/6, vì liên quan đến nguồn lây từ TP HCM. Ngoài những hộ mặt tiền kinh doanh ở các con phố sầm uất, cư dân phía trong đa số là lao động phổ thông, từ xe thồ, xích lô, thợ nề…
Ông Phạm Hữu Nghiêm, 62 tuổi, Tổ trưởng dân phố 18, cho biết hai ngày qua khi thành phố thực hiện người dân tuyệt đối không ra khỏi nhà, tổ dân phố đã hỗ trợ một số phần quà cho những người thuê trọ, sinh viên. “Nay có rau từ thành phố phân phát về, chúng tôi chia ngay để người dân cải thiện bữa ăn”, ông nói.
Phía bên kia đường Lê Duẩn, ông Huỳnh Trí Đức, 47 tuổi, Tổ trưởng dân phố 4 phường Chính Gián (quận Thanh Khê) , cũng khẩn trương xếp từng gói rau, củ lên chiếc xe máy để “đi phát ngay trong đêm”. Do đã khuya, nhiều hộ dân đóng cửa im lìm, ông đành quay về để sáng mai phát tiếp.
Tổ 4 có 54 hộ, rau xanh chia đều như nhau, không phân biệt hộ khá giả hay hộ nghèo. “Trước đây thành phố hỗ trợ cho hộ khó khăn thì mình chia khác. Còn đây là hỗ trợ cho tất cả người dân trong tổ khi không được ra đường, nên phải chia đều. Nếu hộ có điều kiện không nhận thì mình sẽ lấy phần đó chia cho hộ khó khăn hơn”, ông Đức nói.
Ông Huỳnh Trí Đức xếp rau, củ, quả trong các túi nylon để đi phát cho dân, lúc 21h30 ngày 17/8. Ảnh: Nguyễn Đông.
22h đêm, trên đường Trần Quốc Toản phía gần sông Hàn, năm thành viên Tổ dân phố 9, phường Phước Ninh ( quận Hải Châu) , tranh thủ chia số cà rốt, bí đỏ, su su, củ dền, bắp cải dưới ánh đèn đường, để kịp phân phát cho 45 hộ trong khu dân cư.
“Tôi cứ nhớ đến thời bao cấp, cũng chia lương thực như thế này. Không kể giờ khuya hay sáng sớm, có đồ lúc nào là chia lúc đó”, bà Đặng Thị Lan, 51 tuổi, tình nguyện viên Tổ Covid cộng đồng nói.
Đà Nẵng tạm dừng tất cả hoạt động từ 8h ngày 16/8 để tập trung xét nghiệm, tách F0 ra khỏi cộng đồng. Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Quảng yêu cầu các địa phương đảm bảo cung ứng lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân.
Trong ngày 17/8, nhiều quận, huyện trên địa bàn đã được nhận rau, củ, quả của các mạnh thường quân tài trợ và gấp rút tổ chức cấp phát, trong đó quận Thanh Khê 23 tấn, Sơn Trà 157 tấn… Số lượng rau, củ, quả này từ nguồn tài trợ của hai tập đoàn (3.600 tấn nông sản) và tỉnh Lâm Đồng (200 tấn); dự kiến cấp phát lần lượt cho người dân từ nay đến 21/8.
Người dân cũng được phát phiếu mua hàng online tại các cửa hàng, siêu thị được phép hoạt động trên từng địa bàn. Họ đăng ký với Tổ cung ứng hàng hóa tại các khu dân cư để mua và nhận hàng thiết yếu tận nhà. Do mới qua hai ngày đầu, nhiều nhà dân đã tích trữ trước đó, nên số người đăng ký chưa nhiều.
Các tình nguyện viên Ban điều hành dân cư tổ 18, phường Tân Chính, len lỏi vào các ngõ nhỏ để phân phát rau, củ cho bà con ngay trong đêm. Ảnh: Nguyễn Đông.
Từ ngày 4/5 đến nay, Đà Nẵng ghi nhận 2.249 ca mắc Covid-19, trong đó riêng đợt dịch từ 10/7 đến nay là 1.999 ca. Trong ngày 17/8, Đà Nẵng ghi nhận 120 ca mắc Covid-19, con số cao nhất tính theo ngày ở thành phố này trong các đợt dịch. Chuỗi lây nhiễm đáng lo ngại nhất hiện nay liên quan đến chợ đầu mối Hoà Cường, khi đã có đến 179 tiểu thương mắc Covid-19, sau 6 ngày.
Vì sao một số lao động tự do tại TP.HCM chưa nhận được tiền hỗ trợ?
Mặc dù đã được đưa vào danh sách nhưng một số lao động tự do chưa nhận được tiền hỗ trợ ảnh hưởng dịch COVID-19 của thành phố.
VTC News nhận được thư của anh Lê Minh Hiếu, ngụ 201/13/1/31 Nguyễn Xí, phường 26, quận Bình Thạnh, TP.HCM phản ánh về việc 59 hộ dân trong khu nhà trọ nơi anh đang sinh sống chưa nhận được tiền hỗ trợ từ TP mặc dù họ đã được UBND phường 26 xác nhận nằm trong đối tượng được hưởng hỗ trợ.
Một khu nhà trọ ở TPHCM
Theo anh Hiếu, những người lao động tự do ở xóm trọ này đa phần là người nhập cư, có đăng ký tạm trú tạm vắng, có những người mất việc làm hơn 2 tháng nay, thậm chí có người trên 3 tháng. "Tôi có gọi cho chủ tịch phường nhưng vị này bảo đến nay tiền chưa giải ngân ", anh Hiếu nói với PV VTC News.
Bà Đỗ Thị Mỹ Duyên làm nghề bán hàng rong. Dịch COVID-19 ập đến, bà phải ở nhà khiến nguồn thu nhập duy nhất của gia đình không còn. Trông chờ vào gói hỗ trợ của nhà nước nhưng "chờ hoài hổng thấy".
"Hai tháng nay, tình hình COVID là tui nghỉ luôn tới giờ, không buôn bán được gì hết mà đứa con cũng không đi làm thêm được, cũng may chủ nhà trọ bớt tiền phòng, cho thêm thực phẩm để ăn", bà Quyên nói.
Ông Lê Thắm, tổ trưởng tổ dân phố 76A, khu phố 6, phường 26, quận Bình Thạnh, nói tổ đã lập danh sách những hộ khó khăn, lao động tự do mất việc gửi UBND phường từ ngày 14/7. "Hiện tại 127 hộ dân, 77 hộ gia đình cho thuê phòng trọ đang gặp nhiều khó khăn trông chờ tiền hỗ trợ" , ông Thắm nói.
Ông Lê Thắm, tổ trưởng tổ dân phố 76A, khu phố 6, phường 26, quận Bình Thạnh.
Trao đổi với VTC News về việc này, ông Lê Minh Hiếu, Chủ tịch UBND phường 26, quận Bình Thạnh cho biết, số người nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 09 của HĐND TP.HCM trên địa bàn phường là khoảng 6.000 trường hợp.
Hiện nay, phường đã giải quyết hỗ trợ trên 3.000 trường hợp, số còn lại phường đã lên danh sách đầy đủ và hiện vẫn đang phải chờ do nguồn kinh phí chưa về kịp. "Phường cũng liên hệ và giải thích cho nhiều người chưa nhận. Có kinh phí về là phường sẽ phát ngay tới người dân. Mình cũng hiểu đang tình hình dịch nên người dân rất nôn nóng nhưng tiền chưa về kịp. Hiện nay quận đã duyệt rồi, danh sách xong xuôi hết, chỉ chờ TP đưa tiền về là phát cho người dân" , ông Hiếu nói.
Ông Hiếu cũng nói, để hỗ trợ người dân gặp khó khăn, phường đã vận động một số mạnh thường quân hỗ trợ thêm lương thực, thực phẩm.
Tại buổi họp báo mới đây, ông Nguyễn Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM khẳng định đã chi trả 100% gói hỗ trợ 886 tỷ đồng đợt 1 cho người dân. Các địa phương đều báo cáo đã chi trả đầy đủ, thậm chí nhiều phường còn cử cán bộ đến tận nhà để trao tiền cho hộ khó khăn ngay trong thời điểm giãn cách.
Hiện TP.HCM đang tiếp tục triển khai hỗ trợ lần 2 với 900 tỷ đồng, ban đầu dự kiến hoàn thành chi trả vào ngày 10/8 nhưng trong cuộc họp báo ngày 10/8, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết sẽ lùi thời gian chi trả đến hết 15/8. Trong gói hỗ trợ lần 2 này, TP sẽ rà soát, bổ sung các đối tượng lao động tự do chưa được nhận hỗ trợ đợt 1. Đặc biệt, những lao động nghèo ở các xóm trọ, có hoàn cảnh thật sự khó khăn cũng có thể được xem xét mà không cần có giấy đăng ký tạm trú. Tuy nhiên, đến hôm nay nhiều người dân nằm trong đối tượng được chi trả chưa nhận được tiền hỗ trợ.
Lao động tự do nhận hỗ trợ Covid-19 không phải về địa phương xin xác nhận Trước phản ánh của người lao động về việc khó nhận hỗ trợ Covid-19 do vướng giấy tờ xác nhận, Hà Nội đã chấp thuận tiếp nhận hồ sơ qua các hình thức như trực tiếp, bưu điện, email, trực tuyến. Lao động tự do tại Hà Nội sẽ không phải về địa phương xin giấy tờ xác nhận. ẢNH HOÀNG PHƯƠNG Đây...